EU có kế hoạch tăng cường mua khí đốt tự nhiên của Nga thông qua các quốc gia sẵn sàng thanh toán tiền mua khí đốt cho Mátxcơva bằng đồng rúp, hãng thông tấn Tass đưa tin, trích dẫn nguồn tin từ Brussels.
“Một cuộc họp khẩn cấp của Nhóm Điều phối Khí đốt đã diễn ra ngày 27/4 do tình hình ở Ba Lan và Bulgaria. Một quyết định tạm thời đã được đưa ra nhằm tăng đáng kể lượng mua khí đốt từ Nga thông qua các kênh còn lại. Điều này sẽ cho phép Ba Lan và Bulgaria mua thêm khí đốt trên thị trường châu Âu. EU đang làm việc với tất cả các đối tác để đảm bảo sự gia tăng nguồn cung cấp khí đốt, chủ yếu là khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG)”, nguồn tin cho biết.
Theo RT, động thái trên được tiến hành nhằm bù đắp nguồn cung cho Ba Lan và Bulgaria sau khi tập đoàn năng lượng khổng lồ Gazprom của Nga thông báo sẽ ngừng cung cấp khí đốt cho 2 quốc gia này vì từ chối thanh toán bằng đồng rúp.
Tháng trước, Nga ra quy định yêu cầu khách hàng từ các quốc gia “không thân thiện” phải mở tài khoản đồng rúp tại một ngân hàng của Nga để chuyển khoản thanh toán tiền mua khí đốt. Các quốc gia được phép thanh toán bằng đơn vị tiền tệ mà họ lựa chọn, nhưng khoản thanh toán của họ sẽ được chuyển đổi thành rúp để gửi đến nhà cung cấp khí đốt. Biện pháp này được áp dụng với những quốc gia đã áp lệnh trừng phạt lên Mátxcơva.
“Về dài hạn, các nước EU sẽ xác định khoảng thời gian cần thiết để bắt đầu giảm thiểu hoặc chấm dứt hoàn toàn việc sử dụng khí đốt từ Nga, và thay thế bằng các nguồn khác. EU sẽ đẩy nhanh quá trình chuyển đổi sang năng lượng xanh”, nguồn tin nói thêm.
Nguồn tin lưu ý rằng, theo ước tính của EU, Ba Lan và Bulgaria sẽ không phải đối mặt với tình trạng thiếu khí đốt trong tương lai gần. Tuy nhiên, Brussels coi việc Mátxcơva chấm dứt cung cấp khí đốt cho Ba Lan và Bulgaria “là sự vi phạm hợp đồng dài hạn của Nga với các nước này”.
Trước đó cùng ngày, hãng tin Bloomberg cho biết đã có ít nhất 10 quốc gia mở tài khoản tiền rúp ở ngân hàng Gazprombank. Trong đó có 4 nước châu Âu đã đáp ứng yêu cầu thanh toán tiền mua khí đốt bằng đồng rúp của Mátxcơva.
Ngày 27/4, Thủ tướng Áo Karl Nehammer thông báo rằng Vienna nhận thấy kế hoạch thanh toán mới là "phù hợp với các điều khoản của lệnh trừng phạt" được áp dụng đối với Mátxcơva.
Bloomberg cũng trích dẫn một nguồn tin của Gazprom cho biết Nga có thể sẽ không cắt nguồn cung khí đốt cho bất kỳ quốc gia nào khác nữa cho đến nửa cuối tháng 5, khi đến hạn thanh toán kì tiếp theo.
Nga phủ nhận việc tận dụng việc xuất khẩu khí đốt tự nhiên như một công cụ để “tống tiền” châu Âu. Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov cho biết: “Nga đã và vẫn là một nhà cung cấp đáng tin cậy, cam kết thực hiện các nghĩa vụ của mình”. Các điều khoản mới về xuất khẩu khí đốt được đưa ra là do “những động thái thù địch chưa từng có nhằm vào Mátxcơva”.
Minh Hạnh
Theo RT
Liên minh châu Âu dựa vào khí tự nhiên của Nga để sưởi ấm nhà, nấu ăn và sản xuất điện ở hầu hết 27 nước thành viên của EU. Giới chuyên gia cảnh báo, việc cố tước bỏ của châu Âu nguồn gas rẻ và dồi dào nhập từ Nga sẽ để lại nhiều hậu quả tiêu cực. Chính một số quan chức EU thừa nhận rằng đột ngột rời bỏ năng lượng Nga sẽ khó khăn, gây ra suy thoái và lạm phát trong nền kinh tế châu Âu.
Trả lờiXóa
Trả lờiXóaKhông có đủ nguồn thay thế trong tương lai gần để tránh một cú sốc kinh tế đáng kể trong mùa đông tới nếu Nga dừng cung cấp khí đốt. Ví dụ thấy rõ nhất là trong tháng 4 vừa qua, Ngân hàng trung ương Đức cảnh báo nền kinh tế nước này có thể suy giảm 2% nếu xung đột Nga-Ukraine còn tiếp tục.