Ngày 27/4, Thủ tướng Ba Lan Mateusz Morawiecki đã ghi nhận thành công của Nga trong việc chống lại các lệnh trừng phạt của phương Tây, bày tỏ lấy làm tiếc về thực tế này.
“Cho đến nay, chúng tôi nhận thấy rằng Nga đang đối phó tốt với các lệnh trừng phạt”, ông Morawiecki trả lời các phóng viên, đồng thời nói thêm rằng để “cải thiện” tình hình này, phía Ba Lan cùng các quốc gia EU sẽ tích cực làm việc để tung ra các lệnh trừng phạt mới.
Hồi đầu tuần, Thủ tướng Ba Lan cũng từng thừa nhận rằng các biện pháp trừng phạt mà EU, Mỹ và các đồng minh của họ áp đặt cho đến nay hầu như không có tác dụng đối với Nga.
“Hãy nhìn vào tỷ giá hối đoái đồng ruble, những gì đang xảy ra với nền kinh tế Nga. Không có gì đặc biệt đang xảy ra”, ông Mateusz Morawiecki nói, cho biết thêm rằng các biện pháp trừng phạt có thể sẽ ảnh hưởng về lâu dài thay vì có hiệu quả ngay lập tức, kêu gọi các biện pháp khác mạnh mẽ hơn nhằm vào ngành năng lượng của Moscow.
Trước khi phía EU liên tiếng thừa nhận việc các lệnh trừng phạt có tác động hạn chế, Moscow đã xác nhận sự thất bại trong kế hoạch của các quốc gia "không thân thiện" nhằm "bóp nghẹt Nga về mặt kinh tế".
"Từng bước một, viện đủ mọi lý do, mà đôi khi cũng chẳng buồn bao biện, họ đưa ra các hạn chế mới”, Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết. Ông nói thêm rằng Moscow đã ngăn chặn thành công cuộc tấn công trừng phạt, chống lại nó và không sụp đổ.
Nga sẽ đáp trả những hạn chế thô bạo và vụng về bằng sự cởi mở hơn đối với tinh thần kinh doanh, quan hệ đối tác trung thực, tôn trọng và sự bảo vệ đáng tin cậy của các chủ doanh nghiệp và các nhà đầu tư có lương tâm, ông Putin nói.
Tổng thống Nga cũng chỉ thị chính phủ tiếp tục thực hiện các biện pháp chống khủng hoảng và tăng cường kiểm soát, đảm bảo thị trường nội địa hoạt động trơn tru.
Trong khi đó, cùng ngày 27/4, Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen thông báo rằng EU đang làm việc “tích cực” về một kế hoạch mới nhằm tấn công Moscow.
“Gói trừng phạt thứ 6 sẽ có hiệu lực. Chúng tôi đang làm việc chuyên sâu về vấn đề này”, bà von der Leyen thông báo. Bà cho biết EU đang xem xét việc trừng phạt dầu mỏ Nga sau khi đã loại bỏ nhập khẩu than như đã thực hiện trong gói trừng phạt thứ 4.
Mặc dù liên tục tuyên bố cứng rắn với Nga, nhưng không thể phủ nhận, EU đang đứng trước nguy cơ khủng hoảng năng lượng, cụ thể là khủng hoảng khí đốt, khi Nga bắt đầu thực hiện động thái cắt nguồn cung khí đốt cho các quốc gia không chịu thanh toán bằng đồng ruble.
Nếu Moscow cắt khí đốt của Đức và Ý trong tương lai, trước khi EU kịp trừng phạt, thì nhiều khả năng khối này sẽ bị “vỡ kế hoạch” ngưng phụ thuộc vào năng lượng Nga, và thậm chí sẽ phải đối mặt với những hệ quả to lớn ngay lập tức, chưa tính tới chuyện lâu dài.
Quỳnh Anh
Theo RT, CNN
sức mạnh của đồng rúp được hậu thuẫn sau khi các nhà xuất khẩu được yêu cầu bán 80% thu nhập ngoại hối. Tiếp đến, việc Tổng thống Vladimir Putin đề nghị các quốc gia nằm trong danh sách "không thân thiện" phải thanh toán hóa đơn nhập khẩu khí đốt Nga bằng đồng rúp sẽ còn thúc đẩy giá trị của đồng nội tệ này hơn nữa.
Trả lờiXóaMoskva nhiều lần khẳng định Nga sẽ thích ứng được tình hình mới và các lệnh trừng phạt không khiến họ thay đổi lập trường. Nga đã đáp trả phương Tây bằng cách cấm xuất khẩu hơn 200 mặt hàng trong lĩnh vực viễn thông, y tế, ôtô, nông nghiệp, kỹ thuật điện và công nghệ đến hết năm 2022. Phó chủ tịch Hội đồng An ninh Nga Medvedev đầu tháng này cảnh báo Moskva có thể chỉ xuất khẩu nông sản tới các quốc gia thân thiện trong tương lai.
Trả lờiXóaTổng thống Nga Putin nêu rõ: “Phương Tây từng bước đưa ra mọi cái cớ, đôi khi không cần bất cứ nguyên nhân gì để áp đặt những hạn chế mới với Nga”, nhưng Moscow đã ngăn chặn thành công “cuộc tấn công trừng phạt”, chống lại điều đó và không sụp đổ. Nhà lãnh đạo Nga cũng chỉ chị cho chính phủ tiếp tục hực hiện các biện pháp chống khủng hoảng và tăng cường kiểm soát, đảm bảo thị trường nội địa hoạt động trơn tru
Trả lờiXóaTrước khi phía EU liên tiếng thừa nhận việc các lệnh trừng phạt có tác động hạn chế, Moscow đã xác nhận sự thất bại trong kế hoạch của các quốc gia "không thân thiện" nhằm "bóp nghẹt Nga về mặt kinh tế". Hãy nhìn vào tỷ giá hối đoái đồng ruble, những gì đang xảy ra với nền kinh tế Nga. Không có gì đặc biệt đang xảy ra
Trả lờiXóaMặc dù liên tục tuyên bố cứng rắn với Nga, nhưng không thể phủ nhận, EU đang đứng trước nguy cơ khủng hoảng năng lượng, cụ thể là khủng hoảng khí đốt, khi Nga bắt đầu thực hiện động thái cắt nguồn cung khí đốt cho các quốc gia không chịu thanh toán bằng đồng ruble.
Trả lờiXóa