Một số nhà phân tích cho rằng, nếu chấm dứt sự phụ thuộc vào nguồn năng lượng Nga, châu Âu sẽ rơi vào tình trạng suy thoái kinh tế, chi phí sinh hoạt của người dân bị đẩy lên cao, lạm phát gia tăng.
Không có tác dụng răn đe lâu dài với Nga
Các chính trị gia châu Âu đang nỗ lực thực hiện các biện pháp gây sức ép buộc Nga phải chấm dứt chiến dịch quân sự ở Ukraine. Chính phủ của hầu hết các nước châu Âu đều cho rằng việc kích động một cuộc xung đột vũ trang với Nga - quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân không phải là điều đúng đắn, vì thế biện pháp khả thi nhất là cố gắng trừng phạt Moscow bằng cách chấm dứt việc nhập khẩu dầu mỏ và khí đốt – vốn là nguồn thu quan trọng của Nga.
Vấn đề nằm ở chỗ chiến thuật này không có tác dụng răn đe với Nga lâu dài vì Moscow có thể xuất khẩu dầu mỏ và khí đốt sang các thị trường bên ngoài châu Âu. Nhiều quốc gia đã từ chối tham gia lệnh cấm vận và trừng phạt thương mại Nga mà phương Tây phát động, thay vào đó chọn cách tiếp cận cân bằng hơn. Một số nhà phân tích cho rằng, nếu chấm dứt sự phụ thuộc vào nguồn năng lượng Nga, chi phí sinh hoạt của người dân tại châu Âu sẽ bị đẩy lên cao, lạm phát gia tăng, trong khi chính phủ các nước châu Âu rất khó đạt được mục tiêu cắt đứt nền kinh tế Nga khỏi thị trường toàn cầu.
Mặc dù Pháp đã lên tiếng ủng hộ lệnh cấm nhập khẩu dầu mỏ Nga, nhưng hầu hết các nước châu Âu vẫn do dự ban hành lệnh cấm này. Nguyên nhân là do châu Âu ngày càng phụ thuộc vào nguồn khí đốt tự nhiên của Nga trong khi kế hoạch thúc đẩy sản xuất nguồn năng lượng tái tạo vẫn chưa rõ ràng. Các chính trị gia châu Âu đã nhiều lần bàn về việc áp đặt những biện pháp trừng phạt mạnh tay hơn với Nga, song vẫn chưa đề cập tới loại bỏ hoàn toàn dầu mỏ và khí đốt Nga.
Tuy vậy, tuần trước, Nghị viện châu Âu đã bắt đầu soạn thảo kế hoạch cấm nhập khẩu hoàn toàn dầu khí của Nga. Tất nhiên, châu Âu vẫn muốn tiến hành kế hoạch đó một cách từ từ. AFP dẫn thông tin từ các quan chức châu Âu cho biết, việc soạn thảo và chuẩn bị cho lệnh cấm như vậy có thể sẽ mất "vài tháng". Điều này có thể khiến Moscow có thêm thời gian để chuẩn bị hậu cần cho việc chuyển hướng xuất khẩu dầu sang các khu vực khác trên thế giới.
Theo các nhà phân tích tại JP Morgan, nếu châu Âu cấm nhập khẩu dầu mỏ Nga ngay lập tức, thì giá dầu trong khu vực và nhiều nơi khác sẽ tăng vọt.
Natasha Kaneva, Trưởng bộ phận Chiến lược Hàng hóa Toàn cầu tại J.P. Morgan nhận định, nếu EU áp đặt gói trừng phạt thứ 6 với Nga liên quan đến chiến dịch quân sự tại Ukraine và quyết định cấm nhập khẩu hoàn toàn dầu mỏ Nga có hiệu lực ngay lập tức thì giá dầu thô Brent có thể tăng đến mức kỷ lục 185 USD/thùng, tăng 63% so với mức giá 113,16 USD ghi nhận ngày 18/4. Động thái này sẽ cắt giảm hơn 4 triệu thùng/ngày trong nguồn cung của Nga. Trung Quốc và Ấn Độ hoặc những bên mua tiềm năng khác sẽ không thể sớm hấp thụ hết lượng dầu đó.
Kinh tế châu Âu lâm nguy
Các nhà hoạch định chính sách cho rằng, lệnh cấm có thể khiến các nền kinh tế châu Âu rơi vào suy thoái. Hungary đã nhiều lần phản đối kế hoạch cấm vận dầu mỏ Nga vì lo sợ lệnh cấm gây khó khăn cho cuộc sống của người dân nước này – vốn có mức sống thấp hơn những nước như Đức hoặc Pháp. Trái lại các nhà hoạch định chính sách của Pháp đang xem xét thời gian hợp lý để ban hành lệnh cấm sau cuộc bầu cử năm nay.
Cuộc khủng hoảng nguồn cung dầu mỏ tại châu Âu nhiều khả năng sẽ không thể được xoa dịu trong một sớm một chiều vì OPEC đã tuyên bố nhóm này không thể gia tăng sản lượng để thay thế dầu của Nga. Châu Âu vẫn chưa thể thuyết phục các thành viên OPEC tham gia trừng phạt hoặc cô lập Nga trên thị trường dầu mỏ. Xung đột Nga-Ukraine dường như không phải là một chủ đề quan trọng đối với OPEC và Saudi Arabia thời gian gần đây đã tuyên bố tăng cường hợp tác với Nga.
Tuy vậy, lệnh cấm chắc chắn sẽ gây tổn thương đối với nền kinh tế Nga. Moscow sẽ cần thời gian để tìm kiếm những khách hàng mới bên ngoài châu Âu. Điều này đồng nghĩa với việc doanh thu từ dầu mỏ của Nga sẽ giảm, ít nhất là về ngắn hạn. Chưa kể các biện pháp trừng phạt tài chính của Mỹ sẽ khiến các thương nhân Nga khó làm ăn kinh doanh trên toàn cầu.
Mặc dù phương Tây cho rằng, họ có thể tạo ra một mặt trận thống nhất nhằm đối phó với một đối thủ tiềm năng, nhưng bên được hưởng lợi lớn nhất có lẽ là Trung Quốc. Bắc Kinh nhiều khả năng sẵn sàng tiếp nhận sản lượng lớn dầu mỏ và khí đốt lớn Nga được chuyển hướng khỏi thị trường châu Âu, thậm chí tìm cách mua với giá ưu đãi, nhà phân tích Ryan McMaken thuộc Viện Mises đánh giá.
Trong khi đó, người dân châu Âu phải chi trả nhiều hơn cho năng lượng, hàng hóa và các dịch vụ khác. Nguy cơ suy thoái cũng gia tăng trên khắp khu vực. Đáng lo ngại hơn là những biện pháp này có thể ảnh hưởng tới các nước nghèo ở châu Phi và châu Á. Nhiều quốc gia trong số đó vẫn phải nhập khẩu dầu mỏ và ngũ cốc của Nga để đảm bảo cuộc sống cho người dân./.
Hồng Anh/VOV.VN (Tổng hợp)
Rõ ràng, với mức độ phụ thuộc như vậy, lệnh cấm vận dầu mỏ đối với nhà cung cấp lớn nhất cho liên minh này sẽ là một thảm họa cho châu lục. Điều này có nghĩa là các cuộc thảo luận được tổ chức vào tuần trước và được các phương tiện truyền thông đưa tin rầm rộ chỉ là một cuộc tập trận về lập trường chính trị. Rõ ràng là từ ngày đầu tiên, một lệnh cấm vận như vậy đã không sớm xảy ra.
Trả lờiXóaNhững gì các quan chức này dường như nói với chúng ta là EU, cũng giống như Ấn Độ hay Trung Quốc - hoặc phần còn lại của châu Âu, thực sự ‘nghiện’ dầu mỏ và nói dễ hơn làm, mặc dù các chính phủ EU đã làm tất cả những gì có thể để kích thích tiêu thụ ít dầu hơn, ít nhất là dưới dạng nhiên liệu ô tô bằng cách khuyến khích điện khí hóa phương tiện giao thông. Do đó, không có gì ngạc nhiên khi bên cạnh kế hoạch 10 đề xuất của Cơ quan Năng lượng Quốc tế về cắt giảm nhu cầu dầu, thì nguồn cung dầu thay thế đang được coi là một biện pháp khắc phục tình hình hiện n
Trả lờiXóachâu Âu phụ thuộc hoàn toàn vào dầu khí nước ngoài, và cụ thể hơn là dầu khí của Nga. Bất chấp những nỗ lực đầu tiên là đa dạng hóa và sau đó tự loại bỏ nhiên liệu hóa thạch, dầu và khí đốt sẽ vẫn là yếu tố cần thiết đối với các nền kinh tế châu Âu. Một kế hoạch gồm 10 đề xuất sẽ khó có thể giúp thay đổi điều đó theo bất kỳ cách nào có ý nghĩa và cũng không phải là điều mà các nhà sản xuất Trung Đông muốn hướng tới khi mà một thị trường cứ tìm mọi cách giảm lượng tiêu thụ dầu của mình
Trả lờiXóaNgay cả lệnh cấm than đá cũng gây ra những hậu quả đáng lo ngại cho các chính trị gia và người dân. Đức và các thành viên EU ở Đông Âu hầu như phần lớn vẫn sản xuất điện từ than đá bất chấp quá trình chuyển đổi sang các nguồn năng lượng sạch hơn kéo dài nhiều năm.
Trả lờiXóaLệnh cấm than đồng nghĩa với việc người tiêu dùng châu Âu sẽ phải gồng mình gánh chịu giá điện cao trong suốt năm nay. giá cao hơn ở các nước sử dụng nhiều than đá sẽ lan rộng khắp EU thông qua hệ thống lưới điện được kết nối tốt. Điều đó sẽ càng khiến châu Âu đau đớn hơn.
Trả lờiXóaChâu Âu đã phải đối mặt với giá năng lượng cao trong nhiều tháng qua do nguồn cung bị hạn chế, và những lo ngại chiến sự Ukraine. Các chính phủ đã và đang triển khai hỗ trợ tiền mặt và giảm thuế cho người dân bị ảnh hưởng. Giá năng lượng cao đã đẩy lạm phát tại 19 quốc gia thành viên sử dụng đồng tiền chung Euro lên mức kỷ lục 7,5%.
Trả lờiXóaNga chiếm khoảng 10% sản lượng dầu toàn cầu. Theo Hãng tin Reuters, nước này đã và đang thiết lập quan hệ chặt chẽ hơn với châu Á và Trung Quốc, quốc gia tiêu thụ năng lượng hàng đầu thế giới, để đa dạng hóa thị trường khỏi thị trường truyền thống ở châu Âu.
Trả lờiXóaMột lệnh cấm dầu Nga toàn diện, ngay lập tức vẫn là điều không thể chấp nhận đối với cường quốc kinh tế Đức. Berlin nói với thành viên khác trong khối rằng họ vẫn sẵn sàng xem xét cắt giảm dầu Nga - ngay cả khi chưa thể từ bỏ nhập khẩu khí đốt - nhưng chỉ trong những điều kiện cụ thể, đang được thảo luận với Ủy ban châu Âu.
Trả lờiXóaMặc dù phương Tây cho rằng, họ có thể tạo ra một mặt trận thống nhất nhằm đối phó với một đối thủ tiềm năng, nhưng bên được hưởng lợi lớn nhất có lẽ là Trung Quốc. Bắc Kinh nhiều khả năng sẵn sàng tiếp nhận sản lượng lớn dầu mỏ và khí đốt lớn Nga được chuyển hướng khỏi thị trường châu Âu, thậm chí tìm cách mua với giá ưu đãi.
Trả lờiXóa