Nghi phạm trong vụ nổ súng tại một trung tâm thương mại ở bang South Carolina, Mỹ ngày 16/4 đã được tòa án cho phép đi làm trong quá trình quản thúc tại gia sau khi nộp khoản tiền bảo lãnh 25.000 USD.
Dẫn thông báo từ tài khoản Twitter của cảnh sát Columbia, kênh truyền hình NBC News đưa tin nghi phạm Jewayne Price phải đeo một thiết bị theo dõi ở cổ chân và không được liên lạc với nạn nhân trong quá trình quản thúc.
Trước đó, vụ nổ súng tại trung tâm mua sắm Columbiana ở Columbia đã khiến 14 người bị thương, trong đó 9 người bị bắn và 5 người khác bị thương ở đầu và chân trong quá trình sơ tán. Các nạn nhân trong độ tuổi từ 15 đến 73 đã được điều trị và xuất viện, ngoại trừ một cụ bà 73 tuổi.
Cùng ngày xảy ra vụ nổ súng, cảnh sát cho hay ba đối tượng đã bị bắt liên quan đến vụ việc song 2 nghi phạm đã được thả.
Cảnh sát trưởng Columbia William Holbrook cho biết đây có thể không phải là hành động bạo lực ngẫu nhiên, mà là vụ đụng độ giữa một nhóm đối tượng có vũ trang biết lẫn nhau. Tuy nhiên, nhiều thông tin chi tiết về vụ việc vẫn chưa được làm rõ.
Cuối tuần qua, trên địa bàn bang South Carolina đã xảy ra một số vụ nổ súng. Sáng 17/4, ít nhất 9 người đã bị thương trong một vụ xả súng tại một câu lạc bộ đêm ở hạt Hampton. Vụ việc đang được Văn phòng cảnh sát trưởng hạt Hampton điều tra.
Bảo Hà/Báo Tin tức
bạo lực sưng đạn tại Mỹ luôn là vấn đề nhức nhối trong xã hội phát triển này. Không biết như thế nào, mà có vẻ như một quốc gia luôn mạnh miệng, tự tin về dân chủ nhân quyền, lại có thể đặt tính mạng con người vào những nguy hiểm như vậy. chừng nào vân nạn bạo lực súng đạn tại Mỹ chưa được giả quyết thì chừng đó tính mạng của những con người nơi đây vẫn đang chập chờ nguy hiểm.
Trả lờiXóaHàng loạt vụ nổ súng dẫn đến cái chết thương tâm của nhiều người dân vô tội diễn ra tại Mỹ trong những ngày gần đây, song đây không phải câu chuyện mới. Bạo lực súng đạn là vấn đề nhức nhối tại "xứ cờ hoa" trong nhiều năm qua. Điều này đặt ra những thách thức lớn cho chính quyền Tổng thống Joe Biden
Trả lờiXóaMỹ là một trong số ít quốc gia trên thế giới quy định quyền sở hữu súng trong Hiến pháp, song siết chặt quản lý súng là một trong những chủ đề gây chia rẽ sâu sắc tại chính trường Mỹ nhiều năm qua. Do có quan điểm trái ngược, đảng Cộng hòa và đảng Dân chủ không thể tìm được tiếng nói chung trong việc thúc đẩy các chính sách về vấn đề này
Trả lờiXóaNhững vụ xả súng liên tiếp mới nhất một lần nữa gióng lên hồi chuông báo động về nạn bạo lực súng đạn tại Mỹ. Điều này tiếp tục đặt ra thách thức lớn đối với chính quyền Tổng thống Joe Biden trong việc tìm ra phương thức hữu hiệu để sớm bịt những "lỗ hổng" trong quản lý súng đạn, đưa nước Mỹ thoát khỏi nỗi ám ảnh kéo dài nhiều năm qua.
Trả lờiXóaVà kiểm soát súng đạn không phải là câu chuyện có thể giải quyết trong ngày một ngày hai ở Mỹ, khi mà vấn đề này vốn là một chủ đề gây chia rẽ nước Mỹ trong nhiều năm qua. Dù việc sở hữu vũ khí là một trong những quyền quan trọng được ghi trong Tu chính án thứ hai của Hiến pháp Mỹ, song trong suốt phần lớn chiều dài lịch sử nước Mỹ, kiểm soát súng luôn trở thành một vấn đề gây chia rẽ hai đảng Dân chủ và Cộng hòa.
Trả lờiXóa