Chia sẻ

Tre Làng

Sự thật về cụ bà vác xi măng và tư duy một bộ phận “tay nhanh hơn não”


Ngày 17/4/2022, cư dân mạng sục sôi sau những hình ảnh, video về cụ bà người dân tộc 60 tuổi vác xi măng thuê. Hầu hết mọi người bày tỏ sự thương cảm với hoàn cảnh của bà cụ khi ở độ tuổi như vậy nhưng vẫn phải lao động vất vả; một số khác có ý trách con cái tại sao không để mẹ già ở nhà nghỉ ngơi, an dưỡng mà vẫn phải đi làm việc nặng nhọc như thế. Tuy nhiên bên cạnh đó, còn có rất nhiều ý kiến cay nghiệt, trái chiều gây ảnh hưởng đến nhiều người, bản thân người trong cuộc và cả chính quyền địa phương.

Cụ bà vác xi măng có căn nhà 2 tầng đang xây.

Tại các bài đăng, các bình luận đều diễn ra đa phần theo chiều hướng tiêu cực như: “Địa phương cụ không nơi nào tạo điều kiện để cụ đỡ vất vả hơn sao? Ai mà ác quá vậy, cho không còn được nữa là bắt làm! Ôi thương cụ quá! Có một nghịch lý mà ai đi làm thuê cũng hiểu là làm nhiều hơn bỏ sức ra nhiều hơn mà không được công nhận thì sẽ trả lương thấp hơn! Điều tôi quan tâm là các lãnh đạo, cán bộ ở những tỉnh này đang sống thế nào?”. Rất nhanh chóng, “Việt Tân”, “Chân trời mới media” cùng đối tượng Phạm Minh Vũ đều ra sức quy chụp hình ảnh cụ bà 60 tuổi thành bản chất của chính sách an sinh xã hội ở Việt Nam, xuyên tạc đến nhiều vấn đề khác như nợ công, tham nhũng,…

Nhiều ý kiến tiêu cực xoay quanh hình ảnh vác xi măng của bà cụ.

Thế nhưng, rất ít người chịu bình tĩnh tìm hiểu thực tế ra sao. Cho tới khi một nhóm bạn trẻ trực tiếp đến gặp cụ bà. Bà tên Ly Đơ De năm nay 62 tuổi, sống tại thôn Tả Gì Thàng, xã Y Tý, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai, cách trung tâm xã khoảng 500m. Gia đình của bà không thuộc diện khó khăn cần hỗ trợ. Đặc biệt, nhà của bác De - ngoài ngôi nhà nấm truyền thống của đồng bào Hà Nhì là ngôi nhà tầng khang trang, kiên cố 3 tầng đang xây dựng, hiện mới đổ xong mái tầng 2. Các con của cụ đều trưởng thành, việc đồng áng được con cái đảm đương cả, bà cụ chỉ ở nhà trông nhà, chăm gà vịt,… Thời gian rảnh, bà cụ buồn chân buồn tay tranh thủ làm thêm công việc bốc vác xi măng, chứ không phải là lao động chính, kiếm sống nuôi gia đình.

Rõ ràng là sự thật không nằm trên mạng xã hội. Những gì chúng ta nhìn thấy chỉ là một phần của cuộc sống, không phải là thực tế. Nhưng mỗi khi có gì đó khác biệt thì rất nhanh chóng chúng ta sẽ thấy các “anh hùng bàn phím”, tay nhanh hơn não. Trạng thái chung của họ là thường tham gia bàn luận các vấn đề theo kiểu chọc ngoáy, chửi mắng bên này, đồng cảm chia sẻ với bên kia, nhưng dù ở bên nào cũng đều thiếu đi cái nhìn khách quan, chính xác. Họ bình luận qua bàn phím một cách thoải mái, không cần quan tâm vấn đề đó đúng hay sai, bởi họ nghĩ mạng xã hội là thế giới ảo. Họ buông những lời lẽ thách thức, ngông cuồng không kiểm soát, không lường trước được hậu quả, kể cả việc có thể gây tổn thương cho người khác, “chém gió” những chuyện không liên quan đến mình hoặc nói những lời hoa văn mỹ miều, cao siêu, thay vì hành động đem đến những điều tốt đẹp cho người khác.

Bình luận uyên tạc của Phạm Minh Vũ.

Phạm Minh Vũ cũng đã rất nhiều lần “mượn gió bẻ măng”, lần này, đối tượng viết: Sẽ là viển vông khi nói tới an sinh xã hội hay nhà nước phúc lợi đang ở đâu? Vì xã hội Việt Nam là xã hội mà nơi đó tài Sản của người Dân bị Cộng lại rồi chia đều cho một đám gọi là “tinh hoa đất nước”. Cho dù thời gian qua, dịch bệnh covid - 19 diễn biến phức tạp đến vậy, nhưng Chính phủ đã đưa ra những phương án giải quyết để hỗ trợ kịp thời với phương châm “Không để ai bị bỏ lại phía sau”. Nghị quyết của Chính phủ hỗ trợ đã đưa ra gói an sinh xã hội lên tới 2,6 tỉ USD với nhiều chính sách hỗ trợ cụ thể cho người nghèo, người lao động bị mất việc làm do ảnh hưởng của dịch COVID-19. Đồng thời với tinh thần truyền thống của dân tộc ta “lá lành đùm lá rách”, trong khi đợi sự hỗ trợ của chính quyền, nhiều nguồn lực xã hội đã chung sức hỗ trợ cho người nghèo, người thuộc nhóm yếu thế. Đã có rất nhiều các điểm phát gạo, mì gói, trứng, dầu ăn, khẩu trang và cung cấp bữa ăn miễn phí, giúp cho người có hoàn cảnh khó khăn, người bán vé số, nhặt ve chai…

Luận điệu xuyên tạc của Phạm Minh được “Việt Tân” đăng tải.

Sự việc cụ bà 60 tuổi vác xi măng được phơi bày, những luận điệu của các đối tượng phản động và các “anh hùng bàn phím” viết ra đã hoàn toàn vô giá trị. Chính vì thế, mỗi người dùng MXH hãy thật thận trọng khi đăng tải thông tin, đừng vì sự thiếu hiểu biết, bốc đồng mà chia sẻ hoặc bình luận những nội dung sai trái. Bản thân mỗi người dùng cần có ý thức ứng xử có văn hóa mới dần loại bỏ được những mặt tiêu cực trên mạng xã hội.

Nguồn: Phù Vân

1 nhận xét:

  1. Phạm Minh Vũ sinh năm 1992 tại Quảng Trị, từng là sinh viên Trường Cao đẳng Phát thanh và Truyền hình 1 tại tỉnh Hà Nam. Không như những sinh viên khác luôn nỗ lực học tập để thành tài, Phạm Minh Vũ lại dành thời gian quý báu để truy cập vào những trang phản động và bị tiêm nhiễm những tư tưởng chống đối, rồi tham gia vào những hoạt động tội lỗi, đi ngược lại những quy định của nhà trường và bị đuổi học. Được sự lôi kéo của các đối tượng thuộc tổ chức phản động “Hội anh em dân chủ của Nguyễn Văn Đài, Phạm Minh Vũ đã tham gia điều hành trang phản động của tổ chức này và liên kết với các đối tượng Đỗ Nam Trung, Lê Thị Phương Anh tham gia vào các hoạt động tụ tập đông người, tuần hành gây rối an ninh trật tự.

    Trả lờiXóa

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog