Chia sẻ

Tre Làng

Thể thao phi chính trị hay là cái lý của kẻ mạnh?

Chỉ vài ngày sau khi Tổng Thống Vladimir Putin ra lệnh "chiến dịch quân sự đặc biệt" vào Ukraina, các nước phương Tây đã nhất loạt trừng phạt Nga về kinh tế và chính trị, các định chế thể thao thế giới liền sau đó đã từ bỏ nguyên tắc trung lập, đứng ngoài các tranh chấp địa chính trị quyết định những biện pháp trừng phạt nặng nề nhằm vào thể thao nói chung cũng như vận động viên Nga.

Vậy, các lý thuyết về tự do - dân chủ - nhân quyền hay là thể thao phi chính trị của thế giới phương Tây vừa rao giảng từ trước tới nay đã thay đổi hay đây chỉ là cái lý của kẻ mạnh?

Năm 1999, khi quốc gia Nam Tư cũ (sau này là Serbia) bị NATO ném bom xâm lược, các cầu thủ Nam Tư thi đấu ở nước ngoài như Mihajlovic và Stankovic lúc đó đang thi đấu cho Lazio cùng nhiều VĐV thể thao khác, đã mặc những chiếc áo mang thông điệp hòa bình, kêu gọi NATO ngừng những hành động chiến tranh tại đất nước của họ. Khi đó, liên đoàn bóng đá thế giới (FIFA) đã ra án phạt với những cầu thủ này với tuyên bố "Thể thao không liên quan đến chính trị" và hành động của những cầu thủ - công dân nước đó phải dừng lại. "Thể thao phi chính trị" cũng được coi là thông điệp xuyên suốt lịch sử hoạt động của FIFA.

Không chỉ có bóng đá, các môn thể thao khác cũng đưa ra thông điệp "thể thao phi chính trị". Nhưng thực tế không phải như vậy.

Trong gần 1 tháng trở lại đây, Wimbledon phát ra thông điệp rằng: Tay vợt số 2 thế giới Medvedev và các tay vợt của Nga và Belarus có thể không được tham dự giải đấu này bởi nước Nga đang tạo ra cuộc xung đột vũ trang với Ukraina. Tới hôm 20/4 mọi thứ được xác nhận, ban tổ chức Wimbledon, giải Grand Slam duy nhất trên sân cỏ sẽ cấm các tay vợt Nga và Belarus thi đấu.

Azarenka (trái) và Medvedev (phải) có khả năng không được dự Wimbledon tổ chức vào 27/6.

Nhưng Hiệp hội quần vợt chuyên nghiệp nam (ATP) và Hiệp hội quần vợt chuyên nghiệp nữ (WTA) cho rằng: "Phân biệt đối xử dựa trên quốc tịch, Wimbledon đã vi phạm thoả thuận với chúng tôi, Wimbledon quy định rằng các tay vợt tham dự dựa trên vị trí bảng xếp hạng ATP. Hành động đi ngược lại quyết định này là khó chấp nhận".

WTA cho biết: "Các tay vợt cá nhân không nên bị phạt hoặc ngăn cản thi đấu bất kể họ tới từ đâu, họ không liên quan tới quyết định của chính phủ nước họ. Đây là sự phân biệt đối xử và nó không công bằng cho những tay vợt rơi vào hoàn cảnh này. "

Navratilova, huyền thoại đơn nữ từng 9 lần vô địch Wimbledon đã phản đối, bà nói: Cấm thi đấu với những người chơi theo cách này không phải là giải pháp tốt, tay vợt không có lỗi. Quần vợt là một môn thể thao dân chủ, không nên dùng chính trị để phá hủy nó".

Tay vợt số 1 thế giới Djokovic cũng lên tiếng phản đối: "Tôi không ủng hộ Wimbledon buộc các tay vợt không liên quan gánh chịu hậu quả. Cấm họ không giải quyết được chuyện gì. Lỗi không nằm ở các tay vợt. Không nên để chính trị can thiệp vào thể thao".

Mới đây nhất, hai tổ chức của quần vợt thế giới là ATP và WTA đã có ý định chống lại quyết định phi lý của ban tổ chức Wimbledon.

Theo 2 tổ chức này: "Các tay vợt dự Wimbledon có thể không được tính điểm trên bảng ATP và WTA nếu lệnh cấm các tay vợt Nga và Belarus được giữ nguyên".

Cựu tay vợt Tim Henman, thành viên BTC Wimbledon xác nhận thông tin ATP và WTA họp bàn cách phản ứng với lệnh cấm của CLB toàn Anh. Ông nói: "Họ có thể sẽ không tính điểm cho Wimbledon để biến giải trở thành một giải biểu diễn. Nhưng, chưa có điều gì được xác nhận vào lúc này, mọi thứ còn mơ hồ".

Mới đây, tay vợt số 2 thế giới Medvedev và tay vợt số 7 thế giới người Nga đã tuyên bố: "Những lý do họ đưa ra hoàn toàn vô lý. Chúng tôi có thể cùng ký cam kết trao toàn bộ tiền thưởng cho các hoạt động nhân đạo tại Ukraina, giúp đỡ những gia đình sau chiến tranh. Chúng tôi muốn chứng minh bản thân là người tốt, giàu lòng trắc ẩn".

Nam Định

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog