Tổng thống Mỹ Joe Biden đã công bố xuất kho khoảng 1 triệu thùng dầu/ngày từ Kho Dự trữ dầu mỏ chiến lược trong 180 ngày cho tới khi Mỹ bổ sung sản lượng và mở rộng hoạt động khai thác.
Ngày 31/3 (theo giờ địa phương), Tổng thống Mỹ Joe Biden đã công bố quyết định xuất kho khoảng 1 triệu thùng dầu/ngày từ Kho Dự trữ dầu mỏ chiến lược (SPR) trong 180 ngày nhằm hạ nhiệt giá nhiên liệu.
Động thái này diễn ra trong bối cảnh cuộc xung đột Nga và Ukraine khiến giá xăng dầu tăng cao.
Nhiều khách hàng đang từ chối nhập khẩu dầu mỏ của Nga, khiến nguồn cung tổng thể trên thế giới ít hơn và nhu cầu tìm kiếm nguồn dầu mỏ từ các nơi khác tăng lên.
Điều này đã khiến chính quyền Tổng thống Biden chịu thêm áp lực, khi trước đó đã phải vật lộn với thực trạng giá cả tiêu dùng tăng cao cũng như sự chỉ trích từ đảng Cộng hòa.
Động thái mới nhất của chính quyền Mỹ diễn ra sau các đợt giải phóng dự trữ dầu trước đó của SPR, bao gồm 30 triệu thùng hồi đầu tháng này.
Một quan chức chính quyền cấp cao nói rằng, những thùng dầu này sẽ đóng vai trò cầu nối cho tới khi Mỹ bổ sung sản lượng và các hoạt động sản xuất khác mà chính quyền mong đợi vào cuối năm nay.
Chính quyền Mỹ đang gây sức ép với các công ty dầu mỏ trong nước để tăng cường hoạt động khai thác trên các vùng đất của liên bang, những nơi đã phê duyệt giấy phép khoan thăm dò nhưng chưa triển khai.
Nhà Trắng cho biết Tổng thống Biden sẽ kêu gọi Quốc hội Mỹ thông qua đạo luật buộc các công ty phải trả phí cho các giếng dầu từ hợp đồng thuê đã không sử dụng trong nhiều năm và trên những khu đất công không có hoạt động khai thác.
Tuy nhiên, dự luật trên sẽ phải đối mặt với những rào cản do đảng Dân chủ chiếm thế đa số sít sao tại Hạ viện, cũng như cần phải vượt qua ngưỡng 60 phiếu ủng hộ tại Thượng viện./.
Bùi Đại Thắng (TTXVN/Vietnam+)
Từ tuần trước ông đã cho thấy động thái khi lệnh cho Ngân hàng TW Nga và các bộ ngành chính phủ tìm ra các biện pháp đẻ chuyển đổi hình thức thanh toán khí đốt thành đồng rúp đối với các quốc gia bị Nga coi là "Không thân thiện"
Trả lờiXóaĐiều này khiến chính quyền tổng thống Biden chịu rất nhiều áp lực từ các phía khi trước đó đã và đang vật lộn với giá cả tiêu dùng tăng cao cũng như chỉ trích nặng nề từ đảng Cộng hòa. Nguồn cung dầu trên nhiều đất nước tăng lê vì từ chối nhận của Nga.
Trả lờiXóaNhà Trắng cũng đã cho biết tổng thống J.Biden sẽ kêu gọi quốc hội Mỹ thông qua đạo luật buộc các công ty phải trả phí cho các giếng từ hợp đồng thuê đã không sử dụng trong nhiều năm và trên những khu đất không có hoạt dộng khai thác. Tuy nhiên vấn đề này sẽ gặp phải với những rào cản rất lớn từ Hạ viện và thượng viện chứ không hề dễ dàng.
Xóaviệc giải phóng kho dự trữ sẽ giúp tái cân bằng thị trường dầu mỏ trong năm nay. Tuy nhiên, kế hoạch này sẽ không giải quyết được vấn đề thâm hụt cơ cấu đối với thị trường toàn cầu. nHi vọng đợt xả kho này sẽ giúp bình ổn giá dầu, nhưng đây không phải là nguồn cung liên tục trong những năm tới. Hi vọng chính quyền Biden sẽ thể hiện sự bất lực thêm lần nào nưa
Trả lờiXóađộng thái này sẽ giúp ổn định giá dầu trong ngắn hạn. Song điều đó không thể bù đắp những thiệt hại đối với xuất khẩu dầu của Nga. Hơn nữa, về lâu dài, việc Mỹ xả kho dự trữ có nghĩa là kho dầu SPR sẽ giảm đáng kể, trong khi đó nhu cầu thường tăng cao trong mùa hè. Điều đó có khả năng khiến giá dầu lại tăng lên.
Trả lờiXóado Chính quyền của Tổng thống Biden có quan điểm rất cứng rắn đối với Moskva, nên việc xả kho SPR được coi là công cụ để giảm bớt tác động đối với người tiêu dùng Mỹ. Trong khi đó, Nga sẽ phải hững chịu nhiều tổn thất kéo dài vì nước này có thể vẫn là quốc gia bị trừng phạt nhiều nhất trên thế giới trong tương lai gần.
Trả lờiXóacác đợt xả kho trước đây không giúp ích gì cho thị trường, tuy nhiên quy mô của đợt xả kho mới nhất này có thể gây tác động lâu dài hơn đến giá dầu toàn cầu. Song tác động thực tế sẽ phụ thuộc vào cách thức xả kho, thông qua bán lẻ trực tiếp hay cho vay.
Trả lờiXóaTheo Bộ Năng lượng, Mỹ hiện nắm giữ khoảng 570 triệu thùng trong kho dự trữ - mức thấp nhất kể từ tháng 5/2002. Việc giải phóng 180 triệu thùng có nghĩa là kho dầu của Mỹ sẽ giảm hơn 30%. Mặc dù có thể giảm giá nhiên liệu trong ngắn hạn, nhưng điều này có thể khiến nhu cầu tăng lên trong dài hạn khi Mỹ cần nạp thêm lượng dầu dự trữ.
Trả lờiXóađợt xả kho này sẽ phần nào giúp giảm bớt tình trạng thắt chặt nguồn cung. Ông cho biết mặc dù sẽ đưa khối lượng Dự trữ Dầu chiến lược của quốc gia xuống mức thấp nhất kể từ những năm 1980, nhưng Mỹ có thể sẽ kêu gọi các quốc gia khác phối hợp hành động. Động thái này sẽ có ý nghĩa hơn đến thị trường.
Trả lờiXóathị trường thực sự cần hạ nhiệt giá dầu khi nguồn cung gia tăng liên tục. Và điều quan trọng, Mỹ là nhà sản xuất có khả năng hành động vì nước này có đủ SPR thặng dư và có sẵn cơ sở hạ tầng để cung cấp 1 triệu thùng dầu/ngày cho các nhà máy lọc dầu trong thời gian ngắn.
Trả lờiXóaGiá dầu tăng cao không thúc đẩy sản xuất nhiều hơn nhưng lại mang đến thách thức cho Mỹ. Tỷ lệ lạm phát đạt mức cao nhất trong 40 năm vào tháng Hai khi giá xăng và dầu tiếp tục leo thang kể từ căng thẳng xung đột giữa Nga và Ukraine. Quá trình giải phóng ổn định từ nguồn dự trữ dầu liên bang sẽ là động thái có ý nghĩa giúp thu hẹp khoảng cách sản xuất trong nước.
Trả lờiXóaViệc giải phóng 180 triệu thùng có nghĩa là kho dầu của Mỹ sẽ giảm hơn 30%. Mặc dù có thể giảm giá nhiên liệu trong ngắn hạn, nhưng điều này có thể khiến nhu cầu tăng lên trong dài hạn khi Mỹ cần nạp thêm lượng dầu dự trữ. Mỹ được IEA coi là nước xuất khẩu dầu ròng. Nhưng tình trạng đó có thể thay đổi thành nhà nhập khẩu ròng trong năm nay do sản lượng phục hồi chậm sau đại dịch COVID-19.
Trả lờiXóaThời gian qua, Nga liên kết với Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu (OPEC) mà dẫn đầu là Ả Rập Xê Út cùng UAE đã tăng cường cắt giảm sản lượng khai thác nhằm đẩy giá dầu lên mức cao. Chính vì thế, việc Mỹ mở kho dự trữ dầu nhằm giúp người dân nước này đối phó giá nhiên liệu cao dẫn đến nhiều chi phí tăng cao ngay trước lễ Tạ ơn và kỳ nghỉ đông vốn nhu cầu đi lại du lịch tăng nhanh.
Trả lờiXóa