Vụ bà Nguyễn Phương Hằng bị bắt đang thu hút sự quan tâm rất lớn từ dư luận trong nước. Trên mạng xã hội những ngày qua, bên cạnh những ý kiến bình luận về công và tội của bà Hằng, xuất hiện một luận điệu, chiêu trò hướng đến tấn công vào hệ thống pháp luật Việt Nam, cụ thể đó là các hành vi đả kích nhằm vào Điều 331 Bộ luật hình sự của tổ chức phản động Việt Tân.
Các thủ đoạn được Việt Tân sử dụng rất tinh vi, có thể kể đến như tạo cuộc khảo sát trên mạng về thái độ của cộng đồng đối với việc bà Hằng bị bắt, khởi tố theo Điều 331 và dẫn dắt dư luận theo hướng phản đối Điều luật này; bên cạnh đó Việt Tân còn tích cực đăng bài để xuyên tạc rằng Điều 331 là một điều luật “phục vụ thủ đoạn của chính quyền cs”…
Thực tế, Điều 331 Bộ luật hình sự quy định về tội Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của nhà nước, quyền lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân luôn là mục tiêu tấn công xóa bỏ của Việt Tân và các đối tượng phản động, cơ hội chính trị. Lý do đơn giản là vì không ít các đối tượng “hành nghề dân chủ” chống Việt Nam bị xử lý theo Điều này. Xóa bỏ điều này là cách để “dọn cỗ” cho con đường chống phá Đảng và Nhà nước Việt Nam. Đó là thủ đoạn chúng ta từng được thấy giống như việc các đối tượng xấu đòi xóa bỏ Điều 117.
Như vậy, sự việc bà Hằng chỉ là cái cớ để Việt Tân và các đối tượng chống đối thực hiện âm mưu, mưu đồ chính trị. Tất nhiên bà Hằng không phải dạng chống đối chính trị như nhiều thành thành phần khác nhưng rõ ràng Việt Tân đang lợi dụng sự chú ý của dư luận với bà Hằng để trục lợi chính trị.
Điều 331 của Bộ luật Hình sự Việt Nam là phù hợp với quy định của luật pháp quốc tế cũng như yêu cầu thực tiễn để điều chỉnh các quan hệ xã hội của Việt Nam, không hề “mơ hồ” như những gì các đối tượng “dân chủ” đang cố tình tô vẽ ra. Khoản 2, Điều 29, Tuyên ngôn Nhân quyền quốc tế năm 1948 khẳng định: “Trong khi hành xử những quyền tự do của mình, ai cũng phải chịu những giới hạn do luật pháp đặt ra, bảo đảm những quyền tự do của người khác cũng được thừa nhận và tôn trọng, những đòi hỏi chính đáng về đạo lý, trật tự công cộng và an lạc chung trong một xã hội dân chủ cũng được thỏa mãn”.
Việt Nam tôn trọng các quyền tự do, dân chủ của tất cả mọi người. Tuy nhiên, tự do, dân chủ phải trong khuôn khổ của pháp luật, tôn trọng quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể khác. Trái với luận điệu xuyên tạc của Việt Tân, từ các quy định của pháp luật áp dụng vào vụ việc liên quan đến bà Nguyễn Phương Hằng, có thể thấy hành vi của bà Hằng đã có dấu hiệu của tội “Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân”.
Nguồn: Thời Phong
Việt Nam mới blog
Việt Nam mới blog
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét