Khoai@
Quan điểm cá nhân của tôi là việc Ba Lan tịch thu một cơ sở ngoại giao của Nga tại Warsaw để "tỏ thiện chí ủng hộ Ukraine" là vi phạm pháp luật quốc tế. Cụ thể là vi phạm Công ước Viên 1961 về quan hệ ngoại giao.
Hôm nay 12/4/2022, báo Dân Trí dẫn nguồn hãng tin RT viết: "Theo hãng tin RT, trong một đoạn video đăng tải trên Twitter ngày 11/4, Thị trưởng Warsaw, Rafal Trzaskowski, cho biết giới chức nước này đã tịch thu một cơ sở ngoại giao bỏ không từ lâu của Nga ở thành phố.
Ngay sau đó Nga đã có Công hàm phản đối.
Đối chiếu với các quy định của Công ước Viên 1961 thì việc Ba Lan tịch thu tòa nhà của Ngoại giao Nga là vi phạm Điều 1, Điều 22, Điều 24, Điều 30 và Điều 45. Cụ thể:
Theo quy định tại Điểm i Điều 1 (giải thích từ ngữ) của Công ước Viên năm 1961 về quan hệ ngoại giao thì:
" i) "Trụ sở của cơ quan đại diện" là toà nhà hoặc bộ phận của toà nhà và đất đai phụ thuộc, không kể người
sở hữu là ai, được dùng vào mục đích của cơ quan đại diện, kể cả nhà ở của người đứng đầu cơ quan đại
diện".
Quy định của Công ước Viên tại Điều 22 quy định rõ:
"1. Trụ sở của cơ quan đại diện là bất khả xâm phạm. Chính quyền Nước tiếp nhận không được vào nơi đó
nếu không có sự đồng ý của người đứng đầu cơ quan đại diện.
2. Nước tiếp nhận có nghĩa vụ đặc biệt thi hành mọi biện pháp thích đáng để ngăn chặn việc xâm nhập hoặc
làm hư hại trụ sở của cơ quan đại diện, việc phá rối sự yên tĩnh hoặc làm tổn hại đến phẩm cách của cơ quan
đại diện.
3. Trụ sở của cơ quan đại diện, đồ đạc và tài sản khác ở trong đó cũng như các phương tiện đi lại của cơ
quan đại diện không thể bị lục soát, trưng dụng, tịch thu hoặc đem xử lý".
Tại điều Điều 24 quy định: "Hồ sơ và tài liệu của cơ quan đại diện là bất khả xâm phạm bất cứ vào lúc nào và bất kỳ để ở đâu.".
Thậm chí, Điều 30 công ước Viên cũng quy định tại sản của viên chức ngoại giao cũng được hưởng quyền bất khả xâm phạm và bảo vệ như trụ sở cơ quan đại diện. Nguyên văn như sau:
"1. Nhà riêng của viên chức ngoại giao cũng được hưởng quyền bất khả xâm phạm và được bảo vệ như trụ sở
của cơ quan đại diện.".
Đặc biệt, Điều 45 Công ước này quy định:
"Trong trường hợp quan hệ ngoại giao giữa hai nước bị cắt đứt hoặc cơ quan đại diện được rút về hẳn hoặc
tạm thời:
a) Nước tiếp nhận, ngay cả trường hợp có xung đột vũ trang, phải tôn trọng và bảo vệ trụ sở cùng với tài sản
và hồ sơ của cơ quan đại diện;
b) Nước cử đi có thể giao việc bảo quản trụ sở của cơ quan đại diện và những tài sản hồ sơ ở trong đó cho
một nước thứ ba mà Nước tiếp nhận có thể chấp nhận được;
c) Nước cử đi có thể giao việc bảo vệ các quyền lợi của mình và của công dân mình cho một nước thứ ba
mà Nước tiếp nhận có thể chấp nhận được.".
Như vậy, dù có "tịch thu để bày tỏ thiện chí với Ukraine: hay vì lý do nào đi nữa thì việc tịch thu trụ sở ngoại giao Nga tại Warsaw là vi phạm pháp luật.
Mời xem loạt ảnh chụp màn hình các điều có liên quan của Công ước Viên 1961 về quan hệ ngoại giao:
Nhận định của tôi cũng giống như của Đại sứ Nga tại Ba Lan Warsaw Sergey Andreyev khi ông cảnh báo việc thu giữ tài sản ngoại giao của Nga ở Warsaw có thể gây ra những hậu quả lâu dài đối với hoạt động ngoại giao của cả hai nước hôm 11/4. Đại sứ Andreyev phát biểu trên đài Channel One hôm thứ Hai: "Chúng tôi cần phải xem xét kỹ quyết định thu giữ tài sản ngoại giao của Nga tại Ba Lan vì rõ ràng việc làm này là vi phạm pháp luật, và sẽ gây ra những hậu quả đối với quan hệ song phương".
Lần này thì Ba Lan rõ là đã hành động quá đáng quá khích rồi. Trụ sở ngoại giao, tài sản ngoại giao là bất khả xâm phạm, điều này đã được luật hóa cả rồi, ai cố ý xâm phạm đó là sai tría, không thể vì Nga và Ukraine căng thẳng mà thích làm gì thì làm, các nước mượn cớ làm gì cũng được
Trả lờiXóa