Khoai@
Xung đột quân sự Nga - Ukraine xảy ra thu hút sự quan tâm chú ý của dư luận. Dưới tác động một chiều, độc quyền của truyền thông phương Tây người ta mới chỉ nhận thấy về mặt hình thức thì có vẻ bên gây chiến là Nga, nhưng ít người nhận ra được nguyên nhân sâu xa dẫn đến cuộc chiến này do Mỹ và phương Tây ép Nga phải tiến hành chiến dịch quân sự ở Donbazz.
Vì thế không có gì là lạ khi các nhà phân tích nói rằng, đó chính là cuộc chiến tranh ủy nhiệm. Kẻ chủ mưu, điều hành cuộc chiến là Mỹ và NATO. Trong trường hợp này, Ukraine chỉ kẻ kẻ được ủy nhiệm và Zelensky chỉ là con rối do Mỹ giật dây.
Những diễn biến thực tế thời gian qua cho thấy, bằng cách cung cấp vũ khí, khí tài quân sự, huấn luyện binh sĩ khắp nơi để đưa vào Ukraine chiến đấu, cộng với bao vây cấm vận mọi mặt từ kinh tế, chính trị, ngoại giao, truyền thông cho đến văn hóa, nghệ thuật, thậm chí là những người khuyết tật cũng trở thành đối tượng cấm vận với Nga... đã cho thấy Mỹ đã quay trở lại chủ nghĩa can thiệp.
Những diễn biến thực tế thời gian qua cho thấy, bằng cách cung cấp vũ khí, khí tài quân sự, huấn luyện binh sĩ khắp nơi để đưa vào Ukraine chiến đấu, cộng với bao vây cấm vận mọi mặt từ kinh tế, chính trị, ngoại giao, truyền thông cho đến văn hóa, nghệ thuật, thậm chí là những người khuyết tật cũng trở thành đối tượng cấm vận với Nga... đã cho thấy Mỹ đã quay trở lại chủ nghĩa can thiệp.
Ngay khi xung đột xảy ra, đã có rất nhiều nhà phân tích nổi tiếng chỉ ra nguyên nhân cuộc chiến xuất phát từ phía Mỹ và NATO và hành động của Nga chỉ đơn giản là buộc phải tự bảo vệ mình khi bị ép vào đường cùng.
Mới đây nhất, Đức Giáo hoàng Francis đã xác quyết mạnh mẽ trên tờ Corriere della Sera của Italia, rằng "NATO sủa trước ngõ nước Nga là nguyên nhân cuộc chiến ở Ukraine"
Corriere della Sera (Tin Chiều) là một trong những tờ báo lâu đời và được đọc nhiều nhất ở Ý, tại chuyên trang Vatican, có đăng bài viết với Tiêu đề Intervista a Papa Francesco: "Putin non si ferma, voglio incontrarlo a Mosca. Ora non vado a Kiev" tạm dịch là: Trả lời phỏng vấn, ĐTC Phanxicô: "Putin không dừng lại, tôi muốn gặp ông ấy ở Mátxcơva. Tôi sẽ không đến Kiev bây giờ"
Trong bài viết này, dư luận thế giới quan tâm nhất là ý kiến của Đức Giáo hoàng Francis về nguyên nhân cuộc chiến ở Ukraina.
Khi được hỏi, nguyên nhân nào dẫn đến cuộc chiến ở Ukraine, Giáo hoàng đã không ngần ngại trả lời rằng, "l’abbaiare della Nato alla porta della Russia". Câu này được dịch ra tiếng Việt là "Tiếng sủa của NATO trước cửa ngõ nước Nga". Đó là nguyên văn câu trả lời của Đức Giáo hoàng.
Như vậy liên hệ giữa câu câu hỏi của phóng viên và câu trả lời của Giáo hoàng thì "Tiếng sủa của NATO trước cửa ngõ nước Nga" là nguyên nhân kích động Putin quyết định tiến hành chiến tranh.
Câu trả lời của Giáo hoàng về nguyên nhân cuộc chiến ở Ukraine là rất quan trọng, bởi nó có thể là chìa khóa để ngăn chặn cuộc xung đột đang đẩy nhân loại vào tình thế ngày càng nguy hiểm này. Tuy nhiên, truyền thông phương Tây đã im bặt hoặc có nhắc đến thì cũng lờ đi hoặc làm nhẹ câu nói quan trọng của Giáo hoàng. Thậm chí ngay cả báo chí Việt Nam không hiểu vì lý do gì mà không đăng tải lại nguyên văn câu nói đó của Đức Giáo hoàng. Rất tiếc là ít tờ báo ở Việt Nam đem được sự thật quan trọng nhất này tới người đọc. Điều đó có nghĩa người đọc vẫn ít nhiều chịu ảnh hưởng và sự dẫn dắt đọc quyền của truyền thông phương Tây.
Theo kế hoạch Giáo hoàng sẽ gặp gỡ Tổng thống Nga Putin và chúng ta có quyền hi vọng vào nỗ lực của Ngài và người đứng đầu nước Nga cho hòa bình. Nhưng như trên đã nói, đây là cuộc chiến tranh toàn diện giữa một bên là Nga và một bên là Mỹ và NATO, cho nên, dù Nga và Giáo hoàng có nỗ lực đến mấy nhưng NATO vẫn tiếp tục "Sủa" thì chuyến đi của Giáo hoàng cũng coi như đổ sông đổ biển.
Vấn đề khủng hoảng Ukraine hiện nay bắt nguồn từ cuộc chính biến xảy vào đầu năm 2014(1), kéo dài đến nay đã 8 năm, vẫn chưa chấm dứt và ngày càng trở nên phức tạp. Đây không chỉ đơn giản là cuộc xung đột giữa lực lượng ly khai với sự hậu thuẫn của Nga và Chính phủ Ukraine ở miền Đông (Donbass) nước này, mà còn là cuộc xung đột giữa các nước lớn ở khu vực châu Âu - Đại Tây Dương, như Nga, Mỹ, NATO; thậm chí, liên quan tới các nước khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
Trả lờiXóaNhìn chung, những tham vọng chính trị, những ý đồ, tính toán từng bước của các bên được định hình rõ nét hơn trong chính bối cảnh cuộc xung đột Nga - Ukraine leo thang căng thẳng. Hơn bao giờ hết, đó là yếu tố khiến cuộc xung đột trở nên khó đoán định. Tuy nhiên, ngày 27/2/2020, việc Ukraine đồng ý tham gia đàm phán với Nga tại Belarus và các vòng đàm phán tiếp theo, đã dấy lên tia hy vọng có thể sớm chấm dứt chiến dịch quân sự của Nga đang diễn ra căng thẳng trên đất nước nà
Trả lờiXóaChiến sự giữa Nga và Ukraine năm 2022 có quy mô lớn hơn so với cuộc khủng hoảng năm 2014 và được xem là cuộc xung đột lớn nhất kể từ khi Chiến tranh lạnh kết thúc, xuất phát từ một số lý do: Một là, cục diện chung trên thế giới đã thay đổi, với việc Mỹ theo đuổi các chính sách “Nước Mỹ trên hết”, “Nước Mỹ trở lại”; Trung Quốc thực hiện chiến lược “phục hưng vĩ đại dân tộc Trung Hoa”, trong khi Nga hiện chưa có một chiến lược mang tính toàn cầu.
Trả lờiXóaSau Chiến tranh lạnh, chúng ta chứng kiến những căng thẳng leo thang trong quan hệ giữa hai cường quốc quân sự hàng đầu thế giới là Mỹ và Nga, đặc biệt trong giai đoạn hiện nay. Mối quan hệ cạnh tranh nhiều hơn hợp tác, đôi khi đứng trước bờ vực đối đầu này đã chi phối mạnh mẽ việc tập hợp lực lượng mới, đồng thời tác động không nhỏ đến chiều hướng quan hệ hợp tác quốc phòng - an ninh trên thế giới, nhất là các quốc gia tầm trung và có vị trí địa - chiến lược quan trọng như Ukraine.
Trả lờiXóaquan hệ giữa Nga và NATO cũng lâm vào khủng hoảng. Sau sự kiện Nga sáp nhập bán đảo Crimea (năm 2014) - nơi có quân cảng chiến lược Sevastopol - NATO đã đình chỉ quan hệ “đối tác vì hòa bình” với Nga, coi Nga là mối đe dọa đối với an ninh khu vực châu Âu. NATO cho rằng, Nga “vi phạm luật pháp quốc tế” khi trực tiếp hoặc gián tiếp hỗ trợ lực lượng ly khai ở Ukraine, sáp nhập lãnh thổ của một nước có chủ quyền vào Nga.
Trả lờiXóaTừ nguyên nhân được Giáo Hoàng đưa ra, chúng ta cũng thấy được một bài học xương máu trong đối ngoại cũng như phát triển kinh tế của đất nước. Để giành lấy vị thế trên trường quốc tế, giữ lấy hào bình mà ông cha ta vì nó mà đổ máu, quốc gia Việt nam ta, với vị thế chiến lược quan trọng, tiếp giáp với nước lớn cần khôn khéo, biết dựa vào sức mình, là ohe trung lập, yêu hào bình.
Trả lờiXóaSau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, ngày càng nhiều nước ở Đông Âu gia nhập NATO, thúc đẩy liên minh mở rộng dần về phía đông, bất chấp sự phản đối của Nga. Năm 2008, NATO bày tỏ ý định trao tư cách thành viên cho Ukraine vào một ngày nào đó trong tương lai xa. Nga coi đây là hành động vượt lằn ranh đỏ, đe dọa an ninh của nước này.
Trả lờiXóaĐã đến lúc những tiếng nói khách quan, trung thực, thành thật phải lên tiếng về sự thật Ukraine nghe lời Mỹ và NATO để rồi phải trả cái giá quá đắt. Đất nước tan hoang Truyền thông phương Tây tẩy trắng ghê quá nên ít người biết được nguyên nhân của xung đột
Trả lờiXóaGiáo hoàng đã nêu quan điểm thì mấy linh mục, giáo dân cũng nên chấn chỉnh lại thái độ của mình Cái gì cũng có cái đúng cái sai, mọi người nên đọc để tham khảo thôi Truyền thông phương Tây tẩy trắng ghê quá nên ít người biết được nguyên nhân của xung đột
Trả lờiXóa