Khoai@
Có vẻ như tiêu hủy hoặc làm mất tác dụng phương tiện chiến tranh của Ukraine là một trong những ưu tiên hàng đầu trong phương thức tác chiến của Nga tại Ukraine. Vì thế, ngay từ khi mới bắt đầu chiến dịch quân sự đặc biệt tại Donbass, chúng ta thường thấy những thông tin Nga phá hủy các kho vũ khí, sân bay quân sự, hệ thống đường sắt để vận chuyển binh lính và vũ khí, các trung tâm huấn luyện, trung tâm chỉ huy quân sự của Ukraine.
Mới nhất, hôm qua 1/5, hãng tin Reuters dẫn lời Bộ Quốc phòng Nga cho biết đã phá hủy kho vũ khí lớn mà Mỹ và NATO cung cấp cho Ukraine trong khu sân bay quân sự tại thành phố Odesa bằng tên lửa Onyx có độ chính xác cao.
Thông tin này đã được phía Ukraine xác nhận. Tuy nhiên Ukraine chỉ xác nhận Nga phá huỷ một đường băng mới xây dựng ở sân bay chính của Odesa và không nói gì đến số vũ khí bị phá hủy. Trong khi Nga nói tấn công bằng tên lửa Onyx thì Thống đốc Odesa Maksym Marchenko nói rằng Nga đã bắn một tên lửa Bastion từ Crimea.
Ngoài việc tuyên bố phá hủy kho vũ khí mà Mỹ và NATO cung cấp cho Ukraine để kéo dài cuộc chiến nhằm làm Nga suy yếu, Bộ Quốc phòng Nga cũng tuyên bố bắn rơi 2 máy bay ném bom Su-25M của Ukraine ở tỉnh Kharkiv trong đêm 30/4.
Vậy vì sao biết rõ vũ khí gửi vào Ukraine sẽ bị Nga phá hủy mà Mỹ vẫn gửi?
Vậy vì sao biết rõ vũ khí gửi vào Ukraine sẽ bị Nga phá hủy mà Mỹ vẫn gửi?
Các phân tích gia cho rằng, Mỹ và NATO biết rõ phần lớn vũ khí đưa vào Ukraine sẽ bị Nga phá hủy, nhưng họ không quan tâm, bởi tất cả sẽ được tính bằng tiền. Trừ Mỹ, các nước thành viên NATO còn lại không những phải trả tiền cho số vũ khí mà họ đã gửi cho Ukraine mà còn phải cùng nhau trả tiền cho số vũ khí mà Mỹ cung cấp cho Ukraine theo tiền lệ Kososvo.
Khi chiến tranh kết thúc, Mỹ sẽ tính tổng số tiền mua vũ khí cung cấp cho Ukraine và chia đều cho các thành viên NATO. Vì thế, dù biết sẽ bị phá hủy, nhưng Mỹ vẫn tiếp tục cung cấp vũ khí cho Ukraine.
Điều này cũng là một phần trả lời cho câu hỏi, vì sao Mỹ không muốn xung đột Nga - Ukraine kết thúc sớm và vì sao thay vì "rút củi đáy nồi" để hạ nhiệt cuộc chiến thì Mỹ lại "thêm dầu vào lửa" bằng cách gia tăng các biện pháp trừng phạt Nga và cung cấp vũ khí, khí tài quân sự cho Ukraine.
Bên có thể rút củi đáy nồi là Nga chứ không phải Mỹ.
Trả lờiXóaKhi Mỹ cấm vận Nga, kéo các nước Nato cấm vận Nga chỉ muốn hạ bệ sức mạnh Nga, tăng độ phủ của đồng đô la, nhưng Mỹ không tính được đến bài Nga đã dùng sức mạnh của đồng rúp để đánh thẳng vào nhu cầu cấp thiết về khí đốt, mũi tên của Nga còn trúng nhiều đích hơn cả Mỹ
Trả lờiXóa