Tự do ngôn luận luôn là thứ “vũ khí” mà phương Tây thường xuyên lợi dụng nhằm gây ảnh hưởng và can thiệp đến các nước, trong đó có Việt Nam. Việt Nam thường xuyên bị các tổ chức đội lốt nhân quyền, các nhà “dân chủ” chọc ngoáy về vấn đề này như là một thủ đoạn để xuyên tạc, chống phá. Đáng buồn cười khi họ lại lấy phương Tây làm thước đo cho tiêu chuẩn về tự do ngôn luận, tự do báo chí… Vậy phương Tây có giới hạn tự do ngôn luận không?
Theo Công ước quốc tế về quyền dân sự và chính trị mà Việt Nam đã tham gia ký kết thì các quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí luôn có “giới hạn” để đảm bảo tuân thủ pháp luật của mỗi quốc gia. Đây là lý do mà thời gian qua, một số kẻ quá khích đã bị cơ quan chức năng bắt giam vì các hành vi chống phá, lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, tổ chức, cá nhân.
Rõ ràng là tự do ngôn luận ở bất cứ quốc gia nào cũng đều giới hạn trong khuôn khổ pháp luật. Điều này nằm trong khuôn khổ việc thực thi quyền con người theo đúng các công pháp và công ước quốc tế mà cộng đồng quốc tế đã thoả thuận với nhau. Mỹ, Pháp, Đức hay Anh… đều có những giới hạn nhất định đối với tự do ngôn luận.
Mỹ và phương Tây luôn chỉ trích nước khác vi phạm tự do ngôn luận, nhưng bản thân ở nước họ thì cũng đang làm điều tương tự. Còn nhớ trong sự kiện Nga – Ukraine mới đây, phương Tây đã “cấm sóng” các hãng truyền thông Nga như là cách để phản đối Nga tiến hành chiến dịch quân sự tại Ukraine. Đó liệu có phải là đảm bảo quyền tự do ngôn luận không, khi mà truyền thông chỉ đưa tin và không liên quan gì đến quân sự, như vậy là đến truyền thông còn không được tự do một cách tuyệt đối.
Nhưng như vậy là ai cũng hiểu rằng động thái trên nhắm đến chặn các hãng tin Nga phát tán các quan điểm trái với ý đồ “tuyên truyền” của phương Tây. Tự do ngôn luận kiểu phương Tây là như vậy đó.
Khi tố Nga “thảm sát” ở Bucha, nước Nga triệu tập Hội nghị tại Liên Hợp Quốc để “thanh minh” nhưng bị từ chối, kết quả là Nga không được phép lên tiếng. Ngay lập tức Liên hợp quốc triệu tập hội nghị bỏ phiếu loại Nga ra khỏi Hội đồng nhân quyền.
Thế mới nói, không ai hiểu tự do ngôn luận ở Việt Nam bằng chính người Việt Nam chúng tôi. Các tổ chức đội lốt nhân quyền chưa đến Việt Nam nhưng lại phán xét vấn đề tự do ngôn luận ở Việt Nam như đúng rồi, thì đó chỉ có thể là bóp méo sự thật một cách trắng trợn.
Như vậy, những kẻ đang muốn đòi hỏi thứ tự do ngôn luận kiểu phương Tây ở Việt Nam cần phải tự thức tỉnh mình.
Nguồn: Thời Phong
Blog Việt Nam Mới
Blog Việt Nam Mới
Pháp luật nước nào chả có ý tứ là tự do trong khuôn khổ pháp luật, ra quốc tế thì quốc gia nào chả bảo là tôn trọng nội bộ mỗi nước thế thì đừng có lấy tiêu chuẩn nước mình đi nói chuyện nước khác. Đá sân ai thì theo luật sân đó
Trả lờiXóa