Khoai@
Thực tình tôi không hiểu vì sao, sau khi các truyền thông loan tin "Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị Mỹ công nhận cộng đồng người Việt Nam tại Hoa Kỳ là dân tộc thiểu số" vào hôm 14/5/2022, thì một số anh chị lại có thái độ dè bỉu. Xin ngắn gọn thế này.
1.
Trước hết, đề nghị của Thủ tường với chính quyền Mỹ thể hiện rõ ràng rằng, đảng và nhà nước luôn coi người Việt Nam định cư ở nước ngoài là một bộ phận không thể tách rời, là máu thịt của Việt Nam; luôn tạo điều kiện để củng cố khối đại đoàn kết dân tộc và giúp đồng bào định cư ở nước ngoài có địa vị pháp lý vững chắc, ổn định cuộc sống ở nước sở tại và đóng góp tích cực vào công cuộc xây dựng đất nước.
2.
Cộng đồng người Việt Nam tại Hoa Kỳ hiện có 2,2 triệu người thuộc đủ các giai tầng trong xã hội, có nhiều đóng góp trong chính quyền và văn hóa của Hoa Kỳ. Tuy nhiên, cùng với đông đảo những người nhập cư từ các quốc gia khác, người Việt tại Hoa Kỳ vẫn bị phân biệt đối xử, không ít trường hợp là nạn nhân của nạn phân biệt chủng tộc, sống trong kỳ thị và có ít tiếng nói trong chính trường, cũng như không có điều kiện để phát triển văn hóa, truyền thống và đặc biệt là ngôn ngữ của dân tộc mình.
3.
Với quy chế là một dân tộc thiểu số của Hoa Kỳ, cộng đồng người Việt tại Hoa Kỳ sẽ có điều kiện và được hỗ trợ kinh phí từ ngân sách để phát triển về văn hóa, truyền thống và đặc biệt là ngôn ngữ của dân tộc mình.
Tại các địa phương có nhiều người Việt Nam sinh sống, trẻ em có thể được học kiến thức bằng tiếng Việt.
Quy chế này cũng đảm bảo cho người Việt Nam quyền sử dụng tiếng Việt tại công sở cũng như tòa án. Ngoài ra, cộng đồng người Việt Nam tại Hoa Kỳ có thể thành lập chương trình phát thanh và truyền hình bằng tiếng Việt.
4.
Nếu được Hoa Kỳ công nhận cộng đồng người Việt là cộng đồng thiểu số tại Hoa Kỳ, thì người Việt tại Hoa Kỳ mới có đầy đủ các quyền bình đẳng với các cộng đồng người nước ngoài ở Mỹ.
Khi được công nhận là dân thộc thiểu số thì người Việt ở Hoa Kỳ sẽ được hưởng các lợi ích được quy định trong điều luật về các cộng đồng dân tộc thiểu số. Chẳng hạn như được cử đại diện của mình vào các Hội đồng Dân tộc thiểu số ở cấp địa phương cũng như cấp trung ương, được bàn những vấn đề liên quan đến dân tộc thiểu số, được giữ nguyên họ và tên đầy đủ theo tiếng mẹ đẻ, có quyền học tiếng mẹ đẻ trong các trường học, có quyền giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa của dân tộc mình.
5.
Cuối cùng, khi đã được công nhận là cộng đồng dân tộc thiểu số, thì dĩ nhiên chính phủ Mỹ sẽ phải dành cho người Việt tại Hoa Kỳ sự tôn trọng như người Mỹ chính gốc chứ không phải là người Mỹ nhập cư. Người Việt tại Hoa Kỳ sẽ không phải nơm nớp mỗi khi chính sách về người nhập cư của Hoa Kỳ thay đổi. Theo đó, câu chuyện "trục xuất người Việt tại Mỹ vi phạm pháp luật" của bao đời Tổng thống Hoa Kỳ sẽ không bao giờ diễn ra.
Như vậy, đề nghị của Thủ tướng Phạm Minh Chính trước hết và chủ yếu là chăm lo cho kiều bào ở Mỹ.
Xét một cách toàn diện, đề nghị của Thủ tướng Phạm Minh Chính là bước đi vì đồng bào vì lợi ích quốc gia dân tộc. Có lẽ đã đến lúc các anh chị còn đang có âm mưu, hoạt động chống phá nhà nước Việt Nam hãy suy nghĩ lại, xóa bỏ hận thù để hướng tới một tương lai tốt đẹp hơn.
Hội nghị cấp cao đặc biệt ASEAN – Hoa Kỳ vừa thành công tốt đẹp, thể hiện mối quan hệ giữa hai bên ngày càng hiệu quả; đảm bảo quyền và lợi ích chính đáng của các bên; phù hợp với xu thế hòa bình, hợp tác, phát triển trên thế giới.
Trả lờiXóaTrong chuyến công tác, Thủ tướng và Đoàn công tác Việt Nam có nhiều hoạt động song phương với Hoa Kỳ. Trong đó hai bên dành cho nhau sự tôn trọng, bình đẳng, xây dựng quan hệ ngày càng đi vào thực chất, chiều sâu, hiệu quả hơn, trên tinh thần tôn trọng, bình đẳng, tin cậy lẫn nhau.
Trả lờiXóaHiện nay có khoảng 5,3 triệu người Việt Nam ở nước ngoài. Trong đó, cộng đồng người Việt Nam tại Hoa Kỳ là đông nhất với 2,2 triệu người và đa dạng, phong phú về ngành nghề, tuổi tác, dân tộc.
Trả lờiXóaCộng đồng người Việt Nam tại Hoa Kỳ có vai trò là cầu nối trong quan hệ giữa Việt Nam – Hoa Kỳ; tham gia đóng góp thực hiện các thỏa thuận giữa hai nước; đóng góp vào phát triển của cả Việt Nam và Hoa Kỳ.
Trả lờiXóaThành công của người Việt Nam tại Hoa Kỳ cũng là thành công của đường lối đối ngoại của Đảng và Nhà nước; đồng thời góp phần quảng bá hình ảnh, đất nước, con người Việt Nam, giá trị Việt Nam trên đất nước Hoa Kỳ; thể hiện thiện chí của Việt Nam trong hợp tác với các nước trên thế giới, trong đó có Hoa Kỳ.
Trả lờiXóaThủ tướng Chính phủ mong muốn cộng đồng người Việt Nam định cư ở Hoa Kỳ nói chung và ở Bờ Đông nói riêng thực hiện tốt quy định, pháp luật sở tại; làm việc, sinh sống, học tập ổn định và ngày càng phát triển; tiếp tục giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc; tiếp tục có đóng góp tích cực hơn cho sự phát triển đất nước và mối quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ vì lợi ích hai nước, nhân dân hai nước và vì hòa bình, phát triển trên thế giới.
Trả lờiXóaTrước đó Thủ tưởng Nguyễn Xuân Phúc cũng từng mượn ca dao tục ngữ phát biểu rằng:"Tôi nhớ một câu ca dao "dù cho núi lở non mòn/Con tằm đến thác vẫn còn vương tơ". Hay "quê hương mỗi người chỉ một, như là chỉ một mẹ thôi. Quê hương nếu ai không nhớ, sẽ không lớn nổi thành người". Tôi nghĩ mỗi bà con kiều bào chúng ta đều mang tâm tư như thế".
Trả lờiXóađất nước đang đặt mục tiêu phát triển nhanh, bền vững, nhằm xây dựng một Việt Nam "đàng hoàng hơn, to đẹp hơn". Để đất nước cđạt được các mục tiêu tăng trưởng thì cần phải phát huy sức mạnh tổng hợp, trong đó không thể không nhắc đến vai trò của 4,5 triệu kiều bào ở nước ngoài.
Trả lờiXóaChính phủ rất vui mừng khi có nhiều doanh nghiệp kiều bào tích cực hợp tác với doanh nghiệp trong nước đưa hàng Việt ra nước ngoài, lượng kiều hối gửi về ngày càng tăng. Không chỉ phát triển về kinh tế, bà con kiều bào còn góp phần quảng bá, đưa văn hoá dân tộc Việt Nam đến với thế giới...
Trả lờiXóaThủ tướng cho biết Đảng, Nhà nước xác định người Việt Nam ở nước ngoài là bộ phận không thể thiếu, không tách rời của cộng đồng dân tộc Việt Nam. "Quê hương mỗi người chỉ một. Gia đình và đất nước tuy hai mà một, tuy một mà hai", Thủ tướng nói. Thủ tướng nhắn nhủ bà con Việt kiều phải cố gắng giữ được bản sắc văn hóa dân tộc, yêu thương tôn trọng lẫn nhau, có tình cảm chân thành với người thân, bạn bè.
Trả lờiXóaNhiều trí thức trẻ sau thời gian dài tu nghiệp ở nước ngoài có mong muốn về quê hương cống hiến. Tuy nhiên do có sự khác biệt về văn hóa, do thời gian dài ở xa Việt Nam nên đa phần trí thức trẻ chọn làm việc ở khu vực tư nhân. Còn nhóm trí thức muốn tham gia trực tiếp vào bộ máy nhà nước lại chưa có điều kiện để tiếp cận những cơ hội làm việc, thông tin về thi tuyển công chức hằng năm"
Trả lờiXóa.Phần lớn trong số 2 triệu người Việt ở Mỹ đều có cái nhìn thiện cảm, tốt đẹp với quê hương. Nhiều người đã về thăm quê, thăm người thân để chứng kiến những bước phát triển kinh tế xã hội từng ngày của đất nước, trở thành động lực tinh thần cho những người khác tiếp tục trở về
Trả lờiXóaThực tình tôi không hiểu vì sao, sau khi các truyền thông loan tin "Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị Mỹ công nhận cộng đồng người Việt Nam tại Hoa Kỳ là dân tộc thiểu số" vào hôm 14/5/2022, thì một số anh chị lại có thái độ dè bỉu. Xin ngắn gọn thế này.
Trả lờiXóaDù trong cộng đồng ấy có một vài con sâu nhưng tổng thể vẫn là người Việt Nam. Lời đề nghị của thủ tướng thể hiện sự quan tâm,bao dung, độ lượng với đồng bào ta ở Mỹ. những đề nghị của Thủ tướng đã được xem xét và suy nghĩ một cách thật kỹ lưỡng
Trả lờiXóa