Khoai@
Mới đây, "nhà sử học" Nguyễn Phước Vĩnh Khánh, là cháu nội 7 đời vua Gia Long bày tỏ mong muốn nhà nước Việt Nam tổ chức ngày lễ cấp Quốc gia có tên "Hưng Quốc Khánh Niệm" tương đương với Quốc giỗ Hùng Vương để "Mừng ngày vua Gia Long lên ngôi, lập ra nhà Nguyễn" vào ngày 1/6 hàng năm. Theo ông Nguyễn Phước Vĩnh Khánh thì vào ngày này, nhân dân cả nước sẽ nghì làm, nghỉ học để nhớ về công ơn của Thế tổ Gia Long.
Trước khi ông Nguyễn Phước Vĩnh Khánh đòi hỏi điều này, Hội đồng Phước tôn nhà Nguyễn (?!) đã đăng đàn nêu bật những "đại công lao" của Vua Gia Long. Theo đó, Vua Gia Long là người có công:
- Thống nhất đất nước sau 245 năm (1557-1802) bị phân ly chia cắt, kể từ các cuộc chiến tranh Trịnh - Nguyễn;
- Lập lại hòa bình cho đất nước sau 31 năm nội chiến ác liệt (1771-1802);
- Mở rộng lãnh thổ;
- Có ý thức mạnh dạn xác lập và thực thi chủ quyền biển đảo, đặc biệt là các quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa;
- Đã xây dựng được tiếng tăm một quốc gia Việt Nam hùng mạnh ở Đông Nam Á'
- Là người khởi đầu thiết kế di sản Đại nội Huế;
- Có những thành tựu văn học lớn với 2 nhà thơ lớn là Nguyễn Du và Nguyễn Công Trữ.
Dựa trên 7 đại công lao này, Hội đồng Nguyễn Phước tộc đề nghị ở Huế nên có một con đường mang tên Gia Long.
Xin nói thẳng, chiêu bài đề nghị Nhà nước tổ chức ngày lễ "Hưng Quốc Khánh Niệm" cấp quốc gia tương đương với ngày Giỗ tổ Hùng Vương và đề nghị UBND TP Huế đặt tên cho một con đường ở thành phố này là một biến tướng của chủ nghĩa xét lại, nhằm viết lại lịch sử dân tộc, phủ nhận công lao của các anh hùng dân tộc, vinh danh những tên bán nước. Đây là một phần quan trọng trong kế hoạch "hạ bệ thần tượng, giật đổ tượng đài" của các thế lực thù địch. Theo kế hoạch này, một mặt chúng "tầm thường hóa" thậm chí thông qua xét lại để hạ bệ, thậm chí kết tội các anh hùng dân tộc, nhưng mặt khác lại sơn phết, tô vẽ để biến những tội đồ của đất nước thành anh hùng dân tộc.
Ngay sau khi những đề xuất "Lật sử" của “nhà sử học” Nguyễn Phước Vĩnh Khánh và Hội đồng Nguyễn Phước phúc tộc được công bố, cộng đồng mạng đã phản ứng rất quyết liệt, nhiều người đã nhận ra đó là âm mưu "xét lại lịch sử".
Không khó để nhận ra phương pháp những người "xét lại lịch sử" sử dụng để đòi hỏi này nọ rất phản khoa học với những tư liệu làm bằng chứng được ngụy tạo tinh vi. Nhưng dù tinh vi đến mức nào đi nữa cũng không thể thay đổi được sự thật "Nguyễn Ánh cõng rắn cắn gà nhà", là kẻ "Rước voi rày mả tổ" và chính ông này đã cắt đất của tổ tiên cho ngoại bang.
Một người bạn thân của tôi đã hỏi rằng, nếu vinh danh Nguyễn Ánh thì chúng ta sẽ phải đối xử như thế nào với người anh hùng dân tộc Quang Trung Nguyễn Huệ?
https://www.trelangblog.com/2022/06/bien-tuong-cua-chu-nghia-xet-lai.html
https://www.trelangblog.com/2022/06/bien-tuong-cua-chu-nghia-xet-lai.html
Việc vinh danh các anh hùng dân tộc là cần thiết, thể hiện sự biết ơn của các thế hệ hôm nay đối với những người có công lao lớn đối với đất nước, qua đó giáo dục truyền thống dựng nước và giữ nước cho các thế hệ mai sau, nhưng cũng không được quên lên án những kẻ phản bội tổ quốc, rước voi rày mả tổ.
Cuối cùng, chiêu bài vinh danh Gia Long cũng không khác là mấy so với chiêu rửa tội cho quân xâm lược Pháp của "Nhà sử học", rằng "Pháp không xâm lược Việt Nam, mà chỉ mượn đường để đánh Trung Quốc" của kẻ xét lại nào đó. Nhưng nếu không cảnh giác, không tôn trọng lịch sử chúng ta sẽ mắc mưu kẻ thù.
Nhìn khổ nhỉ? nhưng mà không thể thương hại mấy giống cỏ dại này được. Tốt nhất là phạt tiền (xử phạt hành chính theo các quy định đã có, và hoàn thiện thêm), để phát ngôn, suy nghĩ và bớt lập mưu mất dạy lại.
Trả lờiXóaChống chủ nghĩa xét lại trong phong trào cộng sản và công nhân quốc tế nói chung, trong cách mạng Việt Nam nói riêng kể từ khi có Đảng, là cuộc đấu tranh không ngừng nghỉ. Nhất là trong tình hình hiện nay, đấu tranh chống các biểu hiện của chủ nghĩa xét lại là góp phần bảo vệ vững chắc nền tảng tư tưởng của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Trả lờiXóaNhững người theo chủ nghĩa xét lại vẫn chấp nhận các lý tưởng cùng nền tảng lý luận cơ bản của Chủ nghĩa Mác-Lênin nhưng phê bình những luận điểm của Mác, Lênin về cương lĩnh, chiến lược và sách lược cách mạng... mà họ cho là không còn phù hợp với hoàn cảnh thực tiễn trên thế giới và ở từng nước.
Trả lờiXóaDù tên gọi, biến tướng có khác nhau nhưng tựu trung, chủ nghĩa xét lại có hai khuynh hướng chính. Chủ nghĩa xét lại “tả khuynh” tìm cách đánh tráo những nguyên lý của Chủ nghĩa Mác-Lênin bằng những quan điểm vô chính phủ, duy ý chí có tính tiểu tư sản, phủ nhận tính tất yếu đấu tranh chính trị của giai cấp công nhân, phủ nhận vai trò của đảng cộng sản và chuyên chính vô sản. Chủ nghĩa xét lại “hữu khuynh” thì đòi bác bỏ Chủ nghĩa Mác-Lênin, muốn thay thế những nguyên lý của Chủ nghĩa Mác-Lênin bằng những quan điểm, cải cách tư sản
Trả lờiXóaĐấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, trong đó có tư tưởng xét lại, để bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng đã trở thành vấn đề cơ bản, hệ trọng, có ý nghĩa sống còn của công tác xây dựng, chỉnh đốn Ðảng. Trước hết, phải thấy rằng theo đà phát triển không ngừng của thực tiễn và khoa học, bất cứ học thuyết nào tự bản thân nó cũng không phải là một hệ thống lý luận giáo điều, và chính Mác cũng đã từng đưa ra câu cách ngôn “Mỗi bước tiến của phong trào thực tiễn còn quan trọng hơn hàng tá cương lĩnh”.
Trả lờiXóaChúng ta là hậu thế nên không thế như các bậc tiền bối coi vua này là chính danh thì vua kia là ngụy. Cần phân định rõ công lao của cả hai triều đại mà Quang Trung và Gia Long là những người lập nên. Không thể có tâm lý nếu coi người này là chính danh thì người kia là phản động, đó là tâm lý đối kháng của những người cùng thời chứ không phải là sự suy xét công tội phân minh của hậu thế. Rõ ràng Gia Long là ông vua đã thống nhất và phân định các vùng, miền đê quản lý gần như ngày nay và đã mở mang bờ cõi rộng gần gấp đôi hiện nay. Khẳng định chủ quyền tại Hoàng Sa, Trường Sa một cách chính thức trên phương diện nhà nước. Công lao của Gia long là rõ ràng, đã bị các nhà sử học cộng sản vùi dập, bóp méo chỉ vì ủng hộ Quang Trung với hình ảnh: anh hùng áo vải. Thế nhưng các nhà sử học đó cố tình lờ đi anh hùng áo vải đó chém giết và áp bức nông dân nhiều nhất, đến nỗi quân QT đi đến đâu dân đen chạy loạn đến đó. Tuy nhiên QT vẫn có công lớn trong việc đánh giặc Xiêm cũng như giặc Thanh.
Trả lờiXóaDo vậy cần phải khách quan và công bằng. Vua Gia Long xứng đáng được đặt tên cho một đường phố lớn!