Các nguồn tin quân sự tiết lộ Ukraine đã cạn kiệt vũ khí do Liên Xô trước đây chế tạo và đang phải phụ thuộc hoàn toàn vào nguồn viện trợ vũ khí từ phương Tây để đối phó với chiến dịch quân sự đặc biệt của Moskva.
Theo hãng tin AFP, từng là một phần của Liên Xô hùng mạnh, quân đội Ukraine và ngành công nghiệp quốc phòng của nước này đã được đào tạo, sản xuất vũ khí dựa theo tiêu chuẩn của Nga, từ các vũ khí cầm tay đến nhiều loại vũ khí hạng nặng như máy bay, xe tăng, lựu pháo. Tuy nhiên, các nguồn tin Mỹ cho biết hơn 3 tháng sau xung đột nổ ra, quân đôi Ukraine đã sử dụng hết kho vũ khí này và nhiều thiết bị đã bị phá hủy trong trận chiến.
Trước đó, trong giai đoạn đầu của chiến dịch quân sự, phương Tây rất thận trọng với việc cung cấp vũ khí cho Kiev do lo ngại điều này tiềm ẩn nguy cơ dẫn đến xung đột giữa NATO và sau đó là Nga. Các quốc gia này cũng sợ rằng bí mật công nghệ vũ khí tiên tiến sẽ rơi vào tay Nga.
Thay vào đó, các đồng minh đã cung cấp cho Ukraine những thiết bị theo tiêu chuẩn của Nga để hỗ trợ quân đội Kiev đối phó với Nga. Mỹ cũng dẫn đầu nỗ lực tìm vũ khí ở các quốc gia khác thuộc Liên Xô cũ để cung cấp đạn dược, các thiết bị phù hợp với nhu cầu của Ukraine.
Nhưng giờ đây, khi kho vũ khí cạn kiệt, các lực lượng của Kiev không còn lựa chọn nào khác ngoài việc sử dụng và học cách sử dụng các loại vũ khí do Mỹ và các đồng minh NATO viện trợ. Điều đó có nghĩa là các binh sĩ Ukraine phải chuyển sang sử dụng các loại vũ khí được chế tạo theo các thông số kỹ thuật của phương Tây mà họ chưa từng sử dụng.
Gạt bỏ những lo lắng trước đây, Mỹ và các đồng minh NATO đang gửi cho Ukraine nhiều loại vũ khí hạng nặng hơn - chẳng hạn pháo phản lực và hệ thống pháo binh cơ động cao HIMARS.
Dưới sự bảo trợ của 40 thành viên Nhóm liên lạc với Ukraine, các quan chức quốc phòng đang phối hợp hỗ trợ để các lực lượng của Kiev nhận được các lô đạn dược, thiết bị và vũ khí một cách liên tục, không bị gián đoạn. Nhưng giới chức Mỹ nhấn mạnh rằng một số vũ khí hiện đại sẽ không được chuyển giao nhanh chóng cho Ukraine, vì các đồng minh muốn đảm bảo rằng quân đội Ukraine sẽ sử dụng chúng một cách an toàn. Điều này cũng hạn chế nguy cơ kho vũ khí dự trữ bị Nga nã tên lửa phá hủy.
Mỹ đang chuyển giao vũ khí cho Ukraine theo từng giai đoạn. Hôm 1/6, Washington đã tuyên bố cung cấp gói viện trợ quân sự mới trị giá 700 triệu USD mới cho Ukraine, bao gồm 4 hệ thống pháo HIMARS, 1.000 tên lửa chống tăng Javelin và 4 trực thăng Mi-17 tiêu chuẩn của Liên Xô. Gói viện trợ cũng bao gồm 15.000 quả lựu pháo, 15 xe bọc thép hạng nhẹ và các loại đạn dược khác.
“Chúng tôi cố gắng duy trì nguồn cung vũ khí ổn định”, một quan chức khác của Mỹ cho biết.
Ukraine đã liên tục kêu gọi Mỹ chuyển giao hệ thống pháo phản lực HIMARS cho nước này, nhưng Washington nói sẽ chỉ chuyển giao loại vũ khí này khi binh sĩ Ukraine nắm rõ cách sử dụng.
Hôm 9/6, Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Mỹ, Tướng Mark Milley, cho biết ngoài việc chuẩn bị gửi 4 hệ thống HIMARS cho Ukraine, việc đào tạo binh sĩ vận hành chúng đòi hỏi một quá trình kéo dài vài tuần có thể làm chậm quá trình chuyển giao.
“HIMARS là một hệ thống tầm xa rất phức tạp. Chúng tôi muốn chắc chắn rằng binh sĩ Ukraine biết cách sử dụng hệ thống này hiệu quả. Nếu họ sử dụng hệ thống này đúng cách, chúng sẽ có tác dụng rất hiệu quả trên chiến trường”, ông Milley nói.
Tuy nhiên, theo một quan chức Mỹ, Washington chưa sẵn sàng gửi máy bay không người lái chiến thuật Grey Eagle (Đại bàng xám) tới Ukraine vì lo ngại chúng có thể được sử dụng để tấn công sâu vào bên trong lãnh thổ Nga, một động thái có thể có nguy cơ kéo Washington vào xung đột trực diện với Moskva.
Hải Vân/Báo Tin tức (Theo AFP)
Hơn 3 tháng kể từ khi xung đột nổ ra, kho vũ khí của quân đội Ukraine đã được sử dụng hết hoặc bị phá hủy trong các cuộc giao tranh, nguồn tin quân sự Mỹ cho biết, theo France24.Từng là một phần trong Liên Xô, quân đội Ukraine và ngành công nghiệp quốc phòng của nước này được đào tạo, sản xuất vũ khí theo tiêu chuẩn Nga, từ các vũ khí cầm tay cho đến vũ khí hạng nặng như máy bay, xe tăng, lựu pháo.
Trả lờiXóaHôm 6.6, quân đội Nga thông báo phá hủy nhà máy cơ khí luyện kim ở tỉnh đông bắc Kharkiv, nơi được cho là chuyên sửa chữa xe thiết giáp của quân đội Ukraine. Hồi tháng 4, Cộng hòa Czech tuyên bố nước này sẽ sửa xe tăng và phương tiện quân sự hư hỏng cho Ukraine. Tuy nhiên, việc đưa xe bọc thép sang sửa chữa ở CH Czech và đưa các vũ khí này quay trở lại chiến đấu mất rất nhiều thời gian. Ngược lại, Nga có ưu thế về ngành công nghiệp quốc phòng, có thể thay thế phụ tùng vũ khí ngay tại chiến trường, bao gồm cả động cơ xe tăng.
Trả lờiXóaHiện tại, các lực lượng Ukraine không còn lựa chọn nào khác ngoài việc chuyển sang sử dụng vũ khí của Mỹ và NATO. Điều này đặt ra một số lo ngại, rằng liệu các binh sĩ Ukraine có thể sử dụng vũ khí phương Tây một cách hiệu quả chỉ trong vài tuần huấn luyện hay không, cũng như nguy cơ các công nghệ vũ khí nhạy cảm rơi vào tay Nga.
Trả lờiXóaDưới sự bảo trợ của 40 thành viên trong Nhóm liên lạc với Ukraine, các quốc gia đồng minh đang phối hợp hỗ trợ để các lực lượng Ukraine nhận được vũ khí, đạn được, thiết bị một cách liên tục, không bị gián đoạn. Nhưng giới chức Mỹ nhấn mạnh rằng, một số vũ khí hiện đại sẽ không được chuyển giao nhanh cho Ukraine, vì các đồng minh muốn đảm bảo rằng quân đội Ukraine sẽ sử dụng cẩn thận, không phung phí
Trả lờiXóaMỹ và đồng minh cũng không muốn chứng kiến các vũ khí chuyển cho Ukraine được chất đầy trong kho và bị Nga nã tên lửa phá hủy. Trong gói hỗ trợ mới nhất trị giá 700 triệu USD, Mỹ cung cấp cho Ukraine các hệ thống pháo phản lực phóng loạt HIMARS, 1.000 tên lửa chống tăng Javelin và 4 trực thăng Mi-17. Gói hỗ trợ còn bao gồm 15.000 đạn pháo, 15 xe bọc thép hạng nhẹ và đạn súng trường.
Trả lờiXóaTrong thời gian tới, giới chức Mỹ sẽ cân nhắc về việc cung cấp cho Ukraine các máy bay không người lái vũ trang MQ-1C Gray Eagle. MQ-1C Gray Eagle hiện đại hơn nhiều so với mẫu UAV Bayraktar TB2 mà Ukraine mua của Thổ Nhĩ Kỳ. Mỗi chiếc MQ-1C có thể mang theo tối đa 8 tên lửa hoặc 4 quả bom hạng nhẹ, khả năng hoạt động liên tục trong 25 giờ
Trả lờiXóakhi kho vũ khí cạn kiệt, các lực lượng của Kiev không còn lựa chọn nào khác ngoài việc sử dụng và học cách sử dụng các loại vũ khí do Mỹ và các đồng minh NATO viện trợ. Điều đó có nghĩa là các binh sĩ Ukraine phải chuyển sang sử dụng các loại vũ khí được chế tạo theo các thông số kỹ thuật của phương Tây mà họ chưa từng sử dụng.
Trả lờiXóaHơn 3 tháng kể từ khi xung đột nổ ra, kho vũ khí của quân đội Ukraine đã được sử dụng hết hoặc bị phá hủy trong các cuộc giao tranh, nguồn tin quân sự Mỹ cho biết, theo France24.Giới chức Ukraine từng nói lên sự thật rằng ngành công nghiệp quốc phòng của nước này đã tê liệt hoàn toàn. Nguyên nhân do Nga liên tục giáng đòn phá hủy các nhà máy sản xuất vũ khí, cơ sở bảo trì xe bọc thép trên lãnh thổ Ukraine.
Trả lờiXóa