Hãng truyền thông kỹ thuật số The Hill của Mỹ nhận định: cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu đã buộc Mỹ và châu Âu phải tìm kiếm một thỏa hiệp với Nga.
Trong một bài báo cho The Hill, tác giả William Moloney viết rằng các nước phương Tây đã nhận ra là các biện pháp trừng phạt và cô lập Nga không mang lại hiệu quả như mong muốn, thậm chí còn gây hiệu ứng ngược.
William Moloney cho biết: "Các biện pháp trừng phạt Nga đang làm tổn thương nền kinh tế phương Tây nhiều hơn. Đồng rúp đạt mức cao nhất trong hai năm vào tháng 5, đồng thời xuất khẩu nông sản và năng lượng của Nga mang lại doanh thu kỷ lục cho Moscow".
Theo tác giả, Washington đã thất bại trong việc tập hợp toàn thế giới chống lại Moscow. Như vậy, trong số 195 quốc gia, chỉ có 65 quốc gia đồng ý tham gia chế độ trừng phạt của Mỹ. Trong khi đó, những gã khổng lồ như Trung Quốc, Ấn Độ, Brazil, Mexico và Indonesia đã từ chối tham gia cuộc chiến kinh tế này.
Nhà quan sát kết luận: “Tất cả những điều này cho thấy siêu cường bị cô lập nhất trên thế giới không phải Nga mà chính là Hoa Kỳ”.
Sau khi Nga bắt đầu chiến dịch quân sự đặc biệt nhằm phi quân sự hóa và phi phat.x*t hóa Ukraine, phương Tây đã tăng cường áp lực trừng phạt đối với Moscow. Các biện pháp hạn chế chủ yếu nhắm vào lĩnh vực ngân hàng và việc cung cấp các sản phẩm công nghệ cao; châu Âu ra sức kêu gọi giảm sự phụ thuộc vào các nguồn năng lượng của Nga. Nhưng tất cả điều này đã trở thành các vấn đề kinh tế đối với Hoa Kỳ và các đồng minh, khiến giá nhiên liệu và lương thực thực phẩm ngày càng tăng.
Như Tổng thống Nga Vladimir Putin đã lập luận, chính sách kiềm chế và làm suy yếu nước Nga là một chiến lược lâu dài của phương Tây, nhưng các lệnh trừng phạt đã giáng một đòn mạnh vào toàn bộ nền kinh tế toàn cầu và cuối cùng sẽ làm cuộc sống của trăm hàng triệu người trên thế giới trở nên tồi tệ hơn.
Trong một diễn biến khác, Tổng thống Phap Emmanuel Macron lên tiếng phản đối mọi hành vi "sỉ nhục" Nga. Trong một cuộc phỏng vấn với tờ báo Ouest France, ông nói rằng mọi cố gắng làm cho Nga bẽ mặt là dại dột, “vì một ngày nào đó chúng ta sẽ phải nối lại quan hệ hợp tác với cường quốc này”.
Ông Macron nhấn mạnh: “Chúng ta không thể làm bẽ mặt Nga để đến ngày mà các hành động thù địch chấm dứt, chúng ta có thể tìm ra lối thoát với sự trợ giúp của mặt trận ngoại giao”.
Nhà lãnh đạo Pháp nói thêm rằng ông không che giấu thực tế về các cuộc đàm phán với Tổng thống Nga Putin và duy trì liên lạc với nhà lãnh đạo Nga theo yêu cầu của người đứng đầu Ukraine, Vladimir Zelensky.
Bá Thủy
Theo The Hill
Mặt trận chống Nga mà phương Tây thiết lập trong mấy năm qua có nguy cơ bị vỡ khi Pháp gần đây liên tục có động thái làm lành với Moscow. Tổng thống Pháp Emmanuel Macron mới đây đã thẳng thắn nói rằng, việc phương Tây cô lập Nga là một “sai lầm lớn”.
Trả lờiXóaKhi Anh chính thức có lời mời Nga tham gia vào cuộc chiến chống chủ nghĩa khủng bố, phương Tây dường như đã nhận ra thực tế rằng cuộc đối đầu với Nga không có kết quả tốt đẹp gì. Tuy nhiên, cả Nga và Anh vẫn đang tổ chức hoặc tham gia các cuộc tập trận quân sự rầm rộ để duy trì vẻ bề ngoài của cuộc xung đột và không gây ra ấn tượng về sự yếu đuối, tờ DWN đã nhận định như vậy.
Trả lờiXóaAnh và Nga đã thông báo ý định hợp tác chặt chẽ với nhau để giải quyết cuộc khủng hoảng ở Syria. Thủ tướng Anh David Cameron và Tổng thống Nga Vladimir Putin đã nhất trí với nhau về một cuộc họp giữa cố vấn an ninh cấp cao hai nước, tờ báo đưa tin, dẫn nguồn từ một tuyên bố của chính phủ Anh.
Trả lờiXóa“Cô lập Nga không được lợi gì mà còn hại chính EU”. Đây là nhận định đã được nhiều chuyên gia và chính khách phương Tây chia sẻ trong suốt thời gian kể từ khi Mỹ và Liên minh Châu Âu (EU) bắt đầu áp dụng các biện pháp trừng phạt nhằm vào Nga. Dĩ nhiên phương tây không thể mãi duy trì tình trạng căng thẳng với Nga như vậy để cung nhau chịu thiệc hại.
Trả lờiXóaQuan hệ giữa Nga và EU đang xấu đi nghiêm trọng vì cuộc khủng hoảng ở Ukraine . EU và Mỹ ra sức đổ lỗi, chỉ trích Moscow về cuộc khủng hoảng ở nước láng giềng Ukraine . Với lý do này, Mỹ và phương Tây tìm mọi cách dồn ép, gây áp lực với Nga. Các nước này đã liên tiếp tung ra hàng loạt biện pháp trừng phạt nhằm vào Nga đồng thời không ngừng chỉ trích và lên án Nga trên các phương tiện truyền thông thế giới. Phương Tây cũng tìm cách thổi phồng mối đe dọa từ Nga, khiến các nước láng giềng xung quanh Nga cảm thấy bất an.
Trả lờiXóaTrong chuyến thăm đến Ba Lan ngày hôm qua (4/2), Tổng thống Macron bất ngờ thừa nhận một Châu Âu mạnh cần phải để ngỏ khả năng đối thoại thành thật với Nga. Tổng thống Macron nhấn mạnh, Nga là một phần của Châu Âu xét về mặt địa lý và không nên bị cô lập khi Liên minh Châu Âu (EU) hướng tới tương lai sau sự ra đi của nước Anh (Brexit) hồi tuần trước.
Trả lờiXóaVề phía Pháp, Các công ty Pháp đang làm ăn, kinh doanh với Nga đã và đang gây sức ép buộc Tổng thống Macron phải hàn gắn mối quan hệ với Moscow và dỡ bỏ dần các biện pháp trừng phạt. Các công ty Pháp là lực lượng chủ chốt ủng hộ về mặt chính trị cho chính quyền của Tổng thống Macron.
Trả lờiXóaThay vì đối đầu trực tiếp với Nga, Tổng thống Pháp luôn nhấn mạnh đến các cuộc đối thoại đồng thời thúc đẩy sự khôi phục trong các mối quan hệ kinh tế và văn hóa giữa Pháp và Nga bất chấp việc Liên minh Châu Âu đang theo đuổi chính sách trừng phạt Moscow.
Trả lờiXóaKhi cuộc khủng hoảng ở Ukraine bùng phát, phương Tây đã thiết lập được một liên minh chống Nga mạnh mẽ. Tuy nhiên, gần đây, mặt trận này đang dần yếu đi khi một số nước muốn cải thiện quan hệ với Nga vì lợi ích của chính nước họ.
Trả lờiXóa