Khoai@
Hôm 26/5/2022, RFA đã đăng tải bài viết "Phái đoàn VN vận động quốc tế cho tự do của nhà báo Phạm Đoan Trang", trong đó có đoạn: "Một phái đoàn Việt Nam đang ở Thụy Sĩ để tiến hành vận động quốc tế cho tự do của bà Phạm Đoan Trang, một nhà hoạt động nhân quyền và blogger, bị Tòa án Nhân dân thành phố Hà Nội tuyên án chín năm tù giam hồi năm ngoái với tội danh "Tuyên truyền chống nhà nước."
Nói là "Phái đoàn" cho thơm mồm, chứ sự thực, "Phái đoàn" này chỉ có 3 mống, là Bùi Thị Thiện Căn, Will Nguyễn, và Trần Quỳnh Vi. Trong đó:
1. Bùi Thị Thiện Căn là mẹ của Phạm Đoan Trang
2. Will Nguyễn là hậu duệ đám vomg quốc 1975. Tên này từng bị tòa án TP Hồ Chí Minh tuyên phạt trục xuất sau khi bị bắt vì tham gia biểu tình gây rối an ninh, trật tự dưới danh nghĩa "Phản đối dự luật Đặc khu và dự luật An ninh mạng" hồi năm 2018.
3. Trần Quỳnh Vi là một đồng bọn thân tín của Phạm Đoan Trang. Quỳnh Vi là đồng Giám đốc của cái gọi là "Sáng kiến Pháp lý Việt Nam", tức cơ quan chủ quản của "Luật Khoa Tạp chí". "Luật Khoa Tạp chí" do Phạm Đoan Trang, Trịnh hữu Long và Trần Quỳnh Vi sáng lập. Đây là một Blog phản động, chuyên cung cấp thông tin chống phá nhà nước Việt Nam dưới vỏ bọc nghiên cứu pháp luật, phục vụ nhân dân.
Dẫn lời Will Nguyễn, RFA viết: "Chúng tôi sẽ đề nghị các tổ chức phi chính phủ, phái đoàn và đại diện khác nhau mà chúng tôi gặp gỡ gây áp lực với Chính phủ Việt Nam về ba điểm nổi bật: Thứ nhất là cung cấp dịch vụ y tế đầy đủ và ngay lập tức để chữa trị bệnh cho Phạm Đoan Trang, cho phép gia đình được thăm bà trong trại giam vì chưa một ai trong gia đình được gặp bà kể từ khi bị bắt mà chỉ có luật sư được tiếp xúc, và thứ ba là trả tự do cho bà."
Được biết, cuộc vận động này được tiến hành nhân dịp Quỹ Martin Ennals trao “giải thưởng” cùng tên năm 2022 cho Phạm Đoan Trang. Bà Bùi Thị Thiện Căn sẽ thay mặt con gái để nhận giải thưởng này trong lễ trao giải tại trụ sở của Hội đồng thành phố Geneva ngày 2/6.
Còn nhớ, vào thời điểm Phạm Đoan Trang chuẩn bị ra tòa, đã có hẳn một "chiến dịch" chạy tội rầm rộ, kêu gọi trả tự do cho Phạm Đoan Trang ngay lập tức với sự góp mặt của Bộ Ngoại giao Mỹ, tổ chức "Phóng viên không biên giới", "Theo dõi nhân quyền thế giới", "Ân xá quốc tế"... và hàng loạt các trang mạng như VOA, BBC, RFA, Việt Tân, Tiếng Dân… nhưng cuối cùng cũng không thể cứu được Phạm Đoan Trang. Bởi sự can thiệp của các tổ chức và cá nhân nói trên là bất hợp pháp, vi phạm nghiêm trọng quy định tại khoản 7 Điều 2 Hiến chương Liên hợp quốc về "không can thiệp vào công việc nội bộ của các quốc gia khác".
Đã từng là một nhà báo, nhưng không chịu tu dưỡng rèn luyện, nhiều lần vi phạm nghiêm trọng nguyên tắc nghề nghiệp và chuẩn mực đạo đức, nên Phạm Đoan Trang lần lượt bị các tờ báo sa thải. Từ đây, Phạm Đoan Trang hằn học với chế độ, với chính quyền và bắt đầu lao vào chống phá nhà nước dưới vỏ bọc "Xã hội dân sự" và chiêu bài "Tự do", "Dân chủ", "Nhân quyền". Được sự chống lưng, bảo kê của các thế lực thù địch, Phạm Đoan Trang ngày càng bộc lộ sự hung hãn, cực đoan trong chống phá nhà nước, tác động tiêu cực tới mọi hoạt động xã hội.
Khi được các thế lực thù địch bảo kê về chính trị, Phạm Đoan Trang trở nên ngáo bản thân, tự coi mình là hạt nhân của cái gọi là "Phong trào dân chủ" và ngày càng trở nên nguy hiểm cho xã hội. Kết quả điều tra cho thấy, Phạm Đoan Trang là kẻ đứng sau kích động nhiều cá nhân chống phá nhà nước, đồng thời là cầu nối giúp các cá nhân và tổ chức khác móc nối, liên kết trong ngoài để tiến hành các hoạt động nhằm lật đổ chính quyền. Trong cáo trạng của VKS cũng xác định rõ Phạm Đoan Trang đã trực tiếp viết và tán phát hàng trăm bài viết có nội dung chống nhà nước lên mạng xã hội và chính Trang cũng là tác giả nhiều ấn phẩm của NXB Tự Do với nội dung cực kỳ phản động, phản ánh sai sự thật tình hình chính trị xã hội Việt Nam, kích động người dân phản đối mọi chủ trương chính sách và pháp luật của nhà nước.
Dài dòng như vậy để thấy, hành vi của Phạm Đoan Trang đã đủ yếu tố cấu thành tội phạm và bản án 9 năm tù về tội Tuyên truyền chống nhà nước theo Điều 88 BLHS dành cho Phạm Đoan Trang là đúng pháp luật.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét