Chiều 9-6, TAND Cấp cao tại TPHCM tiếp tục mở phiên phúc thẩm xét xử vụ án xảy ra tại Tổng Công ty Nông nghiệp Sài Gòn (SAGRI) do có 7/19 bị cáo trong vụ án kháng cáo. Trong đó, các bị cáo Trần Vĩnh Tuyến, Lê Tấn Hùng kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt.
Theo đại diện VKS, bị cáo Trần Vĩnh Tuyến (nguyên Phó Chủ tịch UBND TPHCM) có nhiều đóng góp, gia đình có công với cách mạng nên đề HĐXX phúc thẩm giảm nhẹ cho ông Tuyến từ 6 tháng đến 1 năm tù.
Đối với bị cáo Lê Tấn Hùng (nguyên Tổng Giám đốc, người đại diện pháp luật, người quản lý vốn Nhà nước tại SAGRI), VKS cho rằng bị cáo Hùng thành khẩn khai báo, đã khắc phục hậu quả và gia đình có công với cách mạng. Chính vì thế, VKS đề nghị HĐXX xem xét giảm nhẹ cho bị cáo Hùng 6 tháng đến 1 năm tù.
Đối với bị cáo Trần Trọng Tuấn (nguyên Giám đốc Sở Xây dựng TPHCM), VKS cho rằng bị cáo Tuấn kháng cáo kêu oan là không có căn cứ, không oan sai trong bản án sơ thẩm. Cụ thể, bị cáo Tuấn đã có hành vi sai phạm trong việc tham mưu cho bị cáo Trần Vĩnh Tuyến chấp thuận chuyển nhượng dự án khu nhà ở tại phường Phước Long B, quận 9 (nay là TP Thủ Đức) gây thất thoát tài sản.
Thiệt hại trong vụ án, theo bản án sơ thẩm là 348 tỷ đồng. Đại diện VKS cho rằng, số tiền thiệt hại chưa đúng, thiệt hại lên đến 672 tỷ đồng.
Theo nội dung bản án sơ thẩm, SAGRI là doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước do UBND TPHCM thành lập và làm chủ sở hữu. Bị cáo Lê Tấn Hùng là Tổng Giám đốc, người đại diện pháp luật, người quản lý vốn Nhà nước tại SAGRI. Tuy nhiên, bị cáo đã chỉ đạo và cùng các bị cáo khác thực hiện hành vi chuyển nhượng trái pháp luật dự án khu nhà ở tại khu phố 4, phường Phước Long B, quận 9 (nay thuộc TP Thủ Đức, TPHCM), gây thất thoát đặc biệt lớn cho Nhà nước.
Bị cáo Trần Vĩnh Tuyến và cán bộ thuộc UBND TPHCM đã làm trái quy định về quản lý tài sản Nhà nước và các quy định khác, tạo điều kiện cho bị cáo Lê Tấn Hùng chuyển nhượng trái pháp luật dự án trên.
Bị cáo Hùng bị tuyên phạt 14 năm tù về tội Tham ô tài sản và 11 năm tù về tội Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát lãng phí, tổng hợp hình phạt 25 năm tù.
Các bị cáo Trần Vĩnh Tuyến, Trần Trọng Tuấn bị tuyên phạt 6 năm tù về tội Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát lãng phí.
Các bị cáo khác nhận từ án treo đến 20 năm tù về các tội Tham ô tài sản, Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát lãng phí.
Bị cáo Lê Tấn Hùng, nguyên Tổng Giám đốc, người đại diện pháp luật, người quản lý vốn Nhà nước tại SAGRI
Sau bản án sơ thẩm, bị cáo Lê Tấn Hùng và bị cáo Trần Vĩnh Tuyến cùng các bị cáo khác kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt.
Bị cáo Trần Trọng Tuấn kháng cáo đề nghị xem xét lại vụ án một cách công tâm, khách quan và phù hợp quy định của pháp luật, không làm oan đối với bị cáo.
Bị cáo Hồ Văn Ngon, nguyên Phó Giám đốc SAGRI kháng cáo toàn bộ bản án sơ thẩm theo hướng bảo vệ quyền lợi hợp pháp của bị cáo theo đúng quy định pháp luật. Tuy nhiên, sau khi làm đơn kháng cáo, bị cáo Hồ Văn Ngon đã chết.
Nguồn: Trung Dũng/SGGP
Cách đây một tháng, phiên xử hoãn do bị cáo Trần Trọng Tuấn (cựu giám đốc Sở Xây dựng TP.HCM) vắng mặt và có đơn xin hoãn phiên tòa. Lý do ông Tuấn cho rằng hiện sức khỏe của ông yếu, bị khó thở, rối loạn tiêu hóa do di chứng hậu COVID-19… nên không đủ sức tham dự phiên tòa.
Trả lờiXóaTrả lời thẩm vấn của cấp phúc thẩm, bị cáo Lê Tấn Hùng thừa nhận tội danh đã truy tố nhưng xin được xem xét lại hành vi "Tham ô tài sản" do bị cáo đã sử dụng tiền cá nhân để khắc phục sai phạm tại SAGRI. Ngoài ra, bị cáo này cũng nêu lên một số tình tiết giảm nhẹ như phạm tội lần đầu, gia đình có hoàn cảnh khó khăn,...nên mong tòa giảm nhẹ hình phạt.
Trả lờiXóaThực tiễn hoạt động phòng, chống tội phạm tham ô tài sản cho thấy, những tồn tại, hạn chế trong việc phát hiện, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử các vụ án tham ô tài sản là một trong những yếu tố góp phần làm phát sinh, gia tăng số vụ và số người phạm tội tham ô tài sản trên thực tế. Chính vì vậy, việc chỉ ra những tồn tại, hạn chế trong hoạt động phát hiện, xử lý tội tham ô tài sản là cơ sở cần thiết để các chủ thể phòng ngừa tội phạm đưa ra được những giải pháp căn cơ, hiệu quả, góp phần làm giảm đáng kể tội tham ô tài sản ở Việt Nam trong thời gian tới.
Trả lờiXóaPhát hiện, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử các vụ án tham ô tài sản là những hoạt động cơ bản nhằm kịp thời xử lý người có hành vi phạm tội, thu hồi tài sản của Nhà nước bị chiếm đoạt, đảm bảo hoạt động đúng đắn của các cơ quan, tổ chức, đơn vị kinh tế nhà nước. Đây là các hoạt động thực hiện quyền lực nhà nước, không chỉ trực tiếp chống lại những người thực hiện hành vi tham ô tài sản, mà còn có tác dụng răn đe, phòng ngừa đối với các thành viên khác trong xã hội.
Trả lờiXóaTrong hoạt động phòng, chống tội tham ô tài sản, phát hiện kịp thời hành vi tham ô tài sản của người có chức vụ quyền hạn là việc làm có ý nghĩa quyết định đối với việc ngăn chặn tội phạm. Bởi lẽ, thực tiễn tố tụng các vụ án tham ô tài sản cho thấy: trong hầu hết các vụ án tham ô tài sản, các bị can, bị cáo đều nhiều lần thực hiện hành vi phạm tội, có không ít vụ án kéo dài trong nhiều năm với số tiền chiếm đoạt là đặc biệt lớn mới bị phát hiện, xử lý.
Trả lờiXóaSự thiếu thống nhất trong việc xác định tội danh giữa các cơ quan tiến hành tố tụng dẫn đến phải kéo dài thời gian giải quyết vụ án. Đó là việc không chứng minh hoặc chưa đủ cơ sở để chứng minh dấu hiệu người có chức vụ quyền hạn chiếm đoạt tài sản mà họ được giao quản lý, nên đã dẫn đến tình trạng tranh chấp giữa tội tham ô tài sản và cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng.
Trả lờiXóa