Giá khí đốt tại châu Âu trong ngày 4/7 đã tăng lên mức cao nhất trong 4 tháng do lo ngại về tình trạng gián đoạn nguồn cung.
Giá khí đốt tự nhiên ở châu Âu - thị trường vốn đang quay cuồng vì Nga cắt giảm nguồn cung của Nga - tiếp tục tăng mạnh khi các cuộc đình công ở Na Uy đe dọa thắt chặt nguồn cung hơn nữa.
Theo RT, giá khí đốt tự nhiên ở châu Âu đã nhảy vọt lên mức cao nhất kể từ tháng 3 khi đóng cửa phiên giao dịch ngày 4/7. Giá hợp đồng khí đốt giao tháng 8 tại trung tâm giao dịch TTF ở Hà Lan đã tăng tới 10%, đạt mức 1.722 USD/1.000 m3 (tương đương 161,5 euro/megawatt-giờ. Giá khí đốt của châu Âu đã ghi nhận mức cao kỷ lục lên tới 3.900 USD/1.000m3 vào đầu tháng 3 năm nay sau khi Nga tiến hành chiến dịch quân sự tại Ukraine.
Khoảng 13% lượng khí đốt xuất khẩu hàng ngày của Na Uy đang gặp rủi ro trong bối cảnh các công nhân tại các mỏ tổ chức đình công. Hiện có 3 công đoàn đã lên kế hoạch đình công bắt đầu vào ngày 5/7 trong khi một số công đoàn khác có thể diễn ra động thái tương tự trong thời gian tới.
Nguồn cung năng lượng của Na Uy ngày càng trở nên quan trọng đối với châu Âu sau khi các lô hàng từ nhà cung cấp lớn nhất là Nga sụt giảm do ảnh hưởng bởi cuộc xung đột Nga-Ukraine và các lệnh trừng phạt đối với Moscow. Tác động đang lan rộng khắp nền kinh tế châu Âu, làm tổn thương các ngành công nghiệp không thể chuyển chi phí nhiên liệu tăng lên cho người tiêu dùng cuối cùng.
Các nhà phân tích tại công ty thương mại Energi Danmark nói rằng những lo ngại về nguồn cung sẽ tiếp tục căng thẳng trong tuần này.
“Giá khí đốt tại châu Âu sẽ tiếp tục biến động mạnh do tình trạng gián đoạn nguồn cung từ những nhà cung cấp năng lượng chính cho châu lục này,” Ole Hansen, người đứng đầu chiến lược hàng hóa tại Saxo Bank A/S cho biết.
Các ngành công nghiệp lớn ở châu Âu như Đức có thể phải đối mặt với sự sụp đổ do nguồn cung cấp khí đốt bị cắt giảm.
Trả lời phỏng vấn báo Bild am Sonntag hôm 4/7, Yasmin Fahimi - người đứng đầu Liên đoàn Công đoàn Đức cho biết, cuộc khủng hoảng năng lượng đã khiến lạm phát tại nền kinh tế lớn nhất châu Âu tăng kỷ lục và có thể dẫn đến bất ổn xã hội và lao động.
Tập đoàn dầu khí quốc gia Nga Gazprom đã cắt giảm 60% lượng khí đốt vận chuyển qua đường ống khí đốt Nord Stream và tuyến đường ống này dự kiến sẽ tạm ngừng hoạt động hoàn toàn vào tuần tới để bảo trì. Đức đang lo ngại rằng tuyến đường ống Nord Stream có thể không tiếp tục hoạt động trở lại sau thời gian bảo trì.
Các nhà phân tích tại Bloomberg Intelligence cho biết, lĩnh vực công nghiệp của Đức với 35-40% nhu cầu khí đốt dễ bị tổn thương trước nguy cơ Nga cắt nguồn cung trong bối cảnh nguồn dự trữ sẽ dành ưu tiên cho các hộ gia đình và hệ thống sưởi.
Trong khi các nhà máy điện có một số phương án linh hoạt để chuyển sang các loại nhiên liệu khác, việc cắt giảm hoàn toàn nguồn cung của Nga cho Đức vào tháng 8 sẽ khiến thiếu hụt khoảng 20-25 tỷ mét khối, tương đương 27% nhu cầu của năm 2021.
Nguồn cung năng lượng của Na Uy ngày càng trở nên quan trọng đối với châu Âu sau khi các lô hàng từ nhà cung cấp lớn nhất là Nga sụt giảm do ảnh hưởng bởi cuộc xung đột Nga-Ukraine và các lệnh trừng phạt đối với Moscow. Tác động đang lan rộng khắp nền kinh tế châu Âu, làm tổn thương các ngành công nghiệp không thể chuyển chi phí nhiên liệu tăng lên cho người tiêu dùng cuối cùng.
Trả lờiXóa