Công an khuyến cáo người dân cần cảnh giác khi bỗng dưng nhận được một khoản tiền nào đó từ người lạ chuyển vào tài khoản của mình.
Công an tỉnh Vĩnh Phúc cho biết, thời gian gần đây, nhiều người bỗng dưng được "chuyển tiền nhầm" vào tài khoản và ngay sau đó có người lạ liên hệ hỗ trợ về khoản tiền "chuyển nhầm" nêu trên.
Các chủ tài khoản cần hết sức cảnh giác, vì có thể đây là chiêu trò lừa đảo.
Theo công an, giả chuyển khoản nhầm để lừa đảo là chiêu trò vô cùng tinh vi. Thủ đoạn của các đối tượng xấu là cố ý chuyển nhầm tiền vào tài khoản của người nào đó rồi liên hệ giới thiệu mình đang sống tại nước ngoài và muốn được nhận lại số tiền đã chuyển khoản nhầm.
Để trả lại số tiền, người nhận tiền chuyển nhầm phải sử dụng dịch vụ chuyển tiền quốc tế qua một đường link. Sau khi điền xong thông tin, số tiền trong tài khoản của người nhận sẽ bị rút hết.
Ngoài ra, nghi phạm lừa đảo còn có thể dùng thủ đoạn khiến người nhận tiền chuyển khoản nhầm trở thành người đi vay nặng lãi.
Cụ thể, nghi phạm sau khi có được một số thông tin cá nhân của người dùng như tên tuổi, số điện thoại địa chỉ… sẽ cố ý "chuyển nhầm" một khoản tiền đến cho nạn nhân.
Tiếp đó, nghi phạm giả danh là người thu hồi nợ của một công ty tài chính để liên hệ với nạn nhân, yêu cầu trả lại số tiền kia như một khoản vay cùng với khoản lãi "cắt cổ".
Trước hiện tượng trên, Công an tỉnh Vĩnh Phúc khuyến cáo người dân khi nhận được tiền chuyển khoản nhầm thì cần lưu ý không sử dụng số tiền này vào việc chi tiêu cá nhân và chỉ làm việc với ngân hàng để trả lại tiền cho người chuyển nhầm, tuyệt đối không chuyển lại tiền cho người lạ khi không có bên thứ ba làm chứng.
Nếu nhận được điện thoại từ ngân hàng, người dân cần kiểm tra xem đó có đúng là số điện thoại của ngân hàng hay không. Để chắc chắn hơn, chủ tài khoản vẫn nên đến ngân hàng làm việc trực tiếp.
Trường hợp khoản tiền chuyển nhầm có giá trị nhỏ, chủ tài khoản có thể yêu cầu ngân hàng cung cấp sao kê rồi đối chiếu với những thông tin nhận được và tiến hành chuyển lại.
Với số tiền lớn, chủ tài khoản nên sắp xếp thời gian đến trực tiếp chi nhánh ngân hàng để thực hiện việc xác minh hay thậm chí là liên hệ với cơ quan công an để giải quyết.
Công an nhấn mạnh, người dân tuyệt đối không cung cấp thông tin bảo mật như: mật khẩu truy cập tài khoản, mật khẩu giao dịch một lần (OTP) cho bất cứ ai (kể cả người tự xưng là nhân viên ngân hàng) và dưới bất cứ hình thức nào và cảnh giác với các yêu cầu truy cập đường link website, đăng nhập, cung cấp thông tin tài khoản, thông tin cá nhân.
Nguồn: Tuyến Phan
Đây là thực trạng của loại hình tội phạm diễn biến ngày một phức tạp, đòi hỏi các đơn vị, địa phương cần tăng cường công tác phối hợp trong tuyên truyền tới người dân, nâng cao cảnh giác và quản lý trên địa bàn.
Trả lờiXóaCông nghệ thông tin phát triển thì kéo theo nhiều hệ lụy xấu ảnh hưởng tiêu cực đến người dân và lừa đảo qua mạng là minh chứng rõ ràng nhất, nhiều người dùng đến bây giờ vẫn đang rất lơ ngơ với các hình thức lừa đảo, cứ thật như đếm, đầu dây bên kia nói gì cũng tin, cũng nghe nên vô tình tiếp tay cho các tội phạm
XóaCần tích cực đẩy mạnh công tác tuyên truyền, thông báo phương thức thủ đoạn của bọn lừa đảo chiếm đoạt tài sản qua mạng internet để cán bộ, nhân dân hãy nêu cao tinh thần cảnh giác.
Trả lờiXóaĐể chủ động phòng ngừa, phát hiện, đấu tranh, ngăn chặn tội phạm sử dụng không gian mạng để thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản, các đơn vị chức năng đề nghị người dân nâng cao ý thức cảnh giác với các thủ đoạn lừa đảo trên, tránh hậu quả đáng tiếc có thể xảy ra.
Trả lờiXóa