Tên bài trong bản tiếng Đức: "Corriere della Sera: Russlands landwirtschaftliche Entwicklung ist Putins heimlicher Triumph". Dưới đây là toàn bộ bài báo do Hồ Ngọc Thắng chuyển ngữ.
Đối với độc giả phương Tây, đây là một tin khó chịu, nhưng khó có thể phủ nhận: nông nghiệp Nga đang phát triển mạnh và đạt đến mức như trong thời kỳ hoàng kim của nước Nga Sa hoàng, theo tờ báo Ý Corriere della Sera.
Nhà báo kiêm nhà văn Ý Federico Rampini mô tả Nga như một "siêu cường nông nghiệp" trong bài báo của ông viết cho tờ báo Corriere della Sera. Ông nhấn mạnh rằng đất nước này đã có một bước nhảy vọt trong những năm gần đây và dường như đã trở thành một trong những nước nông nghiệp mạnh nhất trên thế giới.
Vị chuyên gia xác định rằng nền nông nghiệp của Nga đang phát triển mạnh mẽ và sẽ chứng kiến xuất khẩu ngũ cốc kỷ lục trong năm nay, "bác bỏ các kịch bản tắc nghẽn."
Ông Rampini nói: “Việc bán ngũ cốc không phải chịu các lệnh trừng phạt, vì vậy cả thế giới có thể tiếp tục hưởng lợi một cách tự do từ hoạt động sản xuất của Nga. Ông ấy tuyên bố:
"Sự tập thể hóa do chủ nghĩa cộng sản thực thi, từ thời Stalin đến thời Brezhnev, liên tục dẫn đến các cuộc khủng hoảng nông nghiệp, bao gồm một số nạn đói. Trong những năm Chiến tranh Lạnh, kẻ thù lớn là Mỹ thậm chí còn trở thành vị cứu tinh: các chuyến hàng ngũ cốc từ Iowa và các vùng lân cận khu vực này rất quan trọng đối với Mátxcơva. Tất cả những điều này giờ đây chỉ còn là một ký ức xa xăm. Dưới thời Tổng thống Putin, nước Nga đã trải qua một thời kỳ phục hưng ngoạn mục trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp của mình. Từ năm 2000 đến năm 2018, xuất khẩu nông sản và thực phẩm từ Nga sang phần còn lại của thế giới đã tăng gấp 16 lần. Dưới thời Putin, Nga một lần nữa trở thành siêu cường nông nghiệp, giống như thời của Catherine Đại đế vào cuối thế kỷ 18. Ngày nay, Nga sản xuất nhiều lúa mì hơn Hoa Kỳ."
Chuyên gia này nói rằng nông nghiệp là "chiến thắng bí mật" của Putin. Nếu nhìn vào bảng xếp hạng xuất khẩu năm 2021, người ta có thể thấy Nga là nhà xuất khẩu lúa mì hàng đầu với 37,2 triệu tấn - tiếp theo là Mỹ và Canada, "gần như bằng nhau ở vị trí thứ hai và thứ ba với 26,1 triệu tấn".
Ngoài ra, theo tác giả người Ý, Nga - giống như các nước Scandinavia hay Canada - là một trong số ít các khu vực không bị tổn hại bởi biến đổi khí hậu, mà ngược lại còn được hưởng lợi từ nó. Theo các nhà khoa học, những người "tạo ra sự đồng thuận phổ biến trong các cơ quan của Liên Hợp Quốc", „biến đổi khí hậu sẽ gây hại cho nông nghiệp ở một số khu vực trên thế giới và có lợi cho nông nghiệp ở những khu vực khác." Ông Rampini xách định:
Putin biết điều này và ông ấy đã nói điều đó từ nhiều năm trước. Năm 2003, nhà lãnh đạo Nga tuyên bố: "Nhiệt độ tăng thêm hai hoặc ba độ sẽ không tệ đối với một quốc gia phía bắc như Nga. Chúng ta sẽ chi tiêu ít hơn cho lông thú và sản lượng ngũ cốc sẽ tăng lên“. Đó không phải là một trò đùa. Putin biết mình đang nói về điều gì. Trong một nghiên cứu của ProPublica về Cách Nga sẽ vượt qua khủng hoảng khí hậu, một số nhà khoa học môi trường đã minh họa viễn cảnh này: Biến đổi khí hậu và lớp băng vĩnh cửu tan có thể mang lại cho Siberia nhiều đất canh tác hơn toàn bộ Hoa Kỳ. Đây là một kịch bản cực đoan, nhưng nó mang lại ấn tượng về một xu hướng. Cũng có thể có một sự phát triển tích cực về mặt di cư: Siberia sẽ trở nên hấp dẫn hơn đối với việc định cư của những người nông dân mới (mặc dù một chương khác sẽ mở ra ở đây, đó là vấn đề dân tộc thiểu số, vì sự nhập cư của người Trung Quốc đã thay đổi cán cân nhân khẩu học ở phần châu Á của Nga). Một số chuyên gia Mỹ tin rằng Nga đang ở vị trí tối ưu để hưởng lợi từ biến đổi khí hậu, và không chỉ trong lĩnh vực nông nghiệp."
Như các phương tiện truyền thông đã đưa tin, hơn 60% lãnh thổ EU hiện đang ở trong tình trạng khủng hoảng. Đợt nắng nóng bất thường ở châu Âu có thể khiến giá lương thực tăng cao, cựu Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Thực phẩm Nga Leonid Kholod cho biết trong một cuộc phỏng vấn với news.ru ngày 29/8. "Ở một số khu vực châu Âu, mực nước trong các hồ chứa thấp khiến không thể đáp ứng đủ nước cho cây trồng. Trong một số trường hợp, việc tưới tiêu cho các cánh đồng đã bị ngừng hoàn toàn. Hạn hán đã đến với châu Âu là hạn hán liên quan đến khí quyển và đất đai ", vị chuyên gia chỉ ra rằng "năng suất, sản lượng và lợi nhuận của sản xuất đang giảm mạnh. Tất cả những điều này là tiền đề mạnh mẽ cho việc tăng giá."
Ảnh: hình ảnh tượng trưng
Bản quyền ảnh: Legion-media.ru © JLK
Phát triển nông nghiệp nghe ghê gớm chứ bản chất là đảm bảo đủ cái ăn cho người dân trong nước trong mọi tình huống, thứ hai là khi kinh tế thế giới muốn đi vào suy thoái thì giá năng lượng và lương thực phải bị đẩy lên cao, khi đấy mợi người biết quốc gia nào hưởng lợi rồi đấy, Nga họ đã chuẩn bị cho cuộc chiến này từ rất lâu rồi
Trả lờiXóa