Chia sẻ

Tre Làng

Cựu Đại tá Phùng Anh Lê phản bác cáo trạng, đề nghị tòa trả tự do

Chiều 12-8, tiếp tục diễn biến phiên xét xử cựu Đại tá Phùng Anh Lê, cựu Trưởng Công an quận Tây Hồ, cựu Trưởng phòng Cảnh sát Kinh tế (Công an TP Hà Nội) cùng các đồng phạm trong vụ án “Nhận hối lộ” và “Tha trái pháp luật người bị bắt, người đang bị tạm giữ, tạm giam, người đang chấp hành án phạt tù”, tòa tiến hành phần thẩm vấn để làm rõ hành vi của từng bị cáo.

Sau thời gian cách ly buổi sáng, là người cuối cùng trả lời thẩm vấn hội đồng xét xử, bị cáo Phùng Anh Lê cho biết, trước hết, ông phản bác cáo trạng của Viện Kiểm sát nhân dân tối cao (VKS) và khẳng định, cáo trạng quy kết mình ở tội “Nhận hối lộ” là một chiều.

Hội đồng xét xử tiến hành thẩm vấn các bị cáo. Ảnh: ĐỖ TRUNG

Cũng tại tòa, bị cáo Lê cho hay, những lời khai thể hiện sự chỉ đạo của bị cáo trong quá trình tha người đang bị tạm giữ mà các bị cáo Vũ Công Ngọc (cựu Phó đội trưởng Đội Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội); Lê Đình Trung (cựu Phó Đội trưởng Đội Cảnh sát thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp) khai buổi sáng cùng ngày là không đúng sự thật.

Trước đó, cáo trạng của VKS cáo buộc, bị cáo Phùng Anh Lê đã nhận tiền từ chú họ là Phùng Văn Bẩy để từ đó chỉ đạo tha người trái pháp luật. Tại tòa, bị cáo Lê cho biết, có quen ông Bẩy, do bị cáo là người lớn lên ở Hà Nội, quê gốc ở huyện Ứng Hòa; trong thời gianh về quê những ngày lễ Tết, giỗ, họ hàng ở quê nói bị cáo phải gọi bố ông Bẩy là “ông”, do đó phải gọi ông Bẩy là “chú”.

Liên quan tới sự việc “nhận hối lộ”, bị cáo Lê nói trước tòa rằng, bản thẩn không bao giờ nhận tiền, cũng không thỏa thuận với ông Bẩy về việc gì.

Theo bị cáo Lê, ông Bẩy trong cuộc sống rất hay gọi điện để vay tiền kinh doanh, làm ăn. Bị cáo Lê thi thoảng có nhờ ông Bẩy lên nhà sơn nhà cửa và phòng làm việc, mỗi lần đều thanh toán đủ tiền, thậm chí thừa cũng cho.

Bị cáo Phùng Anh Lê trả lời thẩm vấn tại tòa. Ảnh: ĐỖ TRUNG

“Bị cáo không nhận tiền hay thỏa thuận gì từ ông Bảy, bản thân ông Bảy là người cờ bạc, nợ nần nhiều; tôi đã phải đi giải quyết 1 lần, chủ nợ kéo tới nhà, tôi phải gọi cho Trưởng Công an huyện Ứng Hòa để cử công an xã tới nhà bố ông Bảy. Việc này tôi khai với cơ quan điều tra nhiều nhưng chưa được xem xét”, bị cáo Lê phản bác hoàn toàn cáo trạng và đề nghị đình chỉ xét xử, trả lại tự do cho bị cáo.

Bị cáo Phùng Anh Lê cũng khẳng định, bản thân không có chỉ đạo các bị cáo Ngọc và Trung để thả Nguyễn Hữu Tài từ nhà giam giữ của Công an quận Tây Hồ. Hội đồng xét xử sau đó cho đối chất tại tòa giữa các bị cáo; các bị cáo Trung và Ngọc được đối chất trước tòa đều nói trong vụ việc, bị cáo Lê có chỉ đạo để từ đó tha cho Tài khỏi nơi giam giữ. Sau khi nghe đối chất, bị cáo Phùng Anh Lê nói, trong việc này cả Ngọc và Trung là bị cáo, nếu không đổ lỗi cho bị cáo thì tội của Trung và Ngọc sẽ cao hơn.

Quá trình thẩm vấn, luật sư của bị cáo Phùng Anh Lê đề nghị tòa cho thân chủ của mình được nêu quan điểm về cáo trạng của VKS. Bị cáo Phùng Anh Lê tiếp tục cho rằng, bản thân đã có khiếu nại với bản cáo trạng, nhưng thời gian và thẩm quyền trả lời đối với khiếu nại của ông là không đúng. Do đó, bị cáo Lê cho rằng, VKS đã vi phạm quy định tố tụng cả về thời gian và thẩm quyền.

Trước đó, trong phần thẩm vấn, các bị cáo Vũ Công Ngọc, Lê Đình Trung đều khẳng định, việc tha đối tượng đang bị tạm giữ Nguyễn Hữu Tài là theo chỉ đạo của cấp trên thời điểm đó là bị cáo Phùng Anh Lê.

Quá trình xét hỏi, hội đồng xét xử cũng làm rõ quá trình người thân của Nguyễn Hữu Tài chuẩn bị tiền, nhờ người quen của Phùng Anh Lê để “can thiệp” không xử lý hình sự đối với Tài.

ĐỖ TRUNG

10 nhận xét:

  1. Cần tiếp tục điều tra làm rõ hành vi của ông Lê, dù dì thì ông này cũng là một tay ĐTV lọc lõi, người có thâm niên trong ngành công an cũng như có đủ mánh khóe để đối phó với cơ quan tố tụng. Từng là thủ trưởng CQ CSĐT, tôi nghĩ ông LÊ biết rõ nhiều điều phải làm, không có một cấp dưới nào dám thả tù người khác khi không có lệnh của thủ trưởng đâu a lê ạ

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Do nắm rõ quy định nên ông này mới biết tội nào có thể chối, tội nào phải nhận, đấu tranh với tội phạm có trình độ như thế này gây ra sự khó khăn rất lớn đối với cơ quan điều tra, cần có sự hỗ trợ về ý kiến của những người có kinh nghiệm để có thể bắt đối tượng cúi đầu nhận tội trước vành móng ngựa

      Xóa
  2. Tiếp tục diễn biến phiên xét xử sơ thẩm đối với cựu Đại tá Phùng Anh Lê, cựu Trưởng Công an quận Tây Hồ, cựu Trưởng phòng Cảnh sát Kinh tế (Công an Tp. Hà Nội) cùng các đồng phạm trong vụ án “Nhận hối lộ” và “Tha trái pháp luật người bị bắt, người đang bị tạm giữ, tạm giam, người đang chấp hành án phạt tù”, HĐXX phiên sơ thẩm tiến hành phần thẩm vấn để làm rõ hành vi của từng bị cáo.

    Trả lờiXóa
  3. Thẩm phán Trần Nam Hà - chủ toạ phiên tòa nhắc về việc các bị cáo có khai tiếp nhận, ra quyết định tạm giữ, đưa xuống nhà tạm giữ đối tượng Nguyễn Hữu Tài. Sau đó, bị cáo có chỉ đạo cấp dưới đưa đối tượng và thả Tài về. “Không có chuyện đó", bị cáo Lê phủ nhận.

    Trả lờiXóa
  4. "Sao cấp dưới lại khai như thế?", chủ toạ hỏi tiếp. Bị cáo cho rằng, trong số các bị cáo và người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan, có 2 người có mâu thuẫn trước đây với mình, trong đó có cấp dưới cũ Lê Đình Trung - cựu Đội phó Cảnh sát thi hành án hình sự và Hỗ trợ tư pháp.

    Trả lờiXóa
  5. Ngày 12/8, TAND TP Hà Nội xét xử vụ án “Nhận hối lộ”, “Tha trái pháp luật người bị bắt, người đang bị tạm giữ, tạm giam, người đang chấp hành án phạt tù”.Trong phần xét hỏi, bị cáo Phùng Anh Lê (55 tuổi, cựu trưởng Công an quận Tây Hồ) phản bác lại cáo trạng và lời khai của các bị cáo là thuộc cấp.

    Trả lờiXóa
  6. Bị cáo này cho rằng đã có một cuộc họp thống nhất giữa các bị cáo Nguyễn Đức Châu, Vũ Công Ngọc và Lê Đình Trung (từng là cấp dưới của ông Lê) để quy trách nhiệm cho ông Lê.“Nếu tôi không ở vai trò bị cáo, thì trách nhiệm thuộc về các bị cáo ngồi đây trong ngày hôm nay. Nhưng nếu đưa tôi làm chủ mưu thì các bị cáo khác vai trò sẽ thấp hơn” – ông Phùng Anh Lê khai trước tòa.

    Trả lờiXóa
  7. Khi được tòa hỏi về việc ông Bảy đưa tiền, bị cáo Phùng Anh Lê cho rằng hoàn toàn không có việc này. Ông Lê khai, quen biết với ông Bảy trong các cuộc giỗ ở quê. Sau đó, thi thoảng ông Bảy có gọi cho ông Lê để vay tiền.Ông Lê cũng khẳng định, bản thân ông Bảy đã ngồi xin lỗi vợ chồng ông Lê và nói chuyện đưa tiền không có thật, đồng thời gửi thư xin lỗi bị cáo.

    Trả lờiXóa
  8. “Sau khi tôi bị đình chỉ công tác, tâm lý tôi bất ổn nên thường xuyên nhờ người lái xe hộ cho an toàn. Một lần em rể tôi lái xe đưa tôi về quê, về nhà ông Đằng (bố ruột ông Bảy) thì thấy có ông Bảy đang ngồi ở đấy. Ông Bảy xin lỗi vợ chồng tôi về việc không đưa tiền cho tôi, nhưng vì việc đấy mà tôi bị đình chỉ công tác. Em rể tôi đã dùng điện thoại ghi hình lại việc xin lỗi này” – bị cáo Phùng Anh Lê khai.

    Trả lờiXóa
  9. Theo bị cáo, những người khác đều có liên quan đến trách nhiệm trong việc cơ quan điều tra đang điều tra vụ án và cũng như là việc toà xử ngày hôm nay. Trách nhiệm phải đổ cho người khác là lẽ thường.Nếu không có bị cáo thì đương nhiên trách nhiệm đó sẽ thuộc về lần lượt những người khác. Khi bị cáo là chủ mưu, vai trò của các bị cáo khác sẽ thấp hơn.

    Trả lờiXóa

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog