Cuteo@
Thứ ấn tượng nhất mà tôi thấy trên đường đi sân bay Nội Bài là những hàng cây xanh mướt mát, ngăn nắp, nuột nà và điệu đà dọc theo đường Phạm Văn Đồng. Đó là kết quả lao động của người dân Thủ đô, thể hiện tầm nhìn của lãnh đạo Hà Nội trong việc cải thiện môi trường sống cho người dân. Chỉ vài ba năm nữa thôi, cái đẹp sẽ còn được nhân lên gấp bội.
Thật lạ, những tin tức làm ấm lòng người đọc như thế này thì báo chí ít nhắc tới, lũ kền kền thì im bặt, và đám chống phá nhà nước khoác áo đấu tranh vì "dân chủ", vì "Môi trường" thì càng không.
Còn nhớ, cách đây 5 năm, khi Hà Nội chuẩn bị cho việc di dời hàng cây xà cừ để mở rộng đường Phạm Văn Đồng - Bắc Thăng Long - Nội Bài... thì đã có rất nhiều bài viết xám màu về cách ứng xử của Hà Nội với cây xanh tràn lan trên mặt báo, kiểu như: Hà Nội "đốn hạ 1000 cây xanh trên đường Phạm Văn Đồng" (Vietnamnet), "Hà Nội tiếp tục đốn hạ cây xanh, 1300 cây xanh chuẩn bị ra đi" (Youtube.com), "Hơn 1300 cây xanh trước ngày bị đốn hạ trên phố Hà Nội" (VOV), "cả trăm cây xanh bị chặt hạ trong đợt ra quân "đòi" vỉa hè" (Thanh Niên)...
Trong khi đó thì trên mạng xã hội, vẫn "một góc nhìn lác", cựu nhà báo Trương Duy Nhất hằn học với lãnh đạo Hà Nội bằng bài viết "Hà Nội không còn xanh". Trong bài viết này, Nhất biến "đề xuất" của chủ đầu tư thành "quyết định" của lãnh đạo Hà Nội; nhập nhèm chuyện "thay thế", "di dời" với "chặt hạ", "đốn sạch" và như thường lệ, Nhất nhai lại giọng điệu của đám bất lương rằng Hà Nội sắp "đốn sạch" cây xanh.
Trương Duy Nhất bẻ cong lời nói của Bí thư Hà Nội Hoàng Trung Hải bằng cách giải thích "di dời" có nghĩa là "Chặt đốn", rồi hực lên rằng, "Nghĩa là quyết chặt. Nghĩa là Hà Nội đang phát triển theo hướng đốn hạ triệt phá cây xanh? "Muốn phát triển phải chặt, chặt để phát triển"? Ôi chao, thế kỷ nào mà cái Thủ đô đầu não của nước Việt này vẫn tư duy như vậy?". Bằng cách này, Trương Duy Nhất biến sự quan tâm của lãnh đạo Hà Nội, biến trí tuệ của các nhà khoa học cũng như nguyện vọng chính đáng của người dân thành ý tưởng giết chóc, tật nguyền và què quặt.
Nhưng thực tế, những gì chúng ta thấy vào ngày hôm nay đã nói lên tất cả:
phát triển kinh tế xã hội phải đi với phát triển công tác bảo vệ cải thiện vẫn đề môi trường, trồng thêm nhiều cây xanh, tham gia phát động phong trào bảo vệ môi trường. Đó là những chính sách hoàn toàn đúng đắn của nước mình, thế mới xứng đáng với danh hiệu "thành phố vì hòa bình"
Trả lờiXóaCây xanh bị đốn ngày xưa vì không đảm bảo về chất lượng sức khỏe của cây, nhiều cây thậm chí bị sâu mọt ăn sâu, rất nguy hiểm cho người đi đường mùa mưa bão, rồi thì rễ ăn lấn ra đường, vỉa hè,... chặt bỏ là đã có đề án quy hoạch cây xanh cho toàn thành phố, nên sau vài năm là thấy được kết quả ngay
XóaĐường Phạm Văn Đông thuộc hệ thống Vành đai 3 Hà Nội có 12 làn xe, với mỗi bên 6 làn, cùng với hàng cây xanh mát mắt hiện là một trong những tuyến đường giao thông đẹp nhất Hà Nội. Tuyến đường dài 5 km với khổ đường rộng, cùng với những hàng cây xanh mát mắt như một chiếc ô lớn giải nhiệt cho người đi đường.
Trả lờiXóaTrước đó, hàng cây xà cừ bị di dời đã gây ra nhiều ý kiến trái chiều. Cho đến nay, hàng cây mới thay thế đã phát huy tác dụng, phát triển xanh tốt, tạo nên một điểm nhấn đẹp cho diện mạo đô thị Hà Nội.Ở mọi thời điểm trong ngày, dù là nắng nóng đỉnh điểm, đường Phạm Văn Đồng vẫn là một địa điểm giải nhiệt như trước khi hàng cây được di dời.
Trả lờiXóaTheo quy hoạch mới, hàng cây thay thế nằm về phía trong, cách hàng cây cũ khoảng 10 m. Ngoài ra, tại một số đoạn đường sẽ có thêm một hàng cây mới bên mỗi phần đường theo chiều di chuyển. Hàng cây phát triển xanh tốt tạo ra không gian xanh đẹp mắt và tỏa bóng mát cho người đi bộ.
Trả lờiXóaQuy hoạch cây xanh trên các tuyến phố được các quốc gia phát triển tiến hành từ rất lâu, Việt Nam mình trong quá trình phát triển thì triển khai thử nghiệm đề án này tại thủ đổ là đúng rồi, nếu hiệu quả thì còn nhân rộng ra các tỉnh thành phố khác để đám bảo sự đồng nhất, chứ vì một chữ lâu đời mà giữ lại mấy hàng cây xiên vẹo thì không đáng
Xóa