Hôm 26/8, Phó Chủ tịch Hội đồng ninh Quốc gia Nga Dmitry Medvedev cho biết Moskva sẵn sàng cung cấp khí đốt cho châu Âu theo khối lượng trong hợp đồng đã ký nếu phương Tây không “trói tay” Nga” bằng các biện pháp hạn chế.
“Chúng tôi sẵn sàng cung cấp khí đốt theo khối lượng trong hợp đồng đã ký, kể cả ngay cả lúc này. Tuy nhiên, điều này chắc chắn còn phụ thuộc vào lập trường của các nước phương Tây và quan điểm của các nước châu Âu. Nếu chúng tôi bị trói tay, việc thanh toán bị cấm, các tuabin đã sửa chữa không được bàn giao hay việc vận hành đường ống Nord Stream 2 bị từ chối, thì nguồn cung cho phương Tây sẽ không đáp ứng khối lượng như họ mong đợi”, hãng thông tấn TASS dẫn lời ông Medvedev cho biết trong cuộc phỏng vấn với kênh truyền hình LCI của Pháp.
Từ ngày 27/7, Tập đoàn năng lượng Gazprom của Nga thông báo sẽ giảm lượng khí đốt cung cấp hằng ngày qua đường ống Nord Stream 1 cho châu Âu xuống còn 33 triệu m3, tương đương 20% công suất đường ống vì lý do kỹ thuật. Phương Tây cáo buộc Nga “vũ khí hóa” khí đốt để gây sức ép, đáp trả lệnh trừng phạt của châu Âu trong bối cảnh cuộc xung đột ở Ukraine.
Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) cảnh báo động thái cắt giảm khí đốt của Nga có thể đẩy các nền kinh tế châu Âu tơi vào suy thoái, làm gia tăng cuộc khủng hoảng khí đốt khiến giá cả tiêu dùng tăng vọt. Châu lục này đang phải đối mặt với cú sốc mới khi giá khí đốt tăng cao dẫn đến lo ngại lạm phát leo thang.
Ông Holger Schmieding, nhà kinh tế trưởng tại Berenberg, nói: “Lạm phát ở châu Âu dự kiến sẽ tăng trong quý IV năm nay nhưng quy mô của sự gia tăng mà chúng ta đang đối mặt là một cú sốc mới do giá khí đốt tăng đột biến. Đó là một cú sốc mới không thể lường được chỉ vài tuần trước”.
Vân Khánh/Báo Tin tức (Theo TASS)
Động thái cắt giảm khí đốt của Nga có thể đẩy các nền kinh tế châu Âu tơi vào suy thoái, làm gia tăng cuộc khủng hoảng khí đốt khiến giá cả tiêu dùng tăng vọt. Châu lục này đang phải đối mặt với cú sốc mới khi giá khí đốt tăng cao dẫn đến lo ngại lạm phát leo thang.
Trả lờiXóa