Chia sẻ

Tre Làng

Quốc phục

Năm 1998 tôi tham gia phục vụ hội nghị cấp cao ASEAN 6 tổ chức tại Hà Nội. Trong các chuẩn bị lễ tân có việc lãnh đạo các nước chụp ảnh lưu niệm trong lễ phục truyền thống (quốc phục) và Bộ văn hoá được giao thiết kế quốc phục. Đến hôm nghiệm thu thì thiết kế này bị chê là giống áo của bồi bàn và tất nhiên là bị loại. Sau đó, một lãnh đạo cao cấp bút phê vào tờ trình đại ý vì nước ta không có quốc phục cho nam nên lãnh đạo sẽ mặc com-lê.

Năm 2001 khi đi dự một hội nghị quốc tế về thanh niên tình nguyện tại Hàn Quốc, chúng tôi được mời dự đêm gala với yêu cầu mặc trang phục truyền thống. Khi xuất hiện ở cửa trong bộ com-lê, một người trong ban tổ chức hỏi tôi không dấu được ngạc nhiên “đây là quốc phục của các bạn ư?”

Năm 2008 tại một hội nghị về ngoại giao văn hoá tôi phát biểu đại ý chúng ta cần có quần áo truyền thống cho đàn ông và nhân đợt Hội nghị APEC 2006 vừa qua Chủ tịch Nguyễn Minh Triết và các nguyên thủ APEC đã mặc áo dài rồi thì tại sao ta không theo đó mà quảng bá áo dài cho đàn ông. Ngay cả cách chào hỏi của người Việt ta cũng cần chuẩn hoá: khoanh tay trước ngực và cúi xuống như trẻ con ngày xưa; hay chắp tay vái; hay nắm hai tay như kiểu dân võ; hay vẫy vẫy tay như lãnh tụ… Sau khi tôi nói xong, một bác lãnh đạo rất to nói riêng với tôi là có một cụ lãnh đạo về hưu đã từng gọi điện chấn vấn việc bác ấy mặc áo dài trong một sự kiện APEC là “sao cậu lại mặc cái áo như bọn quan phụ mẫu ngày xưa?”

Các đại sứ Việt Nam rất nặng lòng với áo dài phải kể đến đại sứ Trần Trọng Toàn với một sê-ri áo dài các kiểu cho các dịp khác nhau, đại sứ Phạm Sanh Châu và mới đây là đại sứ Lý Đức Trung tại Israel. Mới nhìn thì cũng thấy kỳ kỳ, nhưng hãy nhìn lãnh đạo Myanmar mặc váy và đi dép lê một cách đầy tự tôn thì thấy áo dài nam của chúng ta rất đẹp và cần được trân trọng.

Các cụ các quan cứ tranh luận mãi về quốc phục không xong còn trên thực tế thì giới nghệ sĩ, sô-bít lại là những người thúc đẩy và quảng bá cho văn hoá áo dài Việt Nam rất hiệu quả.

Mình không thuộc sô-bít nhưng cũng lập nhóm đồng niên làng Mộ Lao và chọn quả đồng phục này để diện khi anh họp mặt hàng năm.

Nguồn: 
Bạch Ngọc Chiến

1 nhận xét:

  1. các đại sứ Việt Nam rất nặng lòng với áo dài phải kể đến đại sứ Trần Trọng Toàn với một sê-ri áo dài các kiểu cho các dịp khác nhau, đại sứ Phạm Sanh Châu và mới đây là đại sứ Lý Đức Trung tại Israel

    Trả lờiXóa

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog