Thông tin hơn 6.000 cán bộ, công chức, viên chức TP HCM nghỉ việc từ ngày 1-1-2022 đến 30-6-2022 là chưa chính xác
Ngày 14-8, liên quan thông tin "trong tháng đầu năm 2022 có hơn 6.000 cán bộ, công chức, viên chức xin nghỉ việc theo nguyện vọng" được nêu trong báo cáo của UBND TP HCM gửi Bộ Nội vụ, Sở Nội vụ TP HCM đã có đính chính.
Theo đó, lãnh đạo Sở Nội vụ TP HCM cho biết thông tin hơn 6.000 cán bộ, công chức, viên chức TP HCM nghỉ việc trong 6 tháng (từ ngày 1-1-2022 đến 30-6-2022) là chưa chính xác.
Sở Nội vụ TP HCM lý giải ngày 12-8-2022, UBND thành phố ban hành Công văn số 2824/UBND-VX về việc báo cáo tình hình cán bộ, công chức, viên chức thôi việc gửi Bộ Nội vụ.
Trong báo cáo lẽ ra số liệu thống kê là từ ngày 1-1-2020 đến ngày 30-6-2022. Tuy nhiên do sơ xuất, báo cáo đã ghi thời điểm thống kê là 1-1-2022 đến 30-6-2022.
Sở Nội vụ TP HCM đính chính thông tin cho đúng là "tình hình cán bộ, công chức, viên chức thôi việc theo nguyện vọng từ ngày 1-1-2020 đến ngày 30-6-2022 là 6.177 người.
Như trước đó Báo Người Lao Động đã thông tin Chủ tịch UBND TP HCM Phan Văn Mãi ngày 1208 ký văn bản khẩn báo cáo Bộ Nội vụ về tình hình cán bộ, công chức, viên chức nghỉ việc.
Theo báo cáo này, từ ngày 1-1-2022 đến 30-6-2022, TP HCM có tổng cộng 6.177 cán bộ, công chức, viên chức nghỉ việc theo nguyện vọng.
Trong đó, cán bộ, công chức là 676 người. Ở cấp thành phố, cán bộ, công chức xin nghỉ việc nhiều nhất tại Sở Xây dựng với 23 người, xếp sau là Sở Kế hoạch - Đầu tư với 22 người. Ở cấp huyện, TP Thủ Đức là địa phương có số cán bộ, công chức nghỉ việc nhiều nhất với 40 người, tiếp đó là quận 6 với 35 người.
Bên cạnh đó, có 5.501 viên chức nghỉ việc theo nguyện vọng. Trong đó, lĩnh vực giáo dục chiếm tỉ lệ cao nhất với 2.436 người, tiếp theo là y tế 2.145 người, còn lại là các lĩnh vực sự nghiệp khác.
Có 3 nguyên nhân chính tác động đến việc cán bộ, công chức, viên chức nghỉ việc, gồm: chế độ tiền lương và chính sách đãi ngộ; cơ hội thăng tiến; áp lực công việc.
Phan Anh
có 3 nguyên nhân chính tác động trực tiếp đến cán bộ công nhân viên chức phải nghỉ việc đó chính là chính sách đãi ngộ, chính sách tiền lương, cơ hội thăng tiến và áp lực công việc, làm thế nào mà nhà nước có thể loại bỏ được những hạn chế này để các cán bộ công nhân viên chức có thể tiếp tục theo đuổi công việc của mình
Trả lờiXóaLại là lỗi của ông đánh máy rồi, các bác làm gì mà một cái văn bản quan trọng như thế này mà đánh lệch đến 02 năm cho được, làm dư luận được một phen hoảng hồn, đọc vào nhiều người đâm mất tinh thần công tác ra.
Trả lờiXóaThay đổi được chế độ chinh sách cho người lao động không phải vấn đề đơn giản đâu bạn ơi, với lại số lượng người nghỉ việc như thế là điều bình thường, cái cần được quan tâm bây giờ là phía y tế ấy kìa, trải qua đợt dịch vừa rồi rất nhiều nhân viên y tế đã đang và sẽ xin nghỉ việc kia kìa
Trả lờiXóacái quan trọng nhất là điều chỉnh chính sách tiền lương để thu hút nhân tài vào phục vụ cho các cơ quan nhà nước, phục vụ người dân
Trả lờiXóa