Bị can Trần Hùng, cựu Cục phó Cục QLTT Hà Nội, cựu tổ trưởng tổ 304, Tổng cục QLTT (Bộ Công Thương) bị cáo buộc đã nhận 300 triệu đồng để hướng dẫn "bà trùm" buôn lậu sách không bị xử lý hình sự.
Viện KSND tối cao vừa ban hành cáo trạng truy tố 34 bị can liên quan đến vụ án "sản xuất, buôn bán hàng giả", "nhận hối lộ", "môi giới hối lộ", "lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ" xảy ra tại Công ty In và Văn hóa truyền thông Hà Nội, Công ty Phú Hưng Phát, Đội quản lý thị trường 17 Hà Nội và Tổng cục Quản lý thị trường.
Trong đó, bị can Trần Hùng, cựu Cục phó Cục QLTT Hà Nội, cựu tổ trưởng tổ 304, Tổng cục Quản lý thị trường (Bộ Công Thương) bị truy tố về tội Nhận hối lộ.
Bi can Cao Thị Minh Thuận, Giám đốc Công ty Phú Hưng Phát, cùng 28 đồng phạm bị truy tố tội Sản xuất, buôn bán hàng giả; Sản xuất hàng giả.
Có 3 cựu cán bộ Đội Quản lý thị trường (QLTT) số 17 (Cục QLTT Hà Nội) bị truy tố tội Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ gồm: Lê Việt Phương, nguyên phó đội trưởng; Phạm Ngọc Hải và Thành Thị Đông Phương, cùng là cựu kiểm soát viên.
Bị can Nguyễn Duy Hải (lao động tự do) bị truy tố về tội “Môi giới hối lộ”.
Theo cáo trạng, từ đầu năm 2021 đến tháng 6-2021, Cao Thị Minh Thuận, Giám đốc Công ty Phú Hưng Phát, cùng các đồng phạm đã tổ chức sản xuất và thực tế nhập kho tổng số gần 9,5 triệu quyển sách giáo khoa giả các loại của Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam và các nhà xuất bản khác với tổng trị giá sách theo bìa là hơn 260 tỉ đồng. Cùng với đó, nhóm Thuận đã tổ chức tiêu thụ tổng số hơn 6,3 triệu quyển sách, giảm với tổng giá trị hơn 164 tỉ đồng, thu lợi bất chính hơn 30 tỉ đồng.
Cáo trạng xác định ngày 9/7/2020, khi Công ty Phú Hưng Phát bị Đội QLTT số 17 kiểm tra, thu giữ 68 đầu sách với tổng số lượng 27.360 quyển sách giả, Cao Thị Minh Thuận thấy Trần Hùng là người trực tiếp chỉ đạo nên đã nhắn tin, điện thoại cho Trần Hùng với mục đích nhờ giúp đỡ, chỉ đạo để xử lý nhẹ vụ việc. Trần Hùng nói đồng ý "tha" với yêu cầu Thuận phải chỉ ra một số cơ sở in lậu.
Do vẫn lo sợ bị xử lý hình sự, Thuận đã nhờ Nguyễn Duy Hải gặp Trần Hùng đặt vấn đề Thuận gửi Trần Hùng và Tổ công tác 304 số tiền 400 triệu đồng. Cùng với đó, mong Trần Hùng bỏ qua vụ việc vi phạm của Công ty Phú Hưng Phát.
Sau đó, Trần Hùng đã hướng dẫn Hải nói với Thuận phải thay đổi lại lời khai về nguồn gốc số sách bị thu giữ, thành sách do người khác mang đến ký gửi. Sau khi tiếp nhận ý kiến của Trần Hùng, Nguyễn Duy Hải đã nói lại nội dung này với nhóm của Thuận.
Tiếp đó, ngày 15/7/2020, Nguyễn Duy Hải cầm 300 triệu đồng được đựng trong túi ni-lông màu đen do Thuận đưa và đưa cho Trần Hùng số tiền này.
Theo cơ quan tố tụng, trong quá trình điều tra bị can Trần Hùng không thừa nhận hành vi phạm tội. Tuy nhiên, căn cứ vào lời khai của các bị can khác cùng với chứng cứ, có đủ cơ sở xác định Trần Hùng đã nhận 300 triệu đồng của Cao Thị Minh Thuận thông qua Nguyễn Duy Hải để hướng dẫn Thuận thay đổi lời trình bày, đồng thời chỉ đạo Lê Việt Phương tạo điều kiện, xử lý vụ việc vi phạm của Công ty Phú Hưng Phát theo hướng xử lý hành chính.
Cũng theo cáo trạng, Lê Việt Phương đã chỉ đạo Thành Thị Đông Phương xây dựng hồ sơ, báo cáo đề xuất xử lý hành chính vụ việc theo ý kiến của Trần Hùng và nhận 310 triệu tiền "cảm ơn". Phạm Ngọc Hải được giao nhiệm vụ chủ trì tiêu hủy số sách lậu nhưng đã làm trái công vụ, tự ý trả lại một phần số sách thu giữ và nhận 30 triệu tiền "cảm ơn".
Cáo trạng xác định, hành vi của các bị can đã làm trái công vụ, dẫn đến hậu quả vụ việc vi phạm có dấu hiệu hình sự nhưng chỉ bị xử lý hành chính, xâm phạm đến hoạt động đúng đắn của cơ quan nhà nước, làm ảnh hưởng đến uy tín, hình ảnh của lực lượng quản lý thị trường
Chiều 13/9, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao cho hay, đơn vị vừa ban hành cáo trạng vụ án “Sản xuất, buôn bán hàng giả”, “Nhận hối lộ”, “Môi giới hối lộ”, “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ” xảy ra tại Công ty In và Văn hóa truyền thông Hà Nội, Công ty Phú Hưng Phát, Đội Quản lý thị trường 17 Hà Nội và Tổng cục Quản lý thị trường. Cùng với đó, truy tố 34 bị can ra trước Tòa án nhân dân TP Hà Nội để xét xử về các hành vi trên.
Trả lờiXóaTheo cáo trạng, Cao Thị Minh Thuận (giám đốc Công ty Phú Hưng Phát) cùng nhóm đặt in, nhập kho hơn 9,3 triệu quyển sách giả các loại liên quan Nhà xuất bản Giáo Dục. Nhóm này đã tiêu thụ hơn 6,3 triệu quyển, còn 3 triệu quyển chưa kịp bán thì bị cảnh sát thu giữ.
Trả lờiXóaPhạm Hùng- cựu Cục phó QLTT, một người mạnh mồm nhất trong công tác phòng chống tham nhũng lại bị truy tố một cách nghiêm trọng bị xử lý về việc tham nhũng, do đó bài học của ông này chính là đừng bao giờ mạnh mồm. Do đó, việc xử lý những cán bộ như này trong đội ngũ phải cực kì mạnh tay
Trả lờiXóaTừ đầu năm 2021 đến tháng 6-2021, Cao Thị Minh Thuận, Giám đốc Công ty Phú Hưng Phát, cùng các đồng phạm đã tổ chức sản xuất và thực tế nhập kho tổng số gần 9,5 triệu quyển sách giáo khoa giả các loại của Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam và các nhà xuất bản khác với tổng trị giá sách theo bìa là hơn 260 tỉ đồng
Trả lờiXóa