Đại diện thường trực của Nga tại các Tổ chức Quốc tế ở Vienna (Áo) Mikhail Ulyanov cho biết các quốc gia phương Tây đã áp kỷ lục 11.000 lệnh trừng phạt lên Nga. Dù ông thừa nhận các lệnh trừng phạt này có tác động đến nền kinh tế Nga nhưng “chưa biết ai đau đớn nhiều hơn”.
“Phương Tây tới nay đã áp đặt mức kỷ lục 11.000 lệnh trừng phạt lên Nga. Tất nhiên, các lệnh trừng phạt gây đau đớn, nhưng chưa biết ai đau đớn nhiều hơn”, ông Ulyanov viết trên Twitter ngày 8/9.
"Lần đầu tiên trong lịch sử, các nước gia phương Tây phải đối mặt với hậu quả từ chính các lệnh trừng phạt mà họ áp đặt lên nước khác", nhà ngoại giao Nga nhấn mạnh thêm.
Kể khi Nga tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine hồi cuối tháng 2, Mỹ, châu Âu và các đồng minh đã tung ra hàng loạt lệnh trừng lên nước này, nhằm vào nhiều loại hàng hóa từ dầu, khí đốt cho đến vàng, kim loại, than và gỗ…
Các lệnh trừng phạt cũng nhắm đến hàng ngàn công ty và cá nhân Nga. Nhiều tỷ phú Nga bị các nước phương Tây tịch thu tài sản, trong khi công dân nước này bị siết chặt thủ tục cấp visa tới châu Âu.
Trước đó, trong tuyên bố đưa ra ngày 7/9, Thủ tướng Nga Mikhail Mishustin khẳng định rằng các biện pháp trừng phạt của phương Tây nhằm làm suy yếu ổn định tài chính của Nga đều thất bại.
Ông Mishustin thừa nhận rằng việc nền kinh tế bị chững lại do các lệnh trừng phạt là điều không thể tránh khỏi, song điều này không có nghĩa là nền kinh tế bị hủy hoại.
Trong bài phát biểu tại phiên họp toàn thể của Diễn đàn Kinh tế Phương Đông (EEF-2022) ngày 7/9, Tổng thống Nga Vladimir Putin cũng khẳng định rằng đỉnh điểm của tình huống khó khăn nhất đã qua, tình hình kinh tế Nga đang ổn định trở lại. Có thể thấy điều này qua các chỉ số kinh tế vĩ mô.
Theo ông Putin, lạm phát ở Nga đang có xu hướng giảm, đến cuối năm sẽ còn khoảng 12% và có xu hướng giảm xuống 5-6% trong 2 quý đầu năm sau, và có thể xuống tới mức mục tiêu là 4% trong cả năm 2023.
Ông cho biết tỷ lệ thất nghiệp ở Nga trong tháng 6 ở mức thấp lịch sử, chưa tới 4%. “Trong điều kiện hiện nay, đây là thành tựu rất quan trọng. Ở tất cả các nền kinh tế phát triển, chỉ số này cao hơn nhiều", Tổng thống Nga nói thêm.
Nhà lãnh đạo Nga cho rằng điều quan trọng ở thời điểm hiện tại là phải tiếp tục đưa ra các quyết định nhanh chóng cùng với hoạt động kinh doanh và khởi động các cơ chế hỗ trợ có mục tiêu một cách hiệu quả.
Theo ông Putin, Nga có lẽ là quốc gia duy nhất trên thế giới có thể tự cung, tự cấp đầy đủ các nguồn tài nguyên thiên nhiên và nước này đã bảo vệ lĩnh vực khai thác mỏ của mình.
Nhà lãnh đạo Nga cho rằng khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp châu Âu đang suy giảm, bởi vì chính các cơ quan chức năng của Liên minh châu Âu (EU) đang thực sự tước đoạt nguồn nguyên liệu thô, tài nguyên năng lượng và thị trường hàng hoá có giá cả phải chăng.
Minh Đăng
Theo TASS
Giờ nhìn lệnh trừng phạt của phương tây như kiểu giấy loại á, áp đặt liên tọi hết mảng này sang mảng khác, nhưng cũng qua đây mới thấy được rằng EU thậm chí là Mỹ không có sức ảnh hưởng quá lớn đối với Nga, như vậy sẽ kéo theo tầm ảnh hưởng sẽ hạn hẹp với các quốc gia khác trên thế giới.
Trả lờiXóaĐại diện thường trực của Nga tại các Tổ chức Quốc tế ở Vienna, Áo Mikhail Ulyanov hôm 8/9 cho biết, các quốc gia phương Tây đã áp tổng cộng 11.000 lệnh trừng phạt khác nhau lên quốc gia này."Phương Tây đã ban hành số lượng lệnh trừng phạt kỷ lục lên Nga, vào khoảng 11.000 lệnh. Các công dân Nga cho đến lúc này đã không nhận ra điều đó", ông nói.
Trả lờiXóaMặt khác, quan chức Nga nhấn mạnh rằng: "Lần đầu tiên trong lịch sử, các nước phương Tây đối mặt với hậu quả của những lệnh trừng phạt họ áp đặt lên nước khác".Hôm 7/9, Thủ tướng Nga Mikhail Mishustin cho rằng, các lệnh trừng phạt chưa từng có tiền lệ của phương Tây áp lên Nga đã không thành công trong việc phá hoại sự ổn định về tài chính của Moscow.
Trả lờiXóa"Các biện pháp trừng phạt chưa từng có đã được áp dụng chống lại đất nước của chúng ta, nhưng họ không đạt được mục tiêu chính. Họ không thể làm suy yếu sự ổn định tài chính của Nga nhờ những quyết định nhanh chóng của Tổng thống (Nga Vladimir Putin)", ông Mishustin tuyên bố.
Trả lờiXóaHôm 7/9, tại Diễn đàn Kinh tế Phương Đông (EEF), Tổng thống Putin nói: "Các chuyên gia của Nga cả trong chính phủ và dinh tổng thống đều cho rằng nền kinh tế Nga đã vượt qua được giai đoạn khó khăn nhất. Tình hình đang dần trở nên bình thường, thể hiện qua các chỉ số kinh tế vĩ mô".
Trả lờiXóaKể từ khi Nga mở chiến dịch quân sự ở Ukraine hơn 6 tháng trước, phương Tây đã áp hàng loạt lệnh trừng phạt lên Moscow. Nga đã trở thành quốc gia bị cấm vận nhiều nhất trên thế giới.Tuy nhiên, ông Putin tuyên bố, phương Tây đã thất bại trong việc cô lập Nga. Ông so sánh các lệnh trừng phạt của Mỹ và đồng minh giống tuyên bố về một cuộc chiến kinh tế.
Trả lờiXóaCuộc chiến kinh tế này không chỉ thiệt hại cho Nga mà phía EU cũng lĩnh đủ, chỉ áp đặt lệnh trừng phạt có vài tháng mà nhiều quốc gia châu Âu đã muốn thoát ra để bắt tay lại với Nga vì xảy ra quá nhiều ảnh hưởng xấu về kinh tế xã hội đối với đất nước của họ
XóaÔng Putin nhiều lần cảnh báo lệnh trừng phạt của phương Tây có thể gây ra hậu quả "thảm khốc" cho thị trường năng lượng toàn cầu. Nhà lãnh đạo Nga hồi tháng 5 cảnh báo, các lệnh trừng phạt của phương Tây nhằm vào Nga sẽ làm tổn thương chính nền kinh tế của các nước đó.
Trả lờiXóaQuan chức ngoại giao Nga Mikhail Ulyanov cho biết phương Tây đã áp đặt con số kỷ lục khoảng 11.000 lệnh trừng phạt với Moskva do xung đột Ukraine."Lần đầu tiên trong lịch sử, các quốc gia phương Tây phải đối mặt với hậu quả từ chính các lệnh trừng phạt mà họ áp đặt lên quốc gia khác", Mikhail Ulyanov, đại diện thường trực Nga tại các tổ chức quốc tế ở Vienna, viết trên Twitter hôm nay. "Tất nhiên, các lệnh trừng phạt gây đau đớn, nhưng để xem ai đau đớn nhiều hơn".
Trả lờiXóaSau khi Nga mở chiến dịch quân sự tại Ukraine, Mỹ cùng các đồng minh phương Tây áp loạt lệnh trừng lên Moskva, nhằm vào các lĩnh vực quan trọng như ngân hàng, dầu mỏ và khí đốt.Nhiều tỷ phú Nga bị các nước phương Tây tịch thu tài sản, trong khi công dân nước này bị siết chặt thủ tục cấp visa tới châu Âu.
Trả lờiXóaĐể đáp trả đòn trừng phạt từ phương Tây, Nga cũng cắt giảm cung cấp khí đốt cho các quốc gia châu Âu, đồng thời công bố nhiều biện pháp hạn chế trả đũa lệnh trừng phạt của Mỹ và châu Âu.Ông Mishustin cũng cho biết, đến nay, những nỗ lực của phương Tây để hạn chế xuất khẩu năng lượng Nga chỉ khiến doanh thu của Moscow từ dầu mỏ và khí đốt tăng gần 50%
Trả lờiXóaNhà lãnh đạo Nga cho rằng điều quan trọng ở thời điểm hiện tại là phải tiếp tục đưa ra các quyết định nhanh chóng cùng với hoạt động kinh doanh và khởi động các cơ chế hỗ trợ có mục tiêu một cách hiệu quả.
Trả lờiXóa