EU và G7 đang nỗ lực ngăn chặn Nga thu được lợi nhuận khổng lồ từ việc bán dầu và khí đốt. Moskva đáp trả bằng cách đóng nguồn cung đường ống Nord Stream 1.
Van khí đốt tại một mỏ ở Tây Siberia do nhà sản xuất dầu lớn nhất của Nga, Rosneft, điều hành. Ảnh: EURASIA
Cuộc chiến năng lượng giữa Nga và phương Tây đã leo thang đáng kể trong thời gian gần đây, khi các nước phương Tây phối hợp hạn chế giá dầu và khí đốt xuất khẩu của Moskva, trong khi Nga tuyên bố sẽ không khởi động lại đường ống Nord Stream 1 quan trọng.
Các nền công nghiệp phát triển G7 đã kêu gọi thiết lập một hệ thống chỉ cho phép bán dầu của Nga với giá thấp hơn thị trường. Chủ tịch Ủy ban châu Âu cũng kêu gọi giới hạn giá khí đốt của Nga. Mục đích là để hạn chế thu nhập của Điện Kremlin từ việc bán nhiên liệu hóa thạch, vốn giúp duy trì chiến dịch quân sự ở Ukraine.
"Giới hạn giá được thiết kế đặc biệt để giảm doanh thu của Nga và khả năng của Nga trong việc duy trì chiến dịch quân sự, đồng thời hạn chế tác động của cuộc xung đột đối với giá năng lượng toàn cầu", các bộ trưởng tài chính G7 cho biết trong một tuyên bố sau cuộc họp gần đây của họ.
Về phần mình, Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen cho biết bà "chắc chắn" về sự cần thiết phải giới hạn giá khí đốt của Nga xuất khẩu qua đường ống sang EU - điều mà khối này muốn làm để siết chặt tài chính và kiềm chế Nga trong bối cảnh giá năng lượng tăng vọt tại châu lục này.
Bà Leyen nói: “Có thể đề xuất mức trần giá xăng ở châu Âu. Đó là một nỗ lực nhằm mang lại trật tự cho các thị trường năng lượng toàn cầu vốn đã bị mất ổn định nghiêm trọng bởi cuộc xung đột ở Ukraine".
Ngay lập tức, Moskva đã đánh trả khi Điện Kremlin cảnh báo họ sẽ ngừng bán dầu cho các công ty tham gia chương trình giới hạn giá G7. Trong khi đó, tập đoàn năng lượng Gazprom của Nga thông báo ngừng hoạt động vô thời hạn đường ống dẫn khí đốt Nord Stream 1 tới Đức, một động thái có thể được coi là "một cuộc phản công kinh tế" mới vào Liên minh châu Âu của Điện Kremlin.
Công ty độc quyền xuất khẩu khí đốt trên của Nga viện dẫn các vấn đề về bảo trì đường ống dưới biển. "Cho đến khi các vấn đề kỹ thuật của thiết bị được khắc phục, việc vận chuyển khí đốt đến đường ống dẫn khí Nord Stream sẽ bị dừng hoàn toàn", Gazprom cho biết.
Xung đột giữa Nga và phương Tây về năng lượng cho thấy mức độ nguy hiểm hiện tại đang cao như thế nào. Các chính phủ phương Tây đang phải vật lộn với cuộc khủng hoảng năng lượng dẫn đến lạm phát, đồng thời tìm cách gây áp lực tối đa lên Moskva bằng cách nhắm mục tiêu vào xuất khẩu nhiên liệu hóa thạch của Nga. Trong khi đó, Nga hưởng lợi từ mức giá kỷ lục và hy vọng sẽ gây áp lực lớn hơn đối với các nền kinh tế phương Tây bằng cách cắt giảm nguồn cung.
Bất chấp những nỗ lực hạn chế xuất khẩu năng lượng của Moskva - trụ cột ngân sách của Nga - sự kết hợp giữa việc nhiều nước EU phụ thuộc lớn vào năng lượng của Nga và nhu cầu mạnh mẽ từ các nước như Ấn Độ và Trung Quốc, khiến cho phương Tây vẫn chưa thể ngăn được "dòng tiền đổ vào kho bạc của Điện Kremlin".
Mặc dù xuất khẩu dầu của Nga giảm trong tháng 6, nước này vẫn thu về hơn 20 tỷ USD trong khoảng thời gian này, tăng 40% so với cùng kỳ năm ngoái, theo Cơ quan Năng lượng Quốc tế.
EU đã trì hoãn việc cấm khí đốt tự nhiên của Nga - nguồn năng lượng chiếm 40% lượng nhập khẩu của khối - nhưng đã cam kết giảm thiểu sự phụ thuộc vào Moskva. Về phần mình, Điện Kremlin đã cắt giảm hoặc hạn chế xuất khẩu sang hàng chục nước EU và nhập khẩu của EU vào cuối tháng 8 thấp hơn 68% so với cùng thời điểm năm ngoái, Bruegel, tổ chức chuyên nghiên cứu chính sách về các vấn đề kinh tế có trụ sở tại Brussels cho biết.
Tuy nhiên, Gazprom vẫn không bị giảm doanh thu; Giá khí đốt hiện cao hơn khoảng 10 lần so với một năm trước, giúp công ty đạt lợi nhuận ròng kỷ lục hơn 41 tỷ USD trong nửa đầu năm nay. Điều đó khiến EU, Mỹ và các đồng minh khác phải nỗ lực tìm cách ngăn chặn những khoản thu nhập đó.
Bộ trưởng tài chính các nước G7 gần đây đã họp để thảo luận về việc giới hạn giá dầu của Nga. Ảnh: AP
Cắt giảm xuất khẩu
Gói trừng phạt thứ sáu của EU kêu gọi cấm hoàn toàn việc nhập khẩu dầu thô của Nga từ đường biển vào ngày 5/12 tới và đối với các sản phẩm tinh chế vào ngày 5/2/2023 - với các miễn trừ cho các quốc gia như Hungary phụ thuộc nhiều vào nhập khẩu dầu qua đường ống. Nỗ lực của G7 cũng sẽ tương đương với chương trình của EU.
Năm ngoái, EU đã nhập khẩu 71 tỷ euro dầu và các sản phẩm dầu của Nga. Mỹ, nước mua ít dầu hơn của Nga, đã áp đặt lệnh cấm của mình vào tháng 3 năm nay.
Kế hoạch của G7 kêu gọi thành lập một liên minh rộng rãi các nước đặt giá dầu của Nga thấp hơn thị trường - điều quan trọng là tìm ra mức mà Nga sẽ tiếp tục xuất khẩu nhưng mức đó đủ thấp để Moskva không thu được lợi nhuận lớn.
Kế hoạch này sẽ dựa trên việc không cho Nga tiếp cận thị trường bảo hiểm quan trọng ở London, thị trường chiếm 95% ngành vận tải dầu toàn cầu, nếu nước này không tôn trọng giới hạn giá. Rất nhiều dầu thô của Nga đang được vận chuyển bằng tàu chở dầu từ các nước như Hy Lạp, và việc buôn bán như vậy có thể bị cản trở bởi các hạn chế về bảo hiểm.
Robin Brooks, nhà kinh tế trưởng của IIF, một hiệp hội ngành dịch vụ tài chính toàn cầu, cho biết: "Các tàu chở dầu là trung tâm của mọi thứ. Vì vậy, nếu bạn muốn thực thi một lệnh cấm vận hoặc nếu bạn muốn áp dụng giới hạn giá, bạn phải làm điều đó với các tàu chở dầu. Nếu không thì không có hiệu quả”.
Theo phân tích của ông Brooks, 55% công suất tàu chở dầu rời Nga từ tháng 3 đến tháng 8/2022 thuộc về các chủ sở hữu người Hy Lạp - so với 35% trong cùng kỳ năm 2020 và 2021. Do các lệnh trừng phạt chưa có hiệu lực nên hoạt động này không được coi bất hợp pháp, mặc dù Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đã chỉ trích vai trò của Hy Lạp trong việc vận chuyển dầu của Nga.
EU cũng đang tìm cách hạn chế khí đốt của Nga. Nhưng giá khí đốt tăng cao đang có tác động mạnh đến giá điện, khiến lạm phát leo thang và gây ra bất ổn chính trị ngày càng tăng trên khắp châu lục.
Công Thuận/Báo Tin tức (Theo Politico.eu)
Dầu mỏ không bao giờ là mặt hàng ế ẩm được, quốc gia nào cũng cần dầu mỏ để hoạt động vận hành cho nền công nghiệp, Nga nó chỉ cần bán rẻ đi một chút so với giá dầu thế giới là cả tá quốc gia lao vào mua ngay, lộ mặt chỉ có Trung Quốc với Ấn Độ nhưng không lộ mặt thì biết bao nhiêu
Trả lờiXóaPhải cứng như vậy mới trị được Mỹ và bọn bầy đàn EU…Tập trung bán năng lượng cho Châu Á,Sau này bọn Châu Âu có bỏ cấm vận Nga theo kiểu bầy đàn ngu xuẩn thì Nga có bán lại năng lượng cho Châu Âu nên tăng giá lên thật cao….
Trả lờiXóaViệc EU và Mỹ cấm vận Nga làm cho Nga tìm thêm được đối tác làm ăn mới, trong tương lai có thể đỡ phụ thuộc hơn vào phương tay mà bắt tay làm ăn với người châu Á, cùng đưa nhau phát triển đi lên.
XóaTháo dỡ Nord stream 2 để lắp đặt "Thế lực Châu Á Siberia 2" cho đỡ tốn kém, đồng thời chấm dứt hoàn toàn việc cung cấp khí đốt giá rẻ cho phương tây.
Trả lờiXóaChủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula Von der Leyen cho biết nếu thể hiện bản lĩnh và đoàn kết, EU sẽ giành được ưu thế trước Nga trong bối cảnh xung đột ở Ukraine.
Trả lờiXóaĐây không chỉ là chiến dịch quân sự Nga tiến hành đối với Ukraine, đây còn là cuộc chiến về năng lượng. Đó là một cuộc chiến đối với nền kinh tế, và về các giá trị cũng như tương lai của chúng ta
Trả lờiXóaNguồn cung dầu và khí đốt của Nga cho châu Âu đã giảm mạnh trong bối cảnh xung đột ở Ukraine, do các lệnh trừng phạt của EU và các biện pháp đáp trả của Moskva. Người dân ở Áo, Cộng hòa Séc và các nước khác trong khối đã xuống đường biểu tình trong những tuần gần đây để phản đối chi phí năng lượng tăng cao.
Trả lờiXóabà Ursula Von der Leyen thừa nhận để chiến thắng trước Nga sẽ đòi hỏi sự hy sinh nghiêm túc của các công dân châu Âu. “Tương lai phía trước của chúng ta sẽ không dễ dàng - nhiều gia đình đang phải vật lộn để kiếm sống, trong khi các doanh nghiệp đang phải đối mặt với lựa chọn khó khăn", bà nói.
Trả lờiXóaPhải căng mình xoay sở để dự trữ khí đốt trước khi bước vào mùa đông lạnh giá, châu Âu cáo buộc Nga dùng năng lượng làm vũ khí, nhưng Nga phủ nhận và nói rằng nguồn cung khí đốt giảm là do trục trặc kỹ thuật và do chính những hạn chế mà phương Tây áp lên Nga.
Trả lờiXóaĐối với Nga, việc giảm cung cấp khí đốt cho châu Âu và bị các nước châu Âu từ chối mua than và dầu thô được cho là có thể sẽ khiến nguồn thu từ xuất khẩu năng lượng - lĩnh vực chủ lực của nền kinh tế Nga - giảm sút. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại, Nga vẫn “kiếm bộn” từ xuất khẩu năng lượng do giá dầu thô và khí đốt tăng cao kể từ khi chiến tranh nổ ra, cộng thêm việc dòng chảy dầu thô của nước này đang dịch chuyển nhiều hơn về phía thị trường châu Á.
Trả lờiXóaXét về mọi mặt, các cuộc chiến nào rồi cũng gây ảnh hưởng, nguy hại đến an ninh an toàn của đất nước, đặc biệt là các nước liên quan đến năng lượng, khí đốt, các vấn đề liên quan đến cuộc chiến này. Do đo mỗi quốc gia nên có sự tính toán chuẩn bị kĩ lưỡng trong cuộc chiến chưa hồi kết này
Trả lờiXóa