UAV Orlan được đánh giá là vừa lợi hại, vừa phù hợp với hoàn cảnh của Nga trong bối cảnh xung đột với Ukraine hiện nay, nhất là sau khi Nga điều chỉnh chiến thuật. Orlan trở thành tai mắt của pháo binh Nga.
Nga chưa chắc cần đến UAV Iran như nhận định của Mỹ
Mỹ nói rằng Nga đã tiếp nhận lô máy bay không người lái (UAV) đầu tiên từ Iran và rằng Nga có kế hoạch mua hàng trăm UAV như thế này. Trong khi đó, Nga khẳng định họ không mua UAV của Iran, còn Iran tuyên bố trung lập đối với cuộc chiến ở Ukraine.
Quan điểm của Washington là Nga đang cạn dần các UAV sản xuất nội địa do các khó khăn về sản xuất và chuỗi cung ứng cũng như hiệu quả không cao của các UAV này trên chiến trường.
Mặc dù vậy, trên thực tế, các UAV mà người ta cho là Nga đang lùng mua không có liên quan gì đến khó khăn trong chuỗi cung ứng của Nga cả, cũng như không liên quan đến tình hình tác chiến ở Ukraine. Ít khả năng UAV của Iran sẽ tạo ra bất cứ sự khác biệt nào trong cuộc chiến Ukraine, ít nhất là trong tương lai gần.
Trong cuộc chiến Ukraine, Nga vận hành một số loại UAV khác, trong đó quan trọng nhất là loạt UAV Orlan (Đại bàng) còn được gọi là Orlan-10 (1 loại trong 11 biến thể, gồm Orlan 20K) và Orlan-30. Đến năm 2018, Nga đã sản xuất ít nhất 1.000 UAV Orlan-10.
Phía Ukraine tuyên bố đã bắn rơi tới 300 chiếc Orlan, nhưng đây nhiều khả năng là một sự phóng đại.
Đặc điểm của UAV Orlan do Nga sản xuất
Vào giữa tháng 8, Bộ Quốc phòng Nga ký một hợp đồng với Trung tâm Công nghệ Đặc biệt LLC để nhận UAV Orlan1-0 và Orlan-30 nhưng không cung cấp thông tin về số lượng UAV trong đơn đặt hàng này. Được biết, các UAV mới nhất vừa được sản xuất có gắn một thiết bị chỉ thị laser để xác định chính xác mục tiêu cho pháo và rocket mặt đất của Nga.
Các bằng chứng thông thường cho thấy hầu hết UAV Orlan của Nga bị mất là do lỗi kỹ thuật của phía Nga hoặc do tác chiến điện tử của đối phương. Rất ít UAV loại này bị rụng do hỏa lực mặt đất của Ukraine.
UAV Orlan, cũng như hầu hết các UAV khác của Nga, được làm bằng nhựa giống composite nên chúng gần như không thể bị phát hiện bằng radar. Ngoài ra, loại Orlan được trang bị thiết bị quét ảnh nhiệt có thể hoạt động về đêm, gây thêm nhiều khó khăn cho bên muốn theo dõi Orlan.
Orlan chủ yếu sử dụng các linh kiện lấy từ các hãng của Trung Quốc và phương Tây.
Tổ chức phân tích vũ khí Global Security cho biết: UAV Orlan sử dụng thiết bị điện tử của Trung Quốc hoặc phương Tây, động cơ của Nhật Bản, hệ thống liên lạc của Đức và module định vị toàn cầu của Thụy Sĩ, với hệ thống cảm biến kiểm soát chuyến bay là của Mỹ.
Các phiên bản đầu của Orlan sử dụng một máy ảnh Canon SLR Model 800D với ống kính 85mm. Các phiên bản gần đây sử dụng máy quét ảnh nhiệt French Lyred Pico640-046. Cả máy ảnh Canon và Lyred đều lấy điện từ nguồn cung điện của UAV.
Động cơ của Orlan-10 là một động cơ xăng 4 kỳ rất nhỏ với một xy-lanh, mẫu Saito FG-40. UAV Orlan-30 sử dụng một động cơ Saito 2 xy-lanh.
Orlan chủ yếu được sử dụng để giúp pháo binh Nga đạt được độ chính xác cao trong ngắm bắn, trấn áp radar của phản pháo, và gây nhiễu các tháp thiết bị di động và các phương tiện liên lạc khác
Các nhóm UAV được tích hợp với lựu pháo tự hành Msta-SM và nằm trong tổ hợp trinh sát đường không không người lái BKAR. Ngoài ra, Orlan còn được kết nối với tổ hợp tác chiến điện tử Leer-3.
Bằng việc sử dụng 3 UAV loại này, trong đó một chiếc lơ lửng bên trên mục tiêu, pháo binh Nga có thể cải thiện độ chính xác của loạt bắn và điểu chỉnh tác xạ dựa trên các kết quả quan sát được.
UAV Iran có gì khác biệt?
Nếu Nga mua UAV của Iran thì không có chiếc UAV nào của Iran có thể sử dụng theo kiểu tích hợp như trên. Như vậy, các UAV này không thể thay thể Orlan ít nhất cho tới khi Nga điều chỉnh được phương thức liên lạc và quản lý để bổ sung cho pháo binh Nga.
Hai loại UAV của Iran được cho là vừa cấp cho Nga bao gồm mẫu Shahed 129 và mẫu Shahed 191 - hai model hàng đầu trong kho vũ khí của Iran.
Shahed 129 có thể coi tương đương với UAV Predator MQ-1B của Mỹ và Chengdu Wing Loong của Trung Quốc. Đây là dòng UAV chiến đấu, có khả năng mang các loại tên lửa như tên lửa dẫn đường chống tăng Sadid-1 (được xem như bản sao của tên lửa chống tăng Spike của Israel). UAV có thể ở trên không trong 24 tiếng đồng hồ (giống UAV Predator) và có thể dùng để thực hiện các cuộc tấn công với độ chính xác cao.
Mẫu Shahed 191 Saegheh (Tia Sét) là UAV tàng hình được cho là kết quả của việc Iran nhái lại mẫu RQ-170 của Mỹ. Đây chủ yếu là nền tảng ISR (tình báo, theo dõi và trinh sát) chứ không phải là UAV chiến đấu. Tuy nhiên các mẫu đời sau có vẻ có khả năng mang vũ khí cả bên trong và bên ngoài UAV.
Nga có thể quan tâm tới tính năng tàng hình của UAV Shahed 191 mặc dù khi UAV này đến gần mục tiêu, nó có thể bị phát hiện bằng mắt thường và có thể bị gây nhiễu bằng thiết bị tác chiến điện tử. Đây có thể là công cụ tốt giúp Nga hạ gục các radar phòng không của Ukriane, nhất là trong bối cảnh Mỹ cung cấp thêm cho Ukraine các hệ thống phòng không mới.
Thay đổi chiến thuật, Nga bỗng rất cần UAV
Hiện chưa có thông tin về mức độ dễ tổn thương của UAV Iran trước các thiết bị gây nhiễu điện tử. Tuy nhiên, UAV Iran có thể hoạt động ở độ cao lớn hơn so với UAV Orlan, nên khó bị gây nhiễu bằng các thiết bị cầm tay chạy bằng pin.
Trên báo chí Mỹ có các thông tin (hầu như dự trên nguồn tình báo Mỹ) cho rằng Nga đã khởi động huấn luyện ở Iran về cách dùng các loại UAV này. Cũng có thông tin cho rằng do độ phức tạp của các UAV này mà các chuyên gia của Iran có thể sẽ được triển khai tới Ukraine để hỗ trợ Nga điều khiển UAV.
Để duy trì hoạt động của đội UAV của mình, Nga còn cần tới thiết bị nhập từ nước ngoài, từ đó tạo thêm áp lực lên phía Trung Quốc để nước này cung cấp cho Nga các phần cứng dùng để thay thế cho các bộ phận có gốc gác phương Tây. Có lẽ Trung Quốc có đủ khả năng để cung cấp cho Nga các thiết bị thay thế cho động cơ, định vị GPS, thiết bị vô tuyến, camera và thiết bị quét ảnh của Nhật Bản.
Kể từ khi quân đội Nga vào cuối tháng 7 quyết định áp dụng chiến thuật truyền thống, tích cực sử dụng trọng pháo, đánh chắc tiến chắc ở vùng Donbass, miền Đông Ukraine, thì tầm quan trọng của các UAV Orlan lại gia tăng đáng kể.
Điều này lý giải vì sao Nga cần sản xuất thêm UAV Orlan khi hợp đồng mua thiết bị mới vừa được thực hiện vào giữa tháng 8. Tuy nhiên, như đã phân tích ở trên, UAV Iran không thay thế được cho UAV Orlan. Nhưng Nga vẫn có thể tìm cách khai thác lợi ích từ UAV Iran. Theo thời gian, UAV Iran có thể gia tăng tầm quan trọng nếu chúng hoạt động hiệu quả như quảng cáo.
***
Nguồn: Trung Hiếu/VOV.VN biên dịch
Nguồn: Trung Hiếu/VOV.VN biên dịch
Nguồn: Asia Times
"Orlan chủ yếu sử dụng các linh kiện lấy từ các hãng của Trung Quốc", dùng đồ anh Tập thì kém hiệu quả là đúng rồi, ai đời đồ quân sự lại đi lắp hàng tàu vào, không phải miệt thị chứ anh Tàu không có năng khiếu trong mảng yêu cầu trình độ, công nghệ cao này đâu.
Trả lờiXóaChuyện trong nhà của nước Nga mà ông Mỹ ngồi phán như thật, rồi đến việc Mẽo đe dọa cả thế giới rằng đang có mối đe dọa vũ khí hạt nhân đến từ nước Nga, trong khi nước Nga chưa nói rằng sẽ sử dụng, Mỹ trong thời gian này như một phát ngôn viên vô duyên vậy, tại sao không trực tiếp tham gia giải quyết cuộc chiến mà luôn đứng sau để phát ngôn.
Trả lờiXóa