Khoai@
Tiếp nối Mạc văn Trang, Nguyễn Xuân Toản... về chuyện đường sắt Cát Linh - Hà Đông, mới đây, anh Đào Tuấn lại cũng lên tiếng (xem ảnh chụp màn hình bên cạnh). Thôi thì, mỗi anh mỗi góc nhìn, nhà nước nhìn dưới góc độ phục vụ nhân dân thì đó là lãi đậm, nhưng ai đó lấy hệ quy chiếu của một con buôn làm thước ngắm thì đúng là lỗ thật.
Cũng cần nhắc lại rằng, phép tính của anh Đào Tuấn hệt như phép tính của Fb Toan Nguyen Xuan, được Mạc Van Trang gọi là "Những công trình di hại cho nhiều thế hệ, thực chất là tội ác!" vào hôm 21/6 để kích động người dân có thái độ tiêu cực với chính quyền thành phố Hà Nội. Khi đó tôi đã phải có lời với Mạn Văn Trang rằng, "Có những chuyện, nếu như không nói thì không ai biết các anh trì độn. Đã trì độn thì "đừng thi bơi với giải", đừng bi bô với đời".
Thực tế, không có bất kỳ quốc gia nào trên thế giới dùng hệ thống giao thông công cộng nội đô để kinh doanh lấy lãi. Các loại hình giao thông công cộng như xe bus nội đô, xe bus nhanh, đường sắt nội đô đều là các loại hình giao thông được chế độ ưu đãi (Xem Khoản h, Điều 16, Luật đầu tư) và khi đi vào hoạt động thì được nhà nước trợ giá. Hệ thống đường sắt nội đô Cát Linh - Hà Đông ở Hà Nội không phải là ngoại lệ.
Đường sắt Cát Linh - Hà Đông được thiết kế xây dựng với mục tiêu cao nhất là phục vụ lợi ích công. Theo đó, "lời lãi" của công trình này ngoài việc cung cấp một loại phương tiện giao thông văn minh, tiện lợi thì nó còn có đóng góp to lớn trong chống ùn tắc giao thông, tiết kiệm thời gian di chuyển, giảm ô nhiễm môi trường và bảo vệ sức khỏe của người dân...
Theo Viện chiến lược và phát triển Giao thông vận tải của Bộ GTVT, ùn tắc giao thông ở Hà Nội có thể gây ra thiệt hại từ 1 - 1,2 tỷ Usd mỗi năm. Con số này tương đương với 23.300 - 27.960 tỷ đồng. Đây là con số khổng lồ và đường sắt nội đô Cát Linh - Hà Đông sẽ là một trong số các biện pháp để ngăn chặn các thiệt hại nói trên (Mời xem ảnh bên). Cũng như xe bus nội đô, đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông cũng đã được HĐND Thành phố đã thông qua nghị quyết cho áp dụng các chính sách khuyến khích, trợ giá theo Luật Đường sắt.
Thực ra, ngay từ khi chưa có báo cáo kiểm toán, thì câu chuyện "đã chạy là lỗ" của tàu điện Cát Linh - Hà Đông đã được dự liệu từ trước, vì đối với lĩnh vực giao thông vận tải công cộng, mức thu từ vé luôn không đủ bù đắp chi phí.
Nhìn rộng ra, các nước có hệ thống giao thông công cộng hàng đầu thế giới như Hàn Quốc, Singapore, Anh, Đức... đều có mức trợ giá nhất định cho các phương tiện này. Điển hình như Hàn Quốc, chính quyền Seoul đang chi khoảng 200 triệu USD/năm để bù lỗ cho hệ thống xe bus. Trong khi đó, tại Anh, năm tài khoá 2019-2020, hệ thống giao thông công cộng ở London cũng lỗ 4.3 tỷ bảng Anh (5.25 tỷ USD), trong đó chính phủ tài trợ 3.4 tỷ bảng.
Sở dĩ phải dẫn các ví dụ như thế là để thấy, không thể tùy tiện nói một cách bậy bạ rằng, đường sắt Cát Linh - Hà Đông là di hại cho thế hệ sau và rằng, "Đối với doanh nghiệp nhà nước, cơ sở hạ tầng, vốn đầu tư đều lấy từ của dân. Lời doanh nghiệp ăn, lỗ nhân dân phải bù..." được.
Công bằng mà nói, hệ thống giao thông công cộng như Cát Linh - Hà Đông tuy không mang lại lợi ích kinh tế trực tiếp, thậm chí thua lỗ, nhưng nó lại gián tiếp mang lại lợi ích kinh tế và tối đa hoá lợi ích của toàn xã hội. Rất tiếc, không chỉ có anh Đào Tuấn mà còn nhiều người khác đã lờ đi những giá trị mà Cát Linh - Hà Đông mang lại cho xã hội.
Đánh giá về tình hình hoạt động của tàu điện đô thị Cát Linh - Hà Đông sau 10 tháng hoạt động (từ tháng 11/2021), Bộ Giao thông vận tải (GTVT) cho hay, hiện mạng lưới đường sắt đô thị của Hà Nội chưa hoàn thiện, chỉ duy nhất tuyến Cát Linh - Hà Đông vận hành thương mại, nên việc kết giao thông công cộng còn hạn chế. Tuy nhiên, với ưu việt là an toàn, tiện nghi, đi nhanh, đúng giờ, khách đi đường sắt Cát Linh - Hà Đông tăng từng tháng.
Trả lờiXóaSau 10 tháng, tàu đường sắt Cát Linh - Hà Đông chở được tổng cộng hơn 5,4 triệu lượt khách, bình quân hơn 18.300 lượt khách/ngày; trong đó hơn một nửa khách đi vé tháng. Tổng doanh thu đạt hơn 46 tỷ đồng, bình quân mỗi tháng thu 4,6 tỷ đồng tiền vé.
Trả lờiXóaDo chi phí vận hành lớn, giá vé phải rẻ để thu hút khách sử dụng tàu điện công cộng, dự kiến Hà Nội sử dụng ngân sách để trợ giá cho đơn vị khai thác đường sắt Cát Linh - Hà Đông (tương tự ngân sách trợ giá cho xe buýt).
Trả lờiXóaDự án đường sắt đô thị Hà Nội tuyến Cát Linh - Hà Đông chính thức khai thác thương mại từ tháng 11/2021, lễ khánh thành được tổ chức vào ngày 13/1/2022, sau 10 năm xây dựng.
Trả lờiXóasinh viên đang có xu hướng thuê nhà ở Hà Đông và sử dụng tàu điện đi lại hằng ngày vào nội đô. Tuyến đường đang góp phần giảm mật độ phương tiện trên hành lang đường bộ phía tây nam thủ đô, tạo thói quen đi lại bằng phương tiện công cộng.
Trả lờiXóaThời gian đầu vận hành (tháng 11-2021), do dịch Covid-19, tàu Cát Linh - Hà Đông chỉ đón khoảng 7.000-8.000 khách mỗi ngày. Sau gần một năm, lượng khách đi lại đã ổn định và tăng cao.
Trả lờiXóaNhận xét này đã bị tác giả xóa.
Trả lờiXóaTrước khi có Metro Cát Linh - Hà Đông: Hằng năm Hà Nội bay 1 tỷ USD
Trả lờiXóaSau khi có Metro Cát Linh - Hà Đông: Hằng năm Hà Nội bay 900 - 950 triệu USD (ước tính)
Lời không phải là lời từ tiền vé mà lời từ giảm thiệt hại kinh tế của cả Hà Nội, trong đó có cả giảm ô nhiễm môi trường, giảm lượng tiêu thụ xăng, dầu (kẹt xe thì xe vẫn nổ máy dẫn đến lãng phí xăng, dầu)
Hằng năm Hà Nội bay 1 tỷ USD và TPHCM bay 1 tỷ USD vì kẹt xe nên các công trình công cộng như Metro Cát Linh - Hà Đông sẽ giải quyết được vấn đề này, vừa có giá rẻ cho dân đi mà vừa giảm thiệt hại kinh tế.công trình an sinh xã hội để mà chạy thì chẳng bao giờ lãi. Tuyến xe bus HN đông thế mà còn chả lãi. Lãi ở đây là lãi về môi trường, để giải quyết tắc đường. Lãi quy đổi ra giá trị khác chứ đâu nhất thiết lãi tiền
Trả lờiXóaGiao thông công cộng nên được đánh giá hiệu quả không chỉ ở khía cạnh kinh tế. Cần có cái nhìn tổng thể về các tác động xã hội, giảm ùn tắc giao thông, giảm ô nhiễm môi trường,...
Trả lờiXóaHiện trên thế giới chỉ có số ít hệ thống Metro có lãi, như Tokyo Metro, Hongkong. Còn lại đều phải được Nhà nước trợ giá.
Mấy đứa phản động toàn bọn nhỏ ko học lớn làm phản động, viết bài ko có tý trí khôn nào. Mả tổ chúng nó chứ ai đời đi tính lợi nhuận các công trình công cộng hay phúc lợi hoặc các công trình mang tính biểu tượng. Nếu công dân hãy tỉnh táo. Ví dụ: tại sao điện lực bị lỗ? Nếu các bạn ko muốn điện lực lỗ thì có chịu giá 10k/1kW ko? .
Trả lờiXóaTại sao tàu điện xe bus giá rất thấp? Đứa nào muốn mấy cái đó có lãi thì trả phí thật cao lên đi! Xây quảng trường , nhà hát, tượng đài để làm gì tốn tiền đúng ko? Ko xây thì chúng mày lại bảo ko xây nổi cái này cái kia... Mà ko xây lấy chỗ nào mà vui chơi mà sinh hoạt văn hoá hả mấy còn giời. Nên đứa nào chửi thì nhớ thêm trí khôn vào nhé.
Trả lờiXóaBộ Giao thông vận tải cho hay, hiện mạng lưới đường sắt đô thị của Hà Nội chưa hoàn thiện, chỉ duy nhất tuyến Cát Linh - Hà Đông vận hành thương mại, nên việc kết giao thông công cộng còn hạn chế.
Trả lờiXóaTuy nhiên, với ưu việt là an toàn, tiện nghi, đi nhanh, đúng giờ, khách đi đường sắt Cát Linh - Hà Đông tăng từng tháng. Bình quân hơn 18.300 lượt khách/ngày; trong đó hơn một nửa khách đi vé tháng
Theo đó, "lời lãi" của công trình này ngoài việc cung cấp một loại phương tiện giao thông văn minh, tiện lợi thì nó còn có đóng góp to lớn trong chống ùn tắc giao thông, tiết kiệm thời gian di chuyển, giảm ô nhiễm môi trường và bảo vệ sức khỏe của người dân...,nhưng đó chỉ là lợi ích, thế còn đứng sau những lợi ích đó thì cái giá phải trả là bao nhiêu ?
Trả lờiXóaNhìn rộng ra, các nước có hệ thống giao thông công cộng hàng đầu thế giới như Hàn Quốc, Singapore, Anh, Đức... đều có mức trợ giá nhất định cho các phương tiện này. Điển hình như Hàn Quốc, chính quyền Seoul đang chi khoảng 200 triệu USD/năm để bù lỗ cho hệ thống xe bus. Trong khi đó, tại Anh, năm tài khoá 2019-2020, hệ thống giao thông công cộng ở London cũng lỗ 4.3 tỷ bảng Anh (5.25 tỷ USD), trong đó chính phủ tài trợ 3.4 tỷ bảng.
Trả lờiXóa