Cuteo@
Tôi trích một đoạn trong bài viết mới nhất của RFA: "Toà án Nhân dân tỉnh Thanh Hoá trưa 18/11 tuyên án tám năm tù giam và năm năm quản chế đối với ông Bùi Văn Thuận về tội danh “phát tán tài liệu nhằm chống nhà nước” theo Điều 117 của Bộ luật Hình sự, trước đó ông tuyên bố từ bỏ quyền kháng cáo. Trong lời phát biểu cuối cùng trước khi Hội đồng xét xử nghị án, Facebooker Bùi Văn Thuận khẳng định mình vô tội và tuyên bố không sử dụng quyền kháng cáo vì không tin tưởng vào hệ thống xét xử của Việt Nam hiện nay." - Hết trích.
Vẫn giọng điệu giẻ rách, bất chấp các quy định của pháp luật, RFA xác định tội danh của Bùi Văn Thuận là "phát tán tài liệu nhằm chống nhà nước" theo Điều 117 của Bộ luật Hình sự. Đây là sự cố ý xuyên tạc của RFA đối với Bộ luật Hình sự của nhà nước ta. Thực tế, trong Bộ luật Hình sự không có tội nào là "phát tán tài liệu nhằm chống nhà nước" mà chỉ có tội "làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam".
RFA cũng nhét chữ vào mồm Bùi Văn Thuận rằng, "Trong lời phát biểu cuối cùng trước khi Hội đồng xét xử nghị án, Facebooker Bùi Văn Thuận khẳng định mình vô tội và tuyên bố không sử dụng quyền kháng cáo vì không tin tưởng vào hệ thống xét xử của Việt Nam hiện nay". Thực tiễn xét xử cho thấy, các bị cáo thường có xu hướng phủ nhận hành vi phạm tội của mình đồng thời khẳng định mình vô tội. Việc thừa nhận hành vi phạm tội của các bị cáo thường phụ thuộc vào khả năng nhận thức, mức độ thâm thù với chế độ và đôi khi là "cái tôi" của họ. Hiển nhiên là không phải các bị cáo khẳng định họ vô tội thì có nghĩa họ không phạm tội và Bùi Văn Thuận không phải là trường hợp ngoại lệ.
Trước tòa, Bùi Văn Thuận cho rằng anh ta không phạm tội, nhưng cả anh ta và luật sư đều không cung cấp được các chứng cứ ngoại phạm và chứng cứ gỡ tội. Trong khi đó, các chứng cứ chứng minh anh ta vi phạm điều 117 BLHS thì lại rất rõ ràng, đầy đủ. Với nguyên tắc trọng chứng hơn trọng cung, HĐXX khẳng định Bùi Văn Thuận phạm tội.
Việc Bùi Văn Thuận "tuyên bố không sử dụng quyền kháng cáo vì không tin tưởng vào hệ thống xét xử của Việt Nam hiện nay" là quyền của anh ta. Tôi cho rằng, anh ta đã rất tỉnh táo khi nhận ra rằng, chứng cứ chưng minh hành vi phạm tội của anh ta là rất đầy đủ, rõ ràng. Do đó, kháng cáo cũng không thay đổi được gì.
Việc Bùi Văn Thuận từ chối kháng cáo làm tôi nhớ lại chuyện anh ta làm đơn xin từ chối luật sư. Trước Bùi Văn Thuận đã có nhiều người từ chối luật sư, vì (1) rất tự tin vào khả năng tự bào chữa của mình hoặc (2) do không tin tưởng vào trình độ của những luật sư hay bào chữa cho thân chủ vi phạm nhóm tội xâm phạm an ninh quốc gia. Dù thế nào đi nữa thì chấp nhận hay từ chối luật sư, chấp nhận bản án hay kháng cáo là quyền công dân của Bùi Văn Thuận, không lẽ RFA định tước cái quyền công dân của anh ta?
Là người theo dõi vụ việc này tôi đồng tình với phán quyết của Tòa. Bùi Văn Thuận là chủ tài khoản trang mạng "Cha dà Dân tộc" chuyên đăng tải các bài viết có nội dung xuyên tạc tình hình thực tế ở Việt Nam; chia rẽ đoàn kết dân tộc, kích động người dân biểu tình chống chính phủ, lật đổ chế độ và đặc biệt là chuyên đăng tải, lan tỏa các bài viết nhục mạ, xúc phạm lãnh đạo đảng và nhà nước, trong đó có Chủ tịch Hồ Chí Minh. Các bài viết gần nhất tập trung đả phá chiến lược phòng chống dịch Covid-19 của chính phủ, Bộ y tế và chính quyền các địa phương.
Sinh ngày 1/5/1981 ở xã Bảo Hiệu huyện Yên Thủy, tỉnh Hòa Bình, Bùi Văn Thuận từng là giáo viên dạy Hóa bậc THPT ở Thanh Hóa trước khi sa đà vào con đường chống lại đất nước.
Bùi Văn Thuận là thành viên của tổ chức phản động "Hội anh em dân chủ” và được giao nhiệm vụ tuyên truyền, phát triển lực lượng ở trong nước từ năm 2013. Tháng 10/2017, Bùi Văn Thuận được bầu là thành biên Ban truyền thông của "Hội anh em dân chủ" với nhiệm vụ quản trị các Fanpage, nhóm kín của Hội.
Bùi Văn Thuận là thành viên của tổ chức phản động "Hội anh em dân chủ” và được giao nhiệm vụ tuyên truyền, phát triển lực lượng ở trong nước từ năm 2013. Tháng 10/2017, Bùi Văn Thuận được bầu là thành biên Ban truyền thông của "Hội anh em dân chủ" với nhiệm vụ quản trị các Fanpage, nhóm kín của Hội.
Năm 2014 Bùi Văn Thuận tham gia nhóm Non-U và trở thành nòng cốt chuyên tổ chức các cuộc biểu tình gây rối trật tự công cộng dưới danh nghĩa phản đối Trung Quốc xâm lược biển đảo.
Không chỉ dừng lại ở đó, đến tháng 6/2017, Bùi Văn Thuận tham gia sáng lập nhóm "Nghiên cứu pháp chế” với tư cách là thư ký của nhóm cùng với Nguyễn Vũ Bình và Lê Anh Hùng với mục đích xây dựng cái gọi là "thể chế dân chủ mới ở Việt Nam". Đây là những bước đi đầu tiên để thành lập tổ chức đối trọng với chính quyền.
Bản án 8 năm tù, 5 năm quản chế chưa phải là bản án kịch khung với tội danh đó, nhưng nó cũng là lời cảnh báo nghiêm khắc tới bất kể ai còn đang ấp ủ những mưu đồ chống phá đất nước dưới bất kể hình thức nào.
Bản án 8 năm tù, 5 năm quản chế chưa phải là bản án kịch khung với tội danh đó, nhưng nó cũng là lời cảnh báo nghiêm khắc tới bất kể ai còn đang ấp ủ những mưu đồ chống phá đất nước dưới bất kể hình thức nào.
Với truyền thống ngu học của mấy thằng nhà báo phản động này thì hễ cứ có một "nhà dân chủ" bị xích cổ là chúng nó sẽ có sẵn vài bài tế để khóc thuê khóc mướn. Cái mõm chúng nó giờ đâu lừa được ai đâu, ngu quá mà rồi ai cũng nhận ra. Đúng là mấy thằng ngu không bao giờ nhận biết được sự ngu của chúng nó
Trả lờiXóaChúng thi nhau lên tiếng bênh vực cho Bùi Văn Thuận một thời gian rồi sẽ chuyển sang đối tượng khác chứ không kiên trì đâu, bởi vì việc bênh vực nó là nhiệm vụ chứ không phải xuất phát từ nguyện vọng của chúng, thế nên có để khóc mướn cho chán đi, tự khắc sẽ hết mà
XóaKhóc mướn là một nghề có ở Việt Nam từ xưa. Là việc một người không có bà con họ hàng gì với người chết, được thuê để khóc trong đám tang để được nhận tiền công. Thành ngữ “Thương vay khóc mướn” được dùng để chỉ cái nghề của người nghèo này.
Trả lờiXóaXã hội bây giờ đã thay đổi, nghề khóc mướn kiếm cơm cũng không còn. Nếu có chăng, thì chắc cũng không phải để ai đó kiếm cơm, mà hẳn là vì một động cơ khác. Phải dông dài một chút như vậy, để thấy rằng mọi chuyện đều không thể tự dưng
XóaViệc xử lý các đối tượng vi phạm pháp luật nêu trên là điều bình thường và hết sức cần thiết để bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội theo quy định của pháp luật Việt Nam và phù hợp với thông lệ quốc tế.Thế nhưng, cách nhìn thiếu thiện chí, áp đặt của một số kênh truyền thông, báo chí hải ngoại đã biến những việc bình thường thành những sự việc không bình thường, cần sự “can thiệp” của các tổ chức quốc tế.
Trả lờiXóaHọ cho rằng những đối tượng trên đều chỉ tuần hành, “biểu tình ôn hòa” để “bày tỏ chính kiến” và việc chính quyền xử lý như vậy là “đàn áp dã man”.Tổ chức Ân xá Quốc tế còn hô hào gây sức ép “phải trả tự do ngay lập tức và vô điều kiện những người biểu tình bị giam và phải tiến hành cuộc điều tra ngay, toàn diện và hiệu quả đối với những cáo buộc có những người biểu tình bị tra tấn trong khi bắt giữ”.
XóaVới tinh thần thượng tôn pháp luật, không chỉ mỗi công dân mà các cá nhân, tổ chức quốc tế cũng cần tôn trọng việc Việt Nam xử lý các công dân vi phạm pháp luật trong các vụ biểu tình, gây rối vừa qua, đó là một việc làm bình thường của mỗi quốc gia vì nó được thực hiện khách quan, công bằng, đúng pháp luật
Trả lờiXóa