Khoai@
Cuối cùng thì ấn vàng "Hoàng đế chi bảo" cũng sẽ được hồi hương về Việt Nam. Đó là kết quả của việc thương lượng giữa Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch Việt Nam với nhà đấu giá Millon của Pháp.
Ấn vàng Hoàng đế chi bảo là con dấu truyền đời của các vua Nguyễn thế kỷ 19, mà hãng này đã có kế hoạch bán đấu giá tại Paris.
Lúc đầu, khi chưa có sự can thiệp của Nhà nước Việt Nam, phiên đấu giá bảo vật triều Nguyễn được Millon ấn định vào ngày 31/10 nhưng sau đó bị hoãn lại với lý do là cổ vật này nhận được sự quan tâm đặc biệt của Chính phủ Việt Nam. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao ở Hà Nội sau đó cho biết hãng đấu giá của Pháp đồng ý hoãn đấu giá ấn vàng trong 10 ngày và cho phép Việt Nam thương lượng mua trực tiếp.
Theo tờ Tuổi Trẻ, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch Việt Nam hôm 14/11 cho biết rằng sau khi đàm phán, phía Việt Nam và Millon đã thống nhất chuyển giao ấn vàng Hoàng đế chi bảo cho Việt Nam trên tinh thần đồng thuận, thấu hiểu giữa hai bên và mối quan hệ hợp tác hữu nghị giữa hai nước Việt Nam và Cộng hòa Pháp.
Thông tin mới nhất trên trang web của Millon cho thấy họ hủy buổi đấu giá được lên lịch vào ngày 18/11. Thông báo của Millon nói rằng họ đã đạt được một “thỏa thuận riêng” với Nhà nước Việt Nam để chuyển giao Kim ấn. Do đó, theo hãng đấu giá, ấn vàng của Hoàng đế Minh Mạng sẽ được “an toàn hồi hương.”
Thông tin về cổ vật của triều Nguyễn trong thông báo viết bằng cả tiếng Pháp và tiếng Việt, hãng đấu giá Pháp cho biết rằng "Cchiếc ấn triện rồng năm móng này tượng trưng cho quyền cai trị tuyệt đối dưới triều đại nhà Nguyễn" và "đã trở thành biểu tượng của sự chuyển giao quyền lực".
Ấn vàng Hoàng đế chi bảo được vua Minh Mạng, người trị vì từ 1820 đến 1841, cho đúc bằng vàng ròng vào năm 1823 và được truyền qua các đời vua Nguyễn cho đến ông vua cuối cùng là Bảo Đại.
Quyền sở hữu bảo vật này đã được chuyển giao nhiều lần, đặc biệt là khi Vua Bảo Đại thoái vị trước chính quyền Việt Nam, khi đó, ấn được nhà vua giao cho đại diện chính quyền cách mạng tại sân Ngọ Môn vào ngày 30/8/1945.
Bảo Đại là vị vua cuối cùng của triều Nguyễn. Người Pháp đã từng bổ nhiệm Bảo Đại vào cương vị Quốc trưởng khi tìm cách thành lập một chính phủ chống cộng và đã trao chiếc ấn báu cho ông trong một buổi lễ tấn phong vào ngày 3/3/1952 ở Đà Lạt. Ấn vàng là tài sản của vua Bảo Đại và Công chúa Vĩnh Thụy, tức người vợ Pháp có tên Monique Baudot đã được thừa kế. Sau khi bà Monique Baudot qua đời vào năm ngoái, bảo vật được giữ bởi con cháu trong gia đình.
Đoàn công tác của Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch Việt Nam, vừa trở về từ Pháp hôm 14/11 sau một thời gian nghiên cứu và đánh giá tính xác thực của ấn vàng, cho biết rằng bảo vật hiện do nhà đấu giá Millon quản lý là "hiện vật nguyên gốc, chuẩn xác, được đúc vào năm Minh Mệnh thứ 4 (1823) như ghi chép trong sử sách và trong biên bản cũng như hình ảnh bàn giao ấn kiếm của chính quyền Pháp cho Quốc trưởng Bảo Đại ngày 8/3/1952 hiện đang lưu giữ tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia I".
Ấn vàng Hoàng đế chi bảo có nhiều nét tương đồng với hai ấn vàng khác hiện đang được lưu giữ tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia Việt Nam. Theo truyền thông trong nước, cả 3 ấn vàng này đều được đúc bằng vàng 10, có hình rồng uốn khúc và kích thước cùng trọng lượng tương đương nhau. Được biết, đây là dạng thức ấn chưa từng xuất hiện ở các triều đại trước hay ở các quốc gia trong khu vực cũng như trên thế giới.
Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch Việt Nam không cho biết sẽ mua lại ấn vàng này với giá bao nhiêu từ hãng Millon trong khi giá khởi điểm mà nhà đấu giá Pháp từng ấn định cho ấn vàng, còn được gọi là "Kim bảo tỷ" là từ 2 đến 3 triệu euro.
Được biết, thời gian tới Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch Việt Nam sẽ tiếp tục nỗ lực cùng các bộ, ngành, các tổ chức, cá nhân liên quan phối hợp với hãng đấu giá Pháp để thực hiện lộ trình thủ tục hồi hương ấn vàng về Việt Nam trong thời gian sớm nhất, đảm bảo quy định pháp luật của hai nước.
Kết quả đàm phán giữa Việt Nam và Pháp về việc hồi hương ấn vàng "Hoàng đế chi bảo" đã thành công tốt đẹp, đảm bảo đúng các bước trong lộ trình thực hiện Phương án hồi hương cổ vật đã được xây dựng trình Thủ tướng Chính phủ.
Trả lờiXóahai bên đã đàm phán "trên tinh thần đồng thuận, thấu hiểu giữa hai bên và mối quan hệ hợp tác hữu nghị giữa hai nước Việt Nam và Cộng hòa Pháp".
Trả lờiXóaCó sự phối hợp của Pháp thì việc đưa được ấn vàng để là điều khả dĩ, chứ làm theo yêu cầu của bà phu nhân kia thì đúng là không chấp nhận được, quá là yêu sách.
XóaBộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch sau đó sẽ phối hợp Millon, các cơ quan liên quan để đưa ấn vàng về nước trong thời gian sớm nhất, đảm bảo quy định pháp luật của hai nước.
Trả lờiXóanhận thức ý nghĩa, tầm quan trọng và các giá trị lịch sử, chính trị, văn hóa, nghệ thuật của ấn vàng “Hoàng đế chi bảo”, được sự chỉ đạo kịp thời từ Chính phủ, Bộ VHTTDL đã cùng Bộ Ngoại giao, Bộ Tư pháp, Bộ Tài chính, Bộ Công an và các cơ quan, tổ chức liên quan chủ động, nỗ lực, khẩn trương tìm kiếm giải pháp “hồi hương” ấn vàng “Hoàng đế chi bảo” trở về với đất nước.
Trả lờiXóaCách đây vài ngày, đoàn công tác của Bộ gồm Thứ trưởng Hoàng Đạo Cương, bà Lê Thị Thu Hiền - Cục trưởng Di sản Văn hóa, ông Nguyễn Văn Đoàn - Giám đốc Bảo tàng Lịch sử Quốc gia... cùng nhiều thành viên khác sang Pháp để đàm phán, thương thảo trực tiếp với hãng Millon, Pháp, thực hiện các bước trong lộ trình hồi hương ấn vàng.
Trả lờiXóaSau khi nghiên cứu và đối sánh tư liệu, có thể xác định ấn vàng “Hoàng đế chi bảo” hiện đang rao bán tại Hãng đấu giá Millon là hiện vật nguyên gốc, chuẩn xác, được đúc vào năm Minh Mệnh thứ 4 (1823) như ghi chép trong sử sách (Đại Nam thực lục, Khâm Định Đại Nam hội điển sự lệ) và trong Biên bản, hình ảnh bàn giao ấn kiếm của chính quyền Thực dân Pháp cho Quốc trưởng Bảo Đại ngày 8/3/1952, hiện đang lưu giữ tại Trung tâm Lưu trữ Quốc gia I.
Trả lờiXóaĐây là món đồ có giá trị, bởi vì Trong 143 năm lịch sử của nhà Nguyễn, có hơn 100 chiếc ấn được chế tác và đưa vào sử dụng. Ấn vàng gọi là kim bảo, ngọc là ngọc tỷ. Hiện nay, trong bộ sưu tập Kim ngọc bảo tỷ của hoàng đế và vương hậu triều Nguyễn do Bảo tàng Lịch sử Quốc gia lưu giữ, bảo quản, có 85 hiện vật. Đại diện Cục cho rằng hồi hương ấn giúp bổ sung vào bộ sưu tập, hoàn thiện nội dung trưng bày về triều Nguyễn của bảo tàng.
Trả lờiXóaCó thể tổ chức buổi nguyên góp, mang bảo vật về nước. Còn nếu cá nhân trúng đấu giá thì họ có toàn quyền cất giữ, mua bán lại vì bảo vật này là hoàn toàn họp lệ và đã trúng đấu giá. Bảo vật loại này thiết nghĩ sau này sẽ còn tăng giá gấp nhiều lần. Nếu Như đất nước hồi hương được là việc hết sức ý nghĩa.
Trả lờiXóaheo những công ước quốc tế về bảo vệ di sản, thì ấn vàng hoàng đế chi bảo của vua Minh Mạng thuộc sở hữu quốc gia, chứ không thuộc sở hữu cá nhân, hoặc doanh nghiệp. Điều đó có nghĩa là việc mua bán trước đây giữa các cá nhân, tổ chức .... đều là bất hợp pháp.
Trả lờiXóaMột số chuyên gia cho rằng nên sớm thực hiện các thủ tục pháp lý: nộp đơn khởi kiện tổ chức Millon và đưa vụ việc "buôn bán trái phép cổ vật" ra tòa án thích hợp ở Pháp để xử lý. Trước tiên là ngăn chặn việc đấu giá trái phép, sau đó chờ tòa phân định. Rất cần những chuyên gia luật di sản quốc tế tư vấn cho công chức quản lý và cần có tiền để thuê nhóm luật sư rất tốt đại diện.
Trả lờiXóaĐấu giá cổ vật như này có thể mất hàng chục triệu đô - và giống như chuộc lại món đồ bị đánh cắp. Nên nhanh chóng nộp đơn khởi kiện đúng quy trình pháp lý ở Pháp.
Nếu có thể đứng ra kêu gọi lập quỹ quyên góp tiền để đấu giá ấn thì tốt hơn. Những người VN yêu nước, các mạnh thường quân có khả năng họ sẽ quan tâm tham gia. Nên chốt ngày quyên góp trước phiên đấu giá kết thúc rõ ràng để mình biết được mức mình có thể bỏ giá đấu. Số tiền quá cao cũng làm mất khả năng thắng của mình.
Trả lờiXóaTheo kinh nghiệm của mình ko nên bỏ giá giữa chừng mà phải theo dõi đến phút cuối, thậm chí là những giây cuối để chốt giá để đối thủ ko có thời gian nâng giá thắng mình, nhưng cũng nhớ bỏ giá cao hơn giá hiện tại lúc đó 1 khoảng để ko có ai có thể thắng mình ở những giây cuối. Vài kinh nghiệm đấu giá mình có được muốn chia sẻ, nhưng mình chỉ đấu giá những món nhỏ lẻ. Còn nếu mình ko may mắn thắng Ấn trong phiên đấu giá, có thể dùng quỹ để đấu giá những vật phẩm quốc gia khác hoặc kêu gọi thêm để thương lượng mua lại từ người thắng. Đôi khi người thắng trong phiên đấu giá họ cũng sẽ bỏ và có thể phiên đấu giá mới đc mở lại. Cảm thấy Ấn như linh hồn dân tộc, hy vọng được về với đất nước chúng ta!!
Trả lờiXóaCũng chẳng nên vất vả quá để làm gì! Hàng chục năm qua chúng ta không sở hữu, không trưng bày mấy hiện vật này có sao đâu?
Trả lờiXóaSau này nếu cần có thể thuê để trưng bày trong dịp nào đó hoặc trưng bày bản sao cũng là tốt rồi!
Cũng khó hiểu.
Trả lờiXóaTổ chức đấu giá xác nhận bảo vật nguồn gốc Việt Nam.
Việt Nam xác nhận là thật.
Còn câu chuyện vì sao tổ chức đấu giá có được nó (hợp pháp hay không) thì không nghe kể rõ để khỏi thắc mắc.
Sao không đưa thông tin nhận quyên góp lên để những ai mong muốn đóng góp 1 phần nào đó để có thể đưa được bảo vật về với đất mẹ!
Trả lờiXóaNgoài ra nếu có thể thì cục di sản cũng nên có những chính sách tri ân đối với những tập thể cá nhân có đóng góp đưa di sản trở về ( ở đây không nói đến chính sách về tài chính)
Trân trọng!