Nguồn thu khó khăn, liên doanh, liên kết cũng khó khăn… hai bệnh viện đầu ngành xin thôi không thực hiện tự chủ toàn phần mà xin thực hiện tự chủ một phần.
Sáng 5/11, tiếp phần chất vấn Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc được yêu cầu trả lời thêm về vấn đề tự chủ tài chính tại đơn vị sự nghiệp công lập.
Ông Phớc cho biết, thời gian qua một số đơn vị thực hiện thí điểm tự chủ tài chính toàn phần như Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện K, Bệnh viện Việt Đức... gặp khó khăn trong huy động nguồn lực xã hội để thực hiện công tác tài chính của đơn vị.
"Nguồn thu khó khăn, liên doanh, liên kết cũng khó khăn… cho nên các đơn vị xin thôi không thực hiện tự chủ toàn phần mà xin thực hiện tự chủ một phần. Cụ thể là sẽ tự chủ phần chi thường xuyên; còn chi đầu tư như mua sắm máy móc, thiết bị, xây dựng cơ sở mới thì ngân sách Nhà nước phải đảm bảo", ông Phớc nêu vấn đề.
Bộ trưởng Bộ Tài chính cho rằng điều này là hợp lý, miễn sao phục vụ cho người dân tốt nhất và làm thế nào để cho đơn vị ngày càng phát triển. Từ tự chủ chi thường xuyên sẽ tiến tới khi có nguồn thu ổn định và phát triển thì sẽ tự chủ toàn bộ.
Bộ trưởng Tài chính giải trình, làm rõ thêm vấn đề tự chủ tài chính tại các đơn vị sự nghiệp công lập.
Theo ông Phớc, giáo dục và y tế là hai trụ cột an sinh xã hội quan trọng nhất hiện nay, nếu hai lĩnh vực này vận hành không tốt sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe, học tập của người dân.
Vì vậy, khi thực hiện cơ chế tự chủ tài chính của các đơn vị sự nghiệp công lập trong lĩnh vực này cần rất thận trọng, chắc chắn hiệu quả, tránh việc làm một cách theo phong trào.
Ông Phớc giải thích, khi đặt vấn đề tự chủ là để tăng tính chủ động, tính sáng tạo và tính tự quyết của đơn vị sự nghiệp công lập. Tự chủ tài chính 100% có nghĩa đơn vị sự nghiệp công lập sẽ thực hiện trả lương theo kết quả lao động; còn tự chủ về chi thường xuyên thì trả theo quy định, số tiền còn lại đưa vào quỹ thu nhập dùng để khen thưởng cuối năm, và đó là quyền tự quyết của đơn vị; những đơn vị sự nghiệp công lập do Nhà nước đảm bảo 100% thì chúng ta cũng đang khuyến khích khoán chi tài chính...
Từ đó, Bộ trưởng nêu quan điểm, điều quan trọng là cuối cùng làm thế nào để đảm bảo chất lượng phù hợp với dịch vụ tốt nhất để phục vụ người dân.
Ví dụ khi người dân vào chụp X-quang ở Bệnh viện Bạch Mai chỉ 45.000 đồng nhưng ra bệnh viện ngoài thì phải trả 500.000. Như vậy, rõ ràng người dân nghèo sẽ bị thiệt thòi.
Cho nên, theo Bộ trưởng Phớc, nếu đơn vị nào chưa đảm bảo được tự chủ, chưa thu hút được nguồn lực từ bên ngoài vào thì ngân sách Nhà nước phải đảm bảo để luôn luôn đổi mới trang thiết bị, công nghệ và luôn đảm bảo giữ được người giỏi trong hệ thống, làm thế nào phục vụ người dân tốt nhất.
Ông Phớc nói rằng, cũng có quan điểm cho rằng phục vụ công cũng giống như phục vụ tư, miễn là có đóng góp cho xã hội là được. "Nhưng, như tôi tìm hiểu ở Singapore thì việc trả lương của các công chức cao hơn nhiều so với khối doanh nghiệp ngoài Nhà nước."
"Cơ chế đãi ngộ trong đơn vị sự nghiệp công lập tốt sẽ giữ được người giỏi để kiến tạo đất nước, xây dựng, hoạch định ra những chiến lược, quản lý Nhà nước một cách tốt nhất, thúc đẩy và làm nền tảng cho sự phát triển. Vì thế, cần phải giữ được lực lượng tinh hoa nhất ở trong bộ máy Nhà nước, để phục vụ nhân dân tốt hơn”, Bộ trưởng Phớc bày tỏ quan điểm.
Sau 2 năm thí điểm tự chủ bệnh viện, thời gian gần đây cả 2 bệnh viện là Bệnh viện K và Bệnh viện Bạch Mai đều xin dừng tự chủ toàn diện bệnh viện.
Tại buổi làm việc của Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan với Bệnh viện Bạch Mai ngày 18/8, TS. Dương Đức Hùng, Chủ tịch Hội đồng Quản lý Bệnh viện Bạch Mai cho biết, từ năm 2020, Bệnh viện Bạch Mai được giao làm thí điểm tự chủ, nhưng bệnh viện chưa bao giờ được giao đủ điều kiện tự chủ là tự chủ về tổ chức bộ máy, tự chủ về giá và giao vốn để làm tự chủ. "Điều đó có nghĩa bệnh viện đang tự chủ trên danh nghĩa", TS. Dương Đức Hùng nói.
Bệnh viện Bạch Mai xin đề xuất chuyển đổi mô hình theo Nghị định 60 của Chính phủ tự chủ theo nhóm 2, tức là đơn vị sự nghiệp công tự bảo đảm chi thường xuyên.
Tương tự, GS.TS Lê Văn Quảng, Giám đốc Bệnh viện K cho hay một số quyền tự chủ chưa rõ ràng, gọi là tự chủ nhưng chưa thấy có thay đổi nhiều. Thông tin với báo chí, ông Quảng nói: “Sau hai năm thực hiện thí điểm, bệnh viện đã tổng kết, phân tích ưu, nhược điểm và thấy còn có nhiều khó khăn. Vì vậy, chúng tôi mong muốn được chuyển sang thực hiện tự chủ theo nhóm 2 ở Nghị định 60, như Bệnh viện Bạch Mai đề xuất”.
Tự chủ hoàn toàn có nghĩa là bài toán doanh thu, chi phí, lợi nhuận, tái phân bổ đầu tư...như hoạt động doanh nghiệp. Doanh thu thì phụ thuộc vào số lượng khách hàng và giá dịch vụ. Giá dịch vụ thì bản thân bv không tự chủ hoàn toàn được và đặc thù ngành y còn có vai trò cốt yếu chăm sóc sức khỏe con người, đảm bảo an sinh xã hội.
Trả lờiXóaNếu nói thuần túy là kinh doanh trên người bệnh theo mục tiêu lợi nhuận thì lại mâu thuẫn với sứ mệnh và kiếm tiền trên những bệnh nhân nặng và cực kỳ dễ tổn thương như bn ung bướu nghe rất phản cảm. Điều này các công ty bệnh viện hoặc tổ chức y tế tư nhân vận hành theo luật doanh nghiệp có lẽ thông thoáng hơn.
Trả lờiXóaCó lẽ nên xem lại cách tổ chức hệ thống Bv công, chia rõ ràng thành 2 khu vực: một là khu vực đảm bảo an sinh với 100% ngân sách vận hành do nhà nước tài trợ và 2 là bệnh viện công làm dịch vụ y tế tự chủ, vận hành theo mô hình doanh nghiệp xã hội. Còn nửa nọ nửa kia kiểu vừa xay lúa vừa ẵm em xem ra khó. Khu vực đảm bảo an sinh xã hội là trụ cột thì cũng lại cần coi trọng bài toán nhân sự như vị trí việc làm, định biên nhân sự, chế độ chi trả thù lao thỏa đáng (dựa theo các dữ liệu nghiên cứu thị trường khách quan về mức sống khu vực dân cư, giá tiêu dùng, kỳ vọng viec lam, cạnh tranh...). Không có gì là không thể chỉ là có thực sự muốn làm và làm thế nào thôi ạ
Trả lờiXóaSingapore các bệnh viện tự chủ 100% .Vì người đứng đầu bệnh viện là người chuyên về kinh tế không liên quan đến chuyên môn y tế nên các bệnh viện của họ làm rất tốt tự chủ đời sống y bác sỹ đều rất tốt ((Vì tự chủ sẽ có lợi cho người Dân và người bệnh được quyền chọn các bệnh viện có chuyên tốt và giá cả hợp lý khi khám và điều trị theo chế độ BHYT hoặc dịch vụ)) .Lý do các bệnh viện ở Việt Nam chưa tự chủ được vì Giám đốc bệnh viện làm chuyện môn y tế là chính .Nên không thể quản lý và điều hành tốt được các cơ chế hành chính và tài chính của bệnh viện nên không thể quyết toán việc thu chi của bệnh viện. Tôi nghĩ rằng Bộ y tế cần tính toán cụ thể các tiêu chí và tổng thể các bệnh viện ở nước ta và có phương án tối ưu nhất .!
Trả lờiXóaMình đã có dịp đi chăm sóc bệnh nhân và làm hồ sơ vay vốn cho các y bác sĩ, quả thực chỉ một số bác sĩ tư tay trong tay ngoài mới sống dc nghề của mình, công việc rất vất vả nhất là với đội ngũ y tá điều dưỡng , kỹ thuật , thù lao theo chính sách lương thưởng của nhà nước cho họ sao kê mình thấy rất thấp, nhân viên y tế và điều dưỡng thì mức thu nhập kém xa công nhân khu công nghiệp , KCX tăng ca. Rất mong nhà nước , bộ lao động điều chỉnh cho các ngành y tế và giáo dục, quả thực mức thu nhập của hai ngành quan trọng an sinh này hiện quá thấp. Tôi nghĩ tăng lên 50-100% lương cho hai ngành này tôi tin xã hội , người dân đều ủng hộ
Trả lờiXóaThời gian thí điểm trùng vào thời kỳ covid nở rộ. Vì vậy cũng khó để đánh giá là chính sách có phù hợp hay không. Giả sử không có covid (không bị giảm nguồn thu), thì có thể câu chuyện cũng không đến nỗi bức xúc như thế. Nên chăng cần tiếp tục thí điểm một thời gian nữa trong tình hình đã cơ bản bình thường trở lại. Tất nhiên đi kèm với đó là cần rà soát điều chỉnh những điểm chưa phù hợp trong chính sách, để việc thí điểm khả quan hơn?!
Trả lờiXóaTrước thực trạng một số đơn vị thực hiện thí điểm tự chủ tài chính toàn phần vừa qua như Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện K hay Bệnh viện Việt Đức,ngày 5/11 Bộ trưởng Bộ Tài chính cho biết, hiện nay huy động nguồn lực xã hội để thực hiện cho công tác tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập gặp khó khăn.
Trả lờiXóaCụ thể như nguồn thu khó khăn, liên doanh, liên kết cũng khó khăn… cho nên các đơn vị xin thôi không thực hiện tự chủ toàn phần mà xin thực hiện tự chủ một phần. Tức sẽ tự chủ phần chi thường xuyên; còn chi đầu tư, ví dụ như mua sắm máy móc, thiết bị, xây dựng cơ sở mới... thì ngân sách nhà nước phải đảm bảo.
Trả lờiXóaBộ trưởng Bộ Tài chính cho rằng điều này là hợp lý, miễn sao phục vụ cho người dân tốt nhất và đơn vị ngày càng phát triển. Từ tự chủ chi thường xuyên sẽ tiến tới khi có nguồn thu ổn định và phát triển thì tự chủ toàn bộ. Có như vậy chất lượng dịch vụ mới ngày một tăng lên và phục vụ người dân ngày một tốt hơn.
Trả lờiXóaViệc tự chủ tài chính tập trung ở các lĩnh vực giáo dục và đào tạo, y tế và khoa học công nghệ. Giáo dục và y tế là hai trụ cột an sinh xã hội quan trọng nhất hiện nay. Người dân được nhờ từ hai lĩnh vực này, nếu phục vụ không tốt sẽ ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng cuộc sống, sức khoẻ và tình hình học tập của người dân.
Trả lờiXóaKhi thực hiện cơ chế tự chủ tài chính của các đơn vị sự nghiệp công lập trong hai lĩnh vực này cần phải thận trọng, chắc chắn, hiệu quả, tránh làm theo phong trào.Đặt ra vấn đề tự chủ là để tăng tính chủ động, sáng tạo và tự quyết của đơn vị sự nghiệp công lập. Nếu đơn vị sự nghiệp công lập đảm bảo tự chủ tài chính 100% sẽ thực hiện được việc trả lương theo kết quả lao động.
Trả lờiXóavấn đề đặt ra là làm thế nào để đảm bảo tốt nhất chất lượng dịch vụ để phục vụ người dân. Những đơn vị nào không thu hút được nguồn lực từ bên ngoài thì ngân sách nhà nước phải đảm bảo để luôn luôn đổi mới trang thiết bị, công nghệ và đảm bảo giữ được người có tài nhằm phục vụ người dân tốt nhất.
Trả lờiXóaviệc trả lương của công chức cao hơn nhiều so với khối doanh nghiệp ngoài Nhà nước. Bởi sẽ giữ được những người giỏi để kiến tạo chính sách, xây dựng, hoạch định chiến lược và quản lý nhà nước một cách tốt nhất, thúc đẩy và làm nền tảng cho sự phát triển đất nước.
Trả lờiXóaSau 2 năm thí điểm tự chủ toàn diện theo Nghị quyết 33 của Chính phủ, Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện K đã xin dừng thí điểm tự chủ toàn diện và xin chuyển sang thực hiện tự chủ theo Nghị định 60/2021/NĐ-CP. Nguyên nhân triển khai thí điểm tự chủ toàn diện thất bại được chỉ ra là thiếu cơ chế và hành lang pháp lý.
Trả lờiXóatheo Bộ trưởng Bộ Nội vụ, việc tự chủ tại các đơn vị trong lĩnh vực y tế còn nhiều khó khăn, vướng mắc trong thể chế. Nguyên nhân là hệ thống thể chế chưa đồng bộ. Quy định về tính đúng, tính đủ giá dịch vụ y tế cũng chưa hoàn thiện. Trong khi đó, ngành y tế năm qua bị ảnh hưởng rất nặng nề do dịch COVID-19.
Trả lờiXóa