Cùng với nhiệm vụ làm “sống lại” sông Tô Lịch, sông Tích, sông Nhuệ và sông Đáy, Bí thư Thành uỷ Hà Nội yêu cầu các cấp, các ngành phải quán triệt nguyên tắc không lấp hồ, ao hiện có để thực hiện các dự án đầu tư khu đô thị, khu nhà ở, khu - cụm công nghiệp...
Chiều 2/11, phát biểu kết luận Hội nghị lần thứ 9 Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố Hà Nội khóa XVII, Bí thư Thành ủy Đinh Tiến Dũng (ảnh bên) cho biết, với công tác tiêu thoát nước, giải pháp chống úng ngập trên địa bàn thành phố, Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố nhận thấy, tình trạng úng ngập xảy ra thường xuyên trên địa bàn thành phố có nguyên nhân khách quan là do đô thị hóa nhanh, mật độ dân cư gia tăng nhanh chóng; biến đổi khí hậu diễn biến khó lường, gây ra những đợt mưa lớn bất thường trái quy luật, lượng mưa hằng năm ngày càng khó dự báo.
Ngoài nguyên nhân khách quan, còn có nguyên nhân chủ quan, đó là sự vào cuộc thiếu quyết liệt, chưa sâu sát của một số cấp ủy, chính quyền, các cơ quan chuyên môn của thành phố; dẫn đến hệ thống thoát nước của thành phố vẫn chưa được hoàn chỉnh; việc đầu tư xây dựng theo quy hoạch còn thiếu đồng bộ.
Cụ thể, Quy hoạch hệ thống thủy lợi và quy hoạch thoát nước đô thị của thành phố Hà Nội đã được các cấp có thẩm quyền phê duyệt trong giai đoạn 2009-2013, nhưng việc đầu tư các công trình tiêu, thoát nước đô thị và nông thôn của thành phố theo quy hoạch còn rất chậm.
Bên cạnh đó, sông Nhuệ và một số con sông khác trên địa bàn thành phố chưa được cải tạo, nạo vét, kè sông và việc lấp hồ ao để xây dựng các dự án cũng là một trong những nguyên nhân chủ yếu gây ra tình trạng úng ngập thời gian qua.
Đối với hệ thống xử lý nước thải, theo Bí thư Thành ủy, tổng công suất của các nhà máy đang hoạt động theo báo cáo chỉ chiếm khoảng 28,8% khối lượng nước thải cần xử lý. Tỷ lệ này còn thấp so với mục tiêu nước thải được xử lý trên địa bàn thành phố đến năm 2020 (60%) theo quy định tại Quyết định số 1659 của Thủ tướng Chính phủ. Nguyên nhân chủ yếu là do nhiều dự án chưa được đầu tư theo quy hoạch hoặc đã được đầu tư nhưng tiến độ rất chậm và thiếu đồng bộ.
Tán thành với báo cáo công tác tiêu thoát nước, giải pháp chống úng ngập trên địa bàn thành phố Hà Nội, theo ông Đinh Tiến Dũng, Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố giao Ban Cán sự đảng UBND thành phố chỉ đạo các sở, ngành, cơ quan, đơn vị, địa phương của thành phố khẩn trương thực hiện 4 nhiệm vụ chủ yếu.
Trong đó, phải rà soát, đánh giá sự phù hợp của các quy hoạch thủy lợi đối với sự phát triển của Thủ đô trong giai đoạn hiện nay; đặc biệt là khu vực các huyện được định hướng sẽ phát triển thành quận và thành phố trực thuộc Thủ đô. Trên cơ sở đó, nghiên cứu, đề xuất việc điều chỉnh quy hoạch hệ thống thủy lợi, quy hoạch thoát nước đô thị và nông thôn của thành phố Hà Nội, bảo đảm phù hợp, đồng bộ và hiệu quả.
Đồng thời, khẩn trương rà soát, đẩy nhanh tiến độ đầu tư xây dựng hệ thống thoát nước đô thị theo quy hoạch và các dự án công viên cây xanh có hồ điều hòa, đã được phê duyệt trên địa bàn thành phố; nghiên cứu việc nạo vét các hồ nước trên địa bàn, để tăng khả năng chứa nước, phục vụ việc thoát nước đô thị; đặc biệt là tại địa bàn các quận, huyện có nhiều khu đô thị mới và các khu vực có mật độ dân cư cao như các quận: Cầu Giấy, Hà Đông, Hoàng Mai, Thanh Xuân...
Trước mắt, Ban Cán sự đảng UBND thành phố chỉ đạo UBND thành phố, các sở, ngành liên quan của thành phố khẩn trương tháo gỡ, giải quyết dứt điểm các khó khăn, vướng mắc liên quan đến tuyến kênh La Khê theo quy định hiện hành, sớm triển khai phần còn lại của dự án, bảo đảm trạm bơm tiêu Yên Nghĩa được vận hành 100% công suất, phát huy hiệu quả trong tiêu thoát úng ngập cho lưu vực của dự án.
Đối với khu vực nông thôn, cần sớm có giải pháp nạo vét, khơi thông, xử lý ô nhiễm nguồn nước; làm “sống lại” sông Tô Lịch, sông Tích, sông Nhuệ và sông Đáy để tăng khả năng lưu thoát nước trong mùa mưa và khi xảy ra lũ lụt; đặc biệt là tại khu vực các huyện: Chương Mỹ, Mỹ Đức...
“Quán triệt nguyên tắc không lấp hồ, ao hiện có để thực hiện các dự án đầu tư khu đô thị, khu nhà ở, khu cụm công nghiệp...; đồng thời, khuyến khích các nhà đầu tư, địa phương xây dựng các khu công viên cây xanh có hồ điều hòa để tăng khả năng tiêu thoát nước đô thị khi xảy ra mưa lớn”, ông Đinh Tiến Dũng nhấn mạnh.
***
Đối với tình hình nghiên cứu, đề xuất xây dựng Luật Thủ đô (sửa đổi), Bí thư Thành uỷ Hà Nội cho biết, Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố bước đầu đồng tình với 9 nhóm chính sách lớn theo đề xuất của Ban Cán sự đảng UBND thành phố. Theo ông Đinh Tiến Dũng, cần bám sát theo tiến độ do Đảng đoàn Quốc hội đã đề ra, hoàn thành sửa đổi Luật Thủ đô trước ngày 31/12/2023.
Về quan điểm, định hướng xây dựng Luật Thủ đô (sửa đổi), theo ông Đinh Tiến Dũng, cần nhấn mạnh thêm quan điểm, định hướng sửa Luật Thủ đô lần này là các nhóm chính sách, giải pháp đưa vào sửa luật phải thực sự “khắc phục những bất cập, hạn chế của Luật Thủ đô hiện hành”; đồng thời, các nhóm chính sách, giải pháp đề xuất đưa vào sửa Luật Thủ đô phải thể hiện rõ và luật hóa cho bằng được các quan điểm, mục tiêu, định hướng phát triển Thủ đô theo đúng Nghị quyết số 15 của Bộ Chính trị.
Bí thư Thành ủy giao Ban Cán sự đảng UBND thành phố tiếp tục chỉ đạo UBND thành phố phối hợp chặt chẽ với Bộ Tư pháp, Văn phòng Chính phủ, các bộ, ngành có liên quan để tiếp thu, giải trình các ý kiến tham gia của các bộ, ngành T.Ư, trước khi Bộ Tư pháp tổng hợp báo cáo thẩm định trình Chính phủ.
Đảng đoàn HĐND thành phố, Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố, cùng với Ban Cán sự đảng UBND thành phố phối hợp chặt chẽ với các cơ quan của Quốc hội trong quá trình thẩm tra, trình Quốc hội xem xét, thông qua hồ sơ đề nghị xây dựng Luật Thủ đô (sửa đổi) bảo đảm tiến độ đề ra.
Nguồn: Trường Phong
Nguồn: Trường Phong
đúng thế, thành phố thủ đô phải cần được quan tâm nhiều hơn, nhất là vấn đề bảo vệ môi trường và xử lí rác thải từ các tòa chung cư và các khu đô thị, ngày càng phát triển về kinh tế chính trị xã hội văn hóa nhưng đi kèm với đó là sự phát triển ổn định và bền vững của môi trường sống
Trả lờiXóaĐề án được kỳ vọng không chỉ là giải pháp khắc phục tình trạng mưa ngập của Thủ đô mà còn đem lại diện mạo mới cho dòng sông Tô Lịch nói riêng và diện mạo của thành phố nói chung.
Trả lờiXóa“Sông Tô Lịch sau khi được cải tạo sẽ có giá trị vô cùng to lớn về mặt chính trị, văn hóa, lịch sử, du lịch, sẽ tạo ra việc làm cho hàng vạn người lao động. Việc phát huy giá trị sông Tô Lịch cũng sẽ là tiếng chuông thức tỉnh cho nhiều công trình văn hóa đang ‘ngủ say’ của Thủ đô
Trả lờiXóaNếu dự án trở thành hiện thực, dòng sông không còn ô nhiễm mà trở thành không gian văn hóa rộng lớn, Hà Nội sẽ lập một kỳ tích mang dấu ấn thời đại.
Trả lờiXóaSông Tô Lịch không chỉ mang yếu tố cảnh quan của thành phố mà nó còn mang trong mình yếu tố văn hóa truyền thống, có chức năng cấp nước phục vụ nông nghiệp. Nếu được triển khai, dự án không chỉ góp phần giải quyết tình trạng ô nhiễm môi trường, làm sạch không khí, làm sạch dòng nước… mà còn góp phần quan trọng trong việc nâng tầm giá trị truyền thống, văn hóa của Hà Nội
Trả lờiXóathực tế, sông Tô Lịch là điểm hẹn của rất nhiều các nghiên cứu nhưng đều chưa được thực hiện trọn vẹn. Nguyên nhân lớn nhất là do chưa đưa ra được phương án giải quyết những vấn đề tổng thể của cả hệ thống.
Trả lờiXóacác nhà khoa học, chuyên gia, nhà quản lý đều đồng tình với việc cần thiết cải tạo lại sông Tô Lịch để bảo đảm môi trường, cảnh quan của dòng sông có vai trò văn hóa, lịch sử rất quan trọng trong suốt chiều dài 1.000 năm hình thành, phát triển Thăng Long - Hà Nội.
Trả lờiXóaLiên quan đến nhiệm vụ phòng, chống úng ngập trên địa bàn Thủ đô, ông Đinh Tiến Dũng đánh giá tình trạng úng ngập xảy ra thường xuyên trên địa bàn Hà Nội có nguyên nhân khách quan là do Hà Nội có quá trình đô thị hóa nhanh, mật độ dân cư gia tăng nhanh chóng; biến đổi khí hậu diễn biến khó lường, gây ra những đợt mưa lớn bất thường trái quy luật, lượng mưa hằng năm ngày càng có sự giao động lớn, khó dự báo.
Trả lờiXóangoài nguyên nhân khách quan, còn có nguyên nhân chủ quan, đó là sự vào cuộc thiếu quyết liệt, chưa sâu sát của một số cấp ủy, chính quyền, các cơ quan chuyên môn của thành phố; dẫn đến hệ thống thoát nước của thành phố vẫn chưa được hoàn chỉnh; việc đầu tư xây dựng theo quy hoạch còn thiếu đồng bộ.
Trả lờiXóaQuy hoạch hệ thống thủy lợi và quy hoạch thoát nước đô thị của thành phố Hà Nội đã được các cấp có thẩm quyền phê duyệt trong giai đoạn 2009-2013, nhưng việc đầu tư các công trình tiêu, thoát nước đô thị và nông thôn của thành phố theo quy hoạch còn rất chậm.Bên cạnh đó, sông Nhuệ và một số con sông khác trên địa bàn thành phố chưa được cải tạo, nạo vét, kè sông và việc lấp hồ ao để xây dựng các dự án cũng là một trong những nguyên nhân chủ yếu gây ra tình trạng úng ngập thời gian qua.
Trả lờiXóaĐối với hệ thống xử lý nước thải, theo Bí thư Thành ủy Hà Nội, tổng công suất của các nhà máy đang hoạt động theo báo cáo chỉ chiếm khoảng 28,8% khối lượng nước thải cần xử lý.Tỉ lệ này còn thấp so với mục tiêu nước thải được xử lý trên địa bàn thành phố đến năm 2020 (60%) theo quy định tại Quyết định số 1659 ngày 7-11-2012 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chương trình phát triển đô thị quốc gia giai đoạn 2012-2020. Nguyên nhân chủ yếu là do nhiều dự án chưa được đầu tư theo quy hoạch hoặc đã được đầu tư nhưng tiến độ rất chậm và thiếu đồng bộ.
Trả lờiXóaTrước mắt, Ban Cán sự đảng UBND thành phố chỉ đạo UBND thành phố, các sở, ngành liên quan của thành phố khẩn trương tháo gỡ, giải quyết dứt điểm các khó khăn, vướng mắc liên quan đến tuyến kênh La Khê theo quy định hiện hành, sớm triển khai phần còn lại của dự án, bảo đảm trạm bơm tiêu Yên Nghĩa được vận hành 100% công suất, phát huy hiệu quả trong tiêu thoát úng ngập cho lưu vực của dự án.
Trả lờiXóa“Quán triệt nguyên tắc không lấp hồ, ao hiện có để thực hiện các dự án đầu tư khu đô thị, khu nhà ở, khu cụm công nghiệp...; đồng thời, khuyến khích các nhà đầu tư, địa phương xây dựng các khu công viên cây xanh có hồ điều hòa để tăng khả năng tiêu thoát nước đô thị khi xảy ra mưa lớn”, Bí thư Thành ủy nhấn mạnh, đồng thời lưu ý thêm việc khớp nối hệ thống thoát nước tại các khu đô thị mới, các khu dân cư... phải được thực hiện đồng bộ với hệ thống thoát nước chung của thành phố
Trả lờiXóaNhững năm gần đây, tình hình phát triển đô thị nhanh trong khi hệ thống thoát nước đô thị chưa được đầu tư đồng bộ.Một số khu vực có cốt địa hình thấp nên với những trận mưa có cường độ đến 70mm/h sẽ xuất hiện 11 điểm úng ngập, với lượng mưa đến 100mm/h xuất hiện 30 điểm úng ngập tại các tuyến phố chính và một số điểm ngập nhỏ lẻ khác tại các ngõ ngách khu dân cư và cục bộ một số đoạn trên các tuyến tỉnh lộ, quốc lộ do chưa có hệ thống thoát nước đô thị.
Trả lờiXóaNói về giải pháp thoát nước mùa mưa 2022 và những năm tiếp theo, ông Tuấn cho biết, UBND TP đã chỉ đạo Sở Xây dựng và các đơn vị liên quan kiểm soát thường xuyên, giữ mực nước đệm trên hệ thống các hồ điều hòa thoát nước.Bên cạnh đó, TP cũng sẽ bảo dưỡng, sửa chữa kịp thời các trạm bơm, công trình đầu mối, bảo đảm vận hành 100% công suất.
Trả lờiXóaĐặc biệt, TP sẽ tập trung nguồn lực triển khai sớm các dự án đầu tư xây dựng hệ thống thoát nước theo quy hoạch thoát nước Thủ đô; xử lý tình trạng ngập úng khu vực đô thị phía Tây và Tây Nam thông qua việc rà soát lòng dẫn kênh La Khê, tổ chức nạo vét khơi thông vị trí còn hẹp và nâng cao khả năng tiêu thoát của kênh La Khê…
XóaCống hóa thì chỉ giải quyết được vấn đề trước mắt là mỹ quan đô thị, bởi lẽ khi cống hóa thì người dân sẽ không còn nhìn thấy con sông đen ngòm, không phải chịu đựng mùi hôi thối nữa. Có vẻ là rất ổn vì tâm lý khuất mắt trong coi, nhưng bản chất thì nước thải vẫn chảy ra sông và sẽ không được nạo vét khi cống hóa. Sau 1 thời gian lượng bùn tích tụ sẽ gây tắc cống, lúc đó hậu quả và chi phí giải quyết sẽ tốn kém hơn rất nhiều. Thay vì cống hóa thì hãy dùng chi phí đó để xây những đường ống gom nước thải dọc 2 bên sông và xây dựng nhà máy xử lý nước thải tập trung. Chi phí vận hành hãy lấy từ chi phí thu gom rác thải của các hộ dân có xả thải ra đường ống đó.
Trả lờiXóa"Nước sông Tô vừa trong vừa mát/Em nghé thuyền đỗ sát thuyền anh". Quá nên thơ!
Trả lờiXóaDòng sông ô nhiễm là do lỗi của chúng ta, phải nghĩ cách mà khắc phục để trả lại " cái trong, cái mát" vốn có của tự nhiên - cho dù phải tốn kém. Đừng vì thấy khó làm mà chôn/lấp cả 14km của dòng sông - cái có giá trị gấp ngàn lần đường cống.
Giải pháp cấp bách bây giờ là rửa sông tạo dòng chảy. Xây dựng hệ thống bơm nước sông Hồng vào từ đầu nguồn sông Tô Lịch bơm vào Hồ Tây và mở công ra sông Tô Lịch cho pha loãng nước sông hàng ngày đi. Như vậy nước trôi về sông lớn cũng đã được pha loãng rồi thì sẽ giảm ô nhiễm cho các con sông liên quan. Các bạn đừng có câu xả sang nhà hàng xóm nhé, vì hiện nay nước sông rất bẩn mỗi ngày thải ra số lượng lớn, nó không tự chảy về các con sông hàng xóm thì nó đi đâu, khiến các con sông hàng xóm cũng đã chết nhiều năm rồi vì ô nhiễm nặng, vậy hãy cho ô nhiễm nhẹ đi để giảm trước mắt và làm triệt để lâu dài, không thể cứ ngồi kêu để tất cả đều bị ảnh hưởng và càng ngày càng nặng. Giải pháp này kiểu như mưa lớn trong thành phố thôi
Trả lờiXóaSong song đó cần đẩy nhanh tiến độ xây dựng nhà máy lọc nước thải Yên Xá (dự án khuếch trương đầu 2020 vận hành mà giờ thì mới giải phóng mặt bằng khu nhà máy), khi nhà máy đi vào vận hành thì sẽ lọc qua nhà máy rồi mới đổ ra sông. Tiêp tục thi công các cống thu gom nước thải dọc các con sông (phần này có trong dự án lọc Yên Xá với 52km cống thu gom) và đưa nước thải về nhà máy lọc Yên Xá. Lúc này là khâu thu lọc xả đã hoàn thiện, nhưng vẫn giữ một phần hệ thống bơm nước sông Hồng để thỉnh thoảng lại bơm rửa sông, do ý thức của người dân vẫn vô cùng kém nên sông cũng sẽ vẫn bẩn và tình trạng xả thải trộm. Các bạn sau mưa ở Hà Nội sẽ thấy sông xanh như thế nào, nhưng chỉ được 01 ngày là lại đen thối. Một số đoạn đường nên công hóa nốt đó là: đoạn sông Kim Ngưu từ Lò Đúc-Trần Khát Chân đến nhà máy lọc nước thải tại Yên Sở, đường Tam Trinh. Vì từ khi nhà máy đi vào hoạt động, nước thải ra môi trường sạch, trong, cá lội tung tăng, nhưng đoạn trên thì vẫn hôi thối kinh khủng; hoặc xây dựng đường ống sau lọc bơm lên đầu nguồn cho chạy lọc tuần hoàn và pha loãng đoạn sông. Đoạn sông Sét từ đường Trần Đại Nghĩa (trước đây là sông Sét bị cống hóa) đến ngã ba sông Sét đoạn nối sang sông Lừ. Các bạn vào Maps và có ý kiến tư vấn thêm.
Trả lờiXóaCống hóa chỉ là cách cuối cùng để xử lý khi các phương pháp Xử lý môi trường không được thực hiện hoặc không thể thực hiện được.
Trả lờiXóaKinh nghiệm nhiều nước cho thấy, Những dòng sông trong thành phố đem lại rất nhiều lợi ích từ môi trường cảnh quan đến du lịch.
Cần cân nhắc kỹ
Hay quá. Ủng hộ quan điểm của bác Tuấn. Sông Tô Lịch, Kim Ngưu, sông Sét từ lâu đã ko thể cải tạo đc vì nguồn nước thải cứ trực tiếp xả xuống sông. Người dân sống cạnh và đi cạnh sông như đi cạnh cái bể phốt nổi: hôi thối, bệnh tật,...chúng ta ko thể bắt chước Hàn Quốc, Nhật Bản, Hà Lan, Italia,... được. Họ là các nước tiên tiến có hệ thống xử lý nước thải hết sức hiện đại, nước thải ko đổ trực tiếp ra sông ngòi nên mới đc như thế. Hoan hô đề xuất cống hoá của bác Tuấn, ủng hộ đề xuất cống hoá vừa giảm ô nhiễm lại có thêm đường giao thông đi lại cho người dân thành phố Hà Nội
Trả lờiXóaCác bạn sau mưa ở Hà Nội sẽ thấy sông xanh như thế nào, nhưng chỉ được 01 ngày là lại đen thối. Một số đoạn đường nên công hóa nốt đó là: đoạn sông Kim Ngưu từ Lò Đúc-Trần Khát Chân đến nhà máy lọc nước thải tại Yên Sở, đường Tam Trinh. Vì từ khi nhà máy đi vào hoạt động, nước thải ra môi trường sạch, trong, cá lội tung tăng, nhưng đoạn trên thì vẫn hôi thối kinh khủng; hoặc xây dựng đường ống sau lọc bơm lên đầu nguồn cho chạy lọc tuần hoàn và pha loãng đoạn sông. Đoạn sông Sét từ đường Trần Đại Nghĩa (trước đây là sông Sét bị cống hóa) đến ngã ba sông Sét đoạn nối sang sông Lừ. Các bạn vào Maps và có ý kiến tư vấn thêm.
Trả lờiXóaNhững nơi cỗng hóa kênh mương bây giờ mưa hay bị ngập, vì đơn giản khi mưa to nếu còn mương, rạch thì nước tràn xuống dễ dàng để thoát cho mặt đường. Nhưng khi cả con mương với hàng vạn m2 thoát thẳng thay bằng vài chục cái miệng hố ga thoát lại bố trí không hợp lý hay bị rác...hạn chế thoát xuống thì điều gì xảy ra khi mưa chắc mọi người đều biết. Việc tận dụng không gian sông, kênh, mương có thể dùng để làm giao thông tĩnh nhưng không được cống hóa hoàn toàn, ví dụ chỉ cho một số điểm có thể gác khung xà chịu lực qua sông làm sàn đỗ xe..
Trả lờiXóaCống hoá một số kênh mương trong thành phố là phù hợp, cống hoá sông tô lịch là không thể, vì đây là một trong nhưng biểu tương riêng của hà nội. Tạo dòng chảy cho sông tô lịch bằng cách xây dựng trạm bơm lớn lấy nước từ sông hồng chảy qua hệ thống cống ngầm dưới đường lac long quân, ở cuối dòng sông khu vực huyện thanh trì tổ chức hệ thống xử lí nước sau đó lại bơm trả lại ra sông hồng. Đây là giải pháp tuyệt vời nhất.
Trả lờiXóaSông Tô lịch là ưu ái của thiên nhiên ban tặng Hà nội, cũng là công sức của tổ tiên chúng ta vì vậy chúng ta chỉ có tôn tạo và bảo vệ sông. Theo tôi cũng ngầm hóa bằng cống bê tông dọc theo sông để thu gom nước thải. Nhưng bên trên cống ngầm lấy nước sông Hồng vào tạo dòng chảy của sông. Như vậy cùng lúc đạt được hai mục đích thu gom nước thải và vẫn có dòng sông Tô lịch xanh trong.
Trả lờiXóaCần giải pháp đồng bộ: 1, nên xây cống ngầm 2 bên bờ sông song song với lòng chảy chính, thu hết cống thải vào đấy, cấm đổ vào sông nữa mà đổ ra nhà máy xử lý 2, nạo vét sông cũ 3, dùng công nghệ nanobio nhật làm sạch lại dòng cũ 4, đào kênh hay ống ngầm dắt nước sông hồng vào tạo dòng lưu thông ... vậy là có cá, có xanh, có bơi, có cảnh, hạ nhiệt thành phố
Trả lờiXóaCống hóa có thể làm tăng thêm không gian công cộng, hạ tầng giao thông nhưng không tăng thêm cây xanh. Không nhẽ cây xanh được trồng trên lắp cống. Và càng không liên quan đến việc giảm thiểu việc xả thải. Bởi vì đậy cái lắp bê tông lên trên đâu có làm người ta ít xả thải hơn!?
Trả lờiXóaĐã rất lâu rồi, nhiệm vụ làm "sống lại" sông Tô lịch hay các nhánh sông khác luôn là vấn đề nóng bỏng mà các đời lãnh đạo Thủ đô rất quan tâm và để ý khắc phục. Biết đó là nhiệm vụ hết sức nóng bỏng ảnh hưởng đến môi trường sống của người dân, thế nhưng việc này sẽ khó khăn nếu không có sự tiến hành từ người dân với việc rác thải sinh hoạt ở đây. Do vậy, hy vọng HN sẽ chủ động trong việc này để làm tốt hơn
Trả lờiXóa