Chia sẻ

Tre Làng

Chiêu trò “thổi lửa” xuyên tạc mối quan hệ Việt Nam - Campuchia

Đúng 14 giờ 20 phút hôm qua 13-11, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã về tới Thủ đô Hà Nội, kết thúc chuyến thăm chính thức Vương quốc Campuchia, dự Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 40, 41 và các Hội nghị cấp cao liên quan theo lời mời của Thủ tướng Vương quốc Campuchia, Chủ tịch ASEAN 2022, Samdech Techo Hun Sen. Chuyến thăm diễn ra trong “Năm hữu nghị Việt Nam - Campuchia 2022” chào mừng kỷ niệm 55 năm Ngày thiết lập quan hệ ngoại giao giữa 2 nước, có ý nghĩa quan trọng trên nhiều phương diện.

Việt Nam và Campuchia là 2 quốc gia láng giềng, có đường biên giới tiếp giáp kéo dài 10 tỉnh của phía Việt Nam và 10 tỉnh của Campuchia. Hai quốc gia có truyền thống gắn bó, giúp đỡ lẫn nhau trong suốt chiều dài lịch sử. Đặc biệt, sau 55 năm thiết lập quan hệ ngoại giao, quan hệ 3 nước đã đạt nhiều thành tựu quan trọng trên tất cả lĩnh vực, góp phần củng cố mối đoàn kết giữa 2 dân tộc, mang lại lợi ích thiết thực cho nhân dân 2 nước.

Tuy nhiên, với mưu đồ kích động, gây mâu thuẫn, chia rẽ Việt Nam với các quốc gia láng giềng, các thế lực thù địch, chống đối vẫn liên tục tung ra những thông tin, luận điệu xuyên tạc mối quan hệ giữa Việt Nam - Campuchia và kích động tư tưởng mâu thuẫn, thù địch, hẹp hòi dân tộc. Trước hết, các đối tượng xuyên tạc lịch sử, nhất là cuộc chiến chống Khmer Đỏ và bảo vệ biên giới Tây Nam Việt Nam (1975-1979) để quy chụp cho rằng “Việt Nam xâm lược, xâm lấn Campuchia”. Cùng với đó, lợi dụng công tác phân giới cắm mốc trên đất liền giữa 2 nước chưa hoàn tất, một số kẻ đã tung tin vu cáo “Hà Nội lấn chiếm đất đai Campuchia”. Thậm chí một số kẻ còn vẽ ra các “thuyết âm mưu”, cho rằng Việt Nam và Campuchia là mối quan hệ “đồng sàng dị mộng”, đang chơi “trò chơi chính trị”, chỉ “bằng mặt” nhưng không “bằng lòng”… Những luận điệu được các đối tượng tung ra là hết sức độc hại. Mục đích của những kẻ này là kích động đối lập, phá hoại mối quan hệ Việt Nam - Campuchia, châm ngòi xung đột giữa 2 quốc gia.

Phải khẳng định rõ, Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam luôn trân trọng mối quan hệ với nước bạn Campuchia. Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Việc đặt quan hệ ngoại giao giữa 2 nước chúng ta là biểu tượng rực rỡ của mối tình hữu nghị, thân thiết, đoàn kết chiến đấu. Đó là một sự kiện lịch sử quan trọng giữa Việt Nam và Campuchia. Một nhân tố tích cực trong việc gìn giữ hòa bình ở Đông Dương và Đông Nam Á”, “Ngày nay cũng như ngày mai, 2 nước chúng ta mãi mãi là người bạn thân thiết”.

Trong giai đoạn chiến tranh, 2 nước đã kề vai sát cánh đấu tranh, giúp đỡ, hỗ trợ lẫn nhau trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, giành độc lập, chủ quyền, tự do cho Tổ quốc. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV của Đảng Cộng sản Việt Nam (tháng 12-1976) khẳng định: “Thắng lợi của chúng ta cũng là thắng lợi của tình đoàn kết chiến đấu không gì lay chuyển nổi của nhân dân 3 nước Việt Nam - Lào và Campuchia, của mối quan hệ đặc biệt đã có từ lâu trong lịch sử và được thử thách trong ngọn lửa cách mạng chống kẻ thù chung của 3 dân tộc”. Trước việc người anh em Campuchia phải đối mặt với chế độ diệt chủng Pol Pot, Việt Nam đã luôn đồng hành, kề vai sát cánh cùng nhân dân Campuchia lật đổ chế độ diệt chủng, bảo vệ phẩm giá con người. Đây là minh chứng tiêu biểu khẳng định mối quan hệ hữu nghị, đoàn kết, thủy chung, gắn bó sắt son giữa 2 dân tộc.

Với phương châm “láng giềng tốt đẹp, hữu nghị truyền thống, hợp tác toàn diện và ổn định lâu dài”, những năm qua, Đảng, Nhà nước Việt Nam đã đẩy mạnh việc hợp tác song phương cùng có lợi với Campuchia. Quan điểm nhất quán của Việt Nam là tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhau, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau và giải quyết mọi vấn đề phát sinh giữa 2 nước bằng biện pháp hòa bình. Với vấn đề phân định đường biên giới, hiện nay, 84% đường biên giới đất liền đã được phân định cắm mốc, 16% công việc còn lại đang được 2 quốc gia tích cực triển khai trên cơ sở phù hợp với tất cả điều ước về biên giới mà 2 bên đã ký kết nhằm xây dựng đường biên giới trên đất liền hòa bình, ổn định và hợp tác giữa Việt Nam và Campuchia.

Mối quan hệ giữa 2 nước tiếp tục đi vào chiều sâu, ngày càng hiệu quả. Trên lĩnh vực kinh tế, kim ngạch thương mại 2 chiều trong 9 tháng năm 2022 đạt 8,45 tỷ USD, tăng 16,7% so cùng kỳ năm 2021. Hoạt động giao lưu văn hóa, giao lưu nhân dân giữa 2 quốc gia được đẩy mạnh. Chỉ tính 5 tháng đầu năm 2022, đã có 46.000 lượt du khách Việt Nam tới Campuchia, đưa Việt Nam vào nhóm 3 quốc gia có nhiều khách du lịch nhất đến Campuchia. Trên lĩnh vực quốc phòng, an ninh, cả 2 nước khẳng định quan điểm không cho phép bất kỳ lực lượng thù địch nào sử dụng lãnh thổ của mình làm phương hại đến an ninh và lợi ích của nước kia; đồng thời tích cực phối hợp phòng, chống các loại tội phạm xuyên biên giới như buôn bán người, vận chuyển và buôn lậu ma túy.

Cũng trong chuyến thăm của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đến Campuchia, nhiều văn kiện quan trọng đã được ký kết như: Bản ghi nhớ về hợp tác trong lĩnh vực nông nghiệp, Hiệp định Thương mại biên giới, Thỏa thuận hợp tác về hợp tác truyền thanh và truyền hình giai đoạn 2022-2025, Bản ghi nhớ hợp tác song phương giữa Ủy ban Dân tộc nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Bộ Lễ nghi tôn giáo Vương quốc Campuchia, Bản ghi nhớ về hợp tác trong lĩnh vực lao động… Đây là tiền đề, cơ sở quan trọng để tiếp tục củng cố, làm sâu sắc thêm mối quan hệ giữa Việt Nam và Campuchia.

Năm 2017, khi đến thăm Vương quốc Campuchia, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã khẳng định rõ: “Cho dù tình hình thế giới và khu vực có những đổi thay, song trước sau như một, Việt Nam luôn coi trọng và sẽ làm hết sức mình cùng với Campuchia giữ gìn, vun đắp mối quan hệ Việt Nam - Campuchia mãi mãi xanh tươi, đời đời bền vững”. Một lần nữa cần khẳng định, Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam luôn trân trọng, gìn giữ và coi trọng việc phát triển tình hữu nghị giữa 2 quốc gia. Những luận điệu xuyên tạc mối quan hệ Việt Nam - Campuchia là hết sức thâm độc, cần kiên quyết đấu tranh, loại bỏ.

Bảo An

11 nhận xét:

  1. trước việc người anh em Campuchia phải đối mặt với chế độ diệt chủng Pol Pot, nhân dân Việt Nam luôn đồng hành, sát cánh cùng người dân Campuchia trong việc chống lại chế độ diệt chủng, bảo vệ phẩm giá con người. Đây chính là minh chứng tiêu biểu cho tình hữu nghị, đoàn kết, thân tình gắn bó của hai dân tộc hai nước

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Nhắc đến chế độ diệt chủng PolPot mà vẫn còn sởn gai ốc, một chế độ mà chỉ có nông dân hay người biết lao động mới được trưng dụng, còn lại đều bị tiêu diệt, mà là tiêu diệt một cách tiết kiệm chứ không phải súng ống gì.

      Xóa
  2. sau 55 năm thiết lập quan hệ ngoại giao, quan hệ 3 nước đã đạt nhiều thành tựu quan trọng trên tất cả lĩnh vực, góp phần củng cố mối đoàn kết giữa 2 dân tộc, mang lại lợi ích thiết thực cho nhân dân 2 nước

    Trả lờiXóa
  3. Đứng sau các mưu đồ gây chia rẽ, mâu thuẫn giữa Việt Nam và Capuchia không ai khác chính là nước đã nuôi dưỡng chế độ diệt chủng Pol Pot chứ còn ai vào đây nữa.

    Trả lờiXóa
  4. Quan điểm nhất quán của Việt Nam là tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhau, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau và giải quyết mọi vấn đề phát sinh giữa 2 nước bằng biện pháp hòa bình

    Trả lờiXóa
  5. Ngày 24/6/1967, Việt Nam và Campuchia chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao. Trải qua nhiều thăng trầm lịch sử và những biến cố của thời đại, mối quan hệ hữu nghị, truyền thống của hai dân tộc láng giềng được thử thách, tôi luyện và ngày càng khăng khít, bền chặt dưới sự chung tay vun đắp của Chính phủ và nhân dân hai nước, đạt nhiều thành tựu nổi bật trên các lĩnh vực.

    Trả lờiXóa
  6. Mối quan hệ đoàn kết, liên minh chiến đấu giữa Việt Nam và Campuchia đã tạo ra những điều kiện căn bản, đồng thời là nhân tố bảo đảm và thúc đẩy cuộc đấu tranh chống thực dân Pháp, giành độc lập dân tộc của mỗi nước đi đến thắng lợi.

    Trả lờiXóa
  7. Trong cuộc đấu tranh chung để bảo vệ hòa bình và độc lập dân tộc ở Đông Dương... Chúng ta thành tâm mong rằng quan hệ hữu nghị giữa nước ta và các nước láng giềng, trước hết là Campuchia và Lào, được xây dựng và phát triển tốt

    Trả lờiXóa
  8. Kể từ khi chính thể Vương quốc Campuchia được thành lập (năm 1993), quan hệ Việt Nam - Campuchia bước vào giai đoạn mới. Hai bên tiếp tục giữ mối quan hệ hợp tác hữu nghị truyền thống trên nguyên tắc bình đẳng, tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhau.

    Trả lờiXóa
  9. Nhà nước Campuchia đặc biệt coi trọng quan hệ với nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, coi đó là sự tất yếu nhằm giữ vững ổn định và phát triển kinh tế - xã hội với mục tiêu bảo đảm hòa bình, ổn định, tạo môi trường thuận lợi cho phát triển, hợp tác hai bên cùng có lợi, củng cố quốc phòng - an ninh vì lợi ích của hai nước.

    Trả lờiXóa
  10. Với truyền thống đoàn kết, gắn bó vốn có qua nhiều thăng trầm lịch sử, quan hệ Việt Nam - Campuchia tiếp tục được giữ gìn, vun đắp và phát triển thông qua đường lối ngoại giao đúng đắn của mỗi nước. Các chuyến thăm ngoại giao cấp cao giữa hai Chính phủ thường xuyên được tổ chức. Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Nhân dân Campuchia tiếp tục duy trì mối quan hệ thường xuyên, gắn bó.

    Trả lờiXóa

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog