Cơ quan điều tra xác định, cựu Bí thư Đồng Nai Trần Đình Thành và cựu Chủ tịch Đồng Nai Đinh Quốc Thái đã nộp lại toàn bộ số tiền nhận hối lộ từ AIC vào khoảng hơn 28 tỷ đồng.
Cơ quan Cảnh sát điều tra (C03) - Bộ Công an ban hành Kết luận điều tra vụ án "Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng", "Nhận hối lộ", "Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng" xảy ra tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Đồng Nai, Công ty cổ phần Tiến Bộ Quốc Tế AIC.
Trong vụ án này, 20 bị can bị đề nghị truy tố, trong đó có 2 cựu lãnh đạo cấp cao của tỉnh Đồng Nai là cựu Bí thư Trần Đình Thành, cựu Chủ tịch Đồng Nai - Đinh Quốc Thái. Hai bị can này bị đề nghị truy tố tội Nhận hối lộ.
Cơ quan điều tra xác định, ông Trần Đình Thành và Đinh Quốc Thái mỗi người đã nhận hơn 14 tỷ đồng từ bị can Nguyễn Thị Thanh Nhàn (Chủ tịch AIC) để tác động, tạo điều kiện cho AIC trúng thầu 12 gói thầu có tổng giá trị 476 tỷ đồng. Đây là các gói thầu trong dự án xây dựng Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai, được UBND tỉnh Đồng Nai phê duyệt với tổng mức đầu tư 1.904 tỷ đồng. Sau khi trúng thầu, giá các gói thầu cũng bị "nâng khống" gây thiệt hại lớn cho Nhà nước.
Theo Kết luận điều tra, toàn bộ số tiền nhận hối lộ khoảng hơn 28 tỷ đồng đã được gia đình ông Trần Đình Thành và ông Đinh Quốc Thái nộp lại. Đối với cựu Bí thư Đồng Nai Trần Đình Thành, việc nhận hối lộ diễn ra 6 lần, trong những lần gặp gỡ với Nguyễn Thị Thanh Nhàn tại Hà Nội và Đồng Nai.
Theo lời khai của ông Thành, số tiền hơn 14 tỷ đồng nhận từ AIC đã được ông dùng để chi tiêu cá nhân, đưa vợ gửi tiết kiệm và đầu tư bất động sản.
Đối với ông Đinh Quốc Thái, cơ quan điều tra xác định ông này nhận tiền 15 lần, với tổng giá trị hơn 14 tỷ đồng từ AIC. Trong đó 14 lần nhận tiền khi ông Thái còn đương chức, một lần nhận "lại quả" 500 triệu đồng diễn ra vào năm 2021, khi ông Thái đã nghỉ hưu.
Theo lời khai của ông Thái, số tiền này dùng để sử dụng cá nhân và chi phí một số việc trong gia đình; đóng tiền cho hai con ruột đi du học ở Mỹ.
Hiện trong vụ án này, vẫn còn 8 bị can đang bỏ trốn và đã bị truy nã, gồm: Nguyễn Thị Thanh Nhàn (Chủ tịch AIC), Trần Mạnh Hà (Phó tổng giám đốc AIC); Đỗ Văn Sơn (cựu Kế toán trưởng AIC), Nguyễn Thị Sen (cựu Giám đốc Công ty Cổ phần Thiết bị Y tế và Môi trường), Nguyễn Thị Tích (tổng giám đốc Công ty Cổ phần Mopha), Ngô Thế Vinh (Giám đốc Công ty TNHH kinh doanh trang thiết bị y nha khoa Việt Tiên), Nguyễn Đăng Thuyết (nguyên Giám đốc Công ty TNHH Thành An Hà Nội), Đỗ Mỹ Hạnh (Chủ tịch HĐQT Công ty TNHH Quốc tế Cát Vân Sa).
8 người này bị đề nghị truy tố về tội Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng./.
Võ Nam/VOV.VN
Việc đưa vụ án ra xét xử có thể coi là một thành công lớn của các cơ quan tố tụng. Bởi trước khi vụ án được đưa ra ánh sáng, không chỉ dư luận xôn xao mà ngay cả những người làm việc trong ngành Tòa án cũng đã từng thừa nhận, điều tra án tham nhũng, nhất là các tội đưa, nhận hối lộ là cực kỳ khó, bởi cơ quan tiến hành tố tụng rất khó chứng minh được, trong khi đây là loại tội phạm được đánh giá là phổ biến nhất và gây thiệt hại lớn nhất hiện nay.
Trả lờiXóaViệc đưa ra xét xử về hành vi đưa, nhận hối lộ đã khẳng định quyết tâm không có gì là không thể, cũng như không có vùng cấm, không có ngoại lệ trong công cuộc phòng chống tham nhũng mà người khởi xướng, chỉ đạo trực tiếp là Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng từng tuyên bố.
Trả lờiXóaHành vi đưa và nhận hối lộ cấu thành tội tham nhũng, nhưng xưa nay, ta chỉ xử được vụ án lợi dụng chức vụ quyền hạn để tham nhũng, để nhận hối lộ mà người hối lộ thì không ai biết. Đây sẽ là lời cảnh báo thực sự nghiêm túc với những người đưa, nhận hối lộ, đừng tưởng có thể yên thân, thoát nạn.
Trả lờiXóaviệc xét xử các vụ án về tham nhũng không mang tính chất mùa vụ, thời điểm hay phong trào mà diễn ra một cách bài bản, theo một kế hoạch được tính toán từng bước vừa chặt chẽ, vừa thận trọng nhưng vẫn thể hiện được sự cương quyết.
Trả lờiXóaNhững việc làm đó cho thấy sự quyết tâm chống tham nhũng cực kỳ bài bản, nghiêm túc, đồng thời cũng cảnh báo, răn đe trực diện tới đội ngũ cán bộ có chức quyền. Đặc biệt ở những lĩnh vực xưa nay về mặt thể chế khó có thể công khai, minh bạch.
Trả lờiXóaTham nhũng có những thời điểm đã làm xói mòn lòng tin của nhân dân tới mức cực kỳ nghiêm trọng, có thể phải cảnh báo. Nhưng từ sau Đại hội XII đến giờ có thể thấy lòng tin của nhân dân vào công cuộc đấu tranh này càng ngày càng vững chắc. Những từ ngữ “đốt lò”, “củi lửa”, “lò cháy”… được dư luận nhắc đến nhiều. Đây có thể là một điểm mới, một tín hiệu tốt.
Trả lờiXóaÔng Trần Đình Thành và Đinh Quốc Thái mỗi người đã nhận hơn 14 tỷ đồng từ bị can Nguyễn Thị Thanh Nhàn (Chủ tịch AIC) để tác động, tạo điều kiện cho AIC trúng thầu 12 gói thầu có tổng giá trị 476 tỷ đồng. Đây là các gói thầu trong dự án xây dựng Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai, được UBND tỉnh Đồng Nai phê duyệt với tổng mức đầu tư 1.904 tỷ đồng. Sau khi trúng thầu, giá các gói thầu cũng bị "nâng khống" gây thiệt hại lớn cho Nhà nước.
Trả lờiXóa