Tổng thư ký Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) Jens Stoltenberg cho rằng khả năng Nga sử dụng vũ khí hạt nhân ở Ukraine là rất thấp, song liên minh vẫn rất thận trọng trước nguy cơ đó.
Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg phát biểu trong cuộc họp báo với Phó Thủ tướng Ukraine sau cuộc họp song phương tại trụ sở NATO ở Brussels ngày 10/1. Ảnh: Sputnik
“Nguy cơ Nga sử dụng vũ khí hạt nhân ở Ukraine là thấp, song liên minh vẫn rất thận trọng về điều đó, vì hậu quả của cuộc tấn công hạt nhân sẽ rất tàn khốc”, ông Stoltenberg nói với đài truyền hình NTV của Thổ Nhĩ Kỳ. Ông khẳng định quan điểm của Nga về vấn đề sử dụng vũ khí hạt nhân vẫn không thay đổi.
Người đứng đầu NATO cũng nói thêm rằng khối quân sự này muốn khẳng định rõ sẽ không có bên chiến thắng trong một cuộc chiến tranh hạt nhân
Đầu tuần này, Bộ Ngoại giao Nga đã ra tuyên bố tái khẳng định cam kết về ngăn chặn chiến tranh hạt nhân và tránh chạy đua vũ trang. Theo tuyên bố, nguyên tắc cơ bản trong chính sách của Nga về lĩnh vực răn đe hạt nhân là không thể chấp nhận chiến tranh hạt nhân, trong đó không thể có bên nào giành chiến thắng. Bộ Ngoại giao Nga cũng tái khẳng định cam kết của Nga trong tuyên bố chung hồi tháng 1 năm nay của các nhà lãnh đạo 5 quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân về ngăn chặn chiến tranh hạt nhân và tránh chạy đua vũ trang.
Tuần trước, Tổng thống Nga Vladimir Putin nói rằng Nga chưa bao giờ “chủ động” nói bất cứ điều gì về việc nước này sử dụng vũ khí hạt nhân. Ông lưu ý rằng các đồn đoán về cáo buộc Nga đe dọa sử dụng vũ khí hạt nhân được phương Tây sử dụng để gây tác động đến các nước có mối quan hệ thân thiện hơn với Moskva.
Vân Khánh/Báo Tin Tức
Thứ trưởng Nga Grushko khẳng định học thuyết quân sự của Nga không cho phép có bất kỳ cách diễn giải nước đôi nào về khả năng sử dụng vũ khí hạt nhân, đồng thời bày tỏ lo ngại trước sự mơ hồ trong các tài liệu liên quan của phương Tây, đặc biệt là Mỹ.
Trả lờiXóa"Tôi có thể nói rằng chúng tôi đang theo dõi rất chặt chẽ, cả về mặt quân sự và chính trị, sự phát triển tổng thể trong chiến lược phát triển vũ khí hạt nhân của các nước phương Tây, bao gồm Vương quốc Anh, Pháp và trên hết là Mỹ” - Thứ trưởng Grushko nói với Sputnik.
XóaHọc thuyết hạt nhân và các tài liệu hữu quan của chúng tôi liên quan đến khả năng sử dụng vũ khí hạt nhân, chúng rất chính xác và không cho phép bất kỳ cách giải thích nước đôi nào. Các tài liệu nêu rõ rằng bên ngoài bối cảnh hạt nhân, vũ khí hạt nhân chỉ có thể được sử dụng nếu có mối đe dọa đối với sự tồn vong thực sự của đất nước. Đây là một tiêu chí hoàn toàn rõ ràng
Trả lờiXóaTheo Thứ trưởng Grushko, Nga cũng đang theo dõi những diễn biến về các phương tiện mang hạt nhân và bản thân vũ khí hạt nhân.Thứ trưởng Grushko lưu ý thêmrằng Moscow sẽ tính đến việc hiện đại hóa các loại bom hạt nhân của Mỹ được triển khai ở các nước châu Âu, đồng thời nhấn mạnh Nga sẽ thực hiện tất cả các biện pháp cần thiết để đảm bảo khả năng an ninh và quốc phòng của mình.
Trả lờiXóaTheo Chiến lược Quốc phòng quốc gia vừa được Bộ Quốc phòng Mỹ công bố, Washington muốn kéo dài kỷ lục 75 năm không sử dụng vũ khí hạt nhân và hướng tới mục tiêu giảm nguy cơ xảy ra chiến tranh hạt nhân, ngôn từ của các chiến lược hạt nhân này khá mập mờ và Moscow nhận thấy sự gia tăng số lượng các kịch bản cho phép sử dụng vũ khí hạt nhân, bao gồm cả các kịch bản bên ngoài bối cảnh hạt nhân
Trả lờiXóaTổng thống Nga Vladimi Putin tuyên bố “sẵn sàng sử dụng mọi biện pháp có sẵn để bảo vệ người dân và lãnh thổ Nga. Các nước phương Tây cho rằng tuyên bố này là lời đe dọa sử dụng vũ khí hạt nhân và rằng phương Tây cần làm nhiều hơn để răn đe Moscow.
Trả lờiXóa