Theo các nhà phân tích của Bloomberg, nếu giá khí đốt tự nhiên ở Liên minh châu Âu tăng lên mức 210 euro/MWh thì Liên minh này sẽ phải đối mặt với suy thoái kinh tế nghiêm trọng.
Toàn cảnh giếng khí đốt Bovanenkovo ở bán đảo Yamal, vùng Tây Bắc Siberia thuộc Nga. (Ảnh: AFP/TTXVN)
Ngày 18/12, Hãng tin Bloomberg cho hay việc từ bỏ khí đốt của Nga do tình hình Ukraine đã khiến châu Âu thiệt hại khoảng 1.000 tỷ USD.
Theo Bloomberg, số tiền này là do giá điện tăng đối với các công ty và người tiêu dùng châu Âu.
Đồng thời, như hãng tin này dự đoán, đây mới chỉ là khởi đầu của cuộc khủng hoảng năng lượng lớn nhất trong những thập kỷ gần đây.
Sau mùa Đông, các kho chứa khí đốt sẽ trống rỗng và trong điều kiện nguồn cung cấp khí đốt của Nga chỉ ở mức tối thiểu thì sẽ khó để lấp đầy các kho chứa này.
Theo các nhà phân tích của Bloomberg, nếu giá khí đốt tự nhiên ở Liên minh châu Âu tăng lên mức 210 euro/MWh thì Liên minh này sẽ phải đối mặt với suy thoái kinh tế nghiêm trọng.
Trong khi đó, Bloomberg cho biết tình hình căng thẳng với việc cung cấp khí đốt tự nhiên hoá lỏng cho châu Âu sẽ kéo dài ít nhất cho tới năm 2026, khi Qatar và Mỹ có thể tăng đủ sản lượng hydro carbon.
Hồi đầu tuần này, các bộ trưởng năng lượng EU trong cuộc hợp tại Brussels đã không thống nhất được việc đưa ra mức giá trần khí đốt và quyết định cần tiếp tục thảo luận vấn đề này vào ngày 19/12./.
Quang Vinh (TTXVN/Vietnam+)
cuộc chiến tranh này đã gây ra cho thế giới rất nhiều hệ lụy nghiêm trọng trên hầu hết tất cả các lĩnh vực trên thế giới, đặc biệt là vấn đề kinh tế năng lượng, khí đốt, xăng dầu, làm cho nền kinh tế thế giới chao đảo, trì trệ, các nước đang phát triển cũng vì thế mà cũng không còn cơ hội tăng tiến, rất nguy hiểm
Trả lờiXóa