Chia sẻ

Tre Làng

Hà Nội xử phạt 21 đơn vị, cá nhân vi phạm quy định về đào hè, đào đường


21 đơn vị, cá nhân vi phạm quy định về đào hè, đào đường không đảm bảo kỹ thuật gây mất an toàn giao thông tại Thủ đô Hà Nội bị xử phạt.

Thanh tra Sở Giao thông - Vận tải TP. Hà Nội cho hay, trong tháng 11/2022, lực lượng Thanh tra Sở Giao thông - Vận tải TP. Hà Nội đã kiểm tra, lập biên bản vi phạm hành chính 21 trường hợp vi phạm quy định về đào hè, đào đường, hoàn trả mặt đường không bảo đảm yêu cầu kỹ thuật, gây mất an toàn giao thông và mỹ quan đô thị, với tổng số tiền hơn 118 triệu đồng.

Trong số các trường hợp vi phạm có cả các cá nhân tự ý cải tạo vỉa hè trái phép; một số đơn vị để vật liệu ngoài phạm vi thi công gây cản trở giao thông…

Để bảo đảm trật tự an toàn và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đô thị, Thanh tra Sở Giao thông - Vận tải TP. Hà Nội kiến nghị Sở Giao thông - Vận tải TP. Hà Nội chỉ đạo các đơn vị liên quan thường xuyên phối hợp với Thanh tra Sở, giám sát, kiểm tra, xử lý vi phạm.

Đồng thời, các đơn vị quản lý đường phải giám sát chặt chẽ các vị trí hoàn trả mặt đường, bảo đảm êm thuận cho các phương tiện tham gia giao thông. Cùng với đó có văn bản chấn chỉnh đối với chủ đầu tư, đơn vị thi công vi phạm nhiều lần.

Dịp cuối năm, nhiều tuyến phố ở Hà Nội lại bị cày xới, lát lại vỉa hè. TP. Hà Nội chủ trương giao cho Ban Quản lý dự án các quận làm chủ đầu tư, chủ động tổ chức đấu thầu và lựa chọn đơn vị nhà thầu lát lại vỉa hè. Việc sử dụng loại đá nào là do quận, huyện lựa chọn.

Lý giải vì sao cuối năm mật độ giao thông đông đúc lại sửa vỉa hè, lãnh đạo Ban Quản lý dự án các quận cho biết một phần do kinh phí được phân bổ vào cuối năm, một phần do thời tiết thích hợp, trời khô ráo, không mưa to như mùa hè, không nồm ẩm ướt như mùa xuân.

Trả lời báo giới bên lề cuộc họp HĐND TP. Hà Nội sáng 8/12, Giám đốc Sở Xây dựng TP. Hà Nội Võ Nguyên Phong hiện tượng đá lát vỉa hè bị vỡ, hỏng được báo chí phản ánh thời gian gần qua, chủ yếu là những tuyến đường được lát vỉa hè trước giai đoạn ban hành Quyết định số 1303/QĐ-UBND ngày 21/3/2019.

Các quận, huyện có trách nhiệm phê duyệt dự án; Phòng Quản lý đô thị có trách nhiệm quản lý chất lượng các tuyến phố lát đá vỉa hè.

Ông Phong cho rằng, đá lát vỉa hè trước giai đoạn này được khai thác bằng phương pháp nổ mìn, cho nên đá bị om. Ngoài ra, đá marble thường có gân đá, không được đồng chất nên khi mưa xuống thì bị giãn nở, tự vỡ, thậm chí không cần tác động vật lý.

Được biết, TP. Hà Nội hiện có 255 tuyến phố ở các quận, huyện, thị xã lát vỉa hè bằng đá tự nhiên, tập trung ở một số quận Ba Đình, Hoàn Kiếm, Đống Đa, Hai Bà Trưng, còn lại đa số lát bằng gạch block.

17 nhận xét:

  1. đúng vậy, phải kiên quyết xử lý thật nặng tay đối với những kẻ vô pháp, vô thiên đào bới lòng lề đường lên để gây mất cảnh quan đô thị, gây mất mỹ quan và ảnh hưởng xấu đến môi trường. Thật xấu xí và đối với như vậy phải xử lý mạnh mẽ hơn nữa để chỉnh đốn lại cảnh quan môi trường

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Hoa Co May20:01 14/12/22

      Cá nhân nào vi phạm thì xử lý cá nhân đó đồng thời công khai số liệu thường xuyên để các địa bàn khác trên thành phố thấy được, nếu họ có sai phạm thì chủ động khắc phục, tránh để cơ quan chức năng phải tiếp tục xử phạt

      Xóa
  2. Yêu cầu Thanh tra Sở tăng cường phối hợp kiểm tra, xử lý vi phạm trong công tác đảm bảo ATGT trong quá trình thi công công trình đào vỉa hè, lòng đường và hoàn trả mặt đường trên địa bàn.

    Trả lờiXóa
  3. Các lỗi vi phạm chủ yếu như đào hè phố trái phép; Thi công công trình trong phạm vi đất dành cho đường bộ không thực hiện theo đúng các quy định trong giấy phép thi công của cơ quan có thẩm quyền; Để phương tiện thi công ngoài phạm vi thi công gây cản trở giao thông; Thi công công trình trong phạm vi đất dành cho đường bộ không có giấy phép thi công theo quy định; Xẻ đường trái phép....

    Trả lờiXóa
  4. Để đảm bảo trật tự ATGT và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đô thị, Sở GTVT Hà Nội cần yêu cầu các đơn vị thường xuyên phối hợp với Thanh tra Sở trong công tác giám sát, kiểm tra, xử lý vi phạm

    Trả lờiXóa
  5. đặc biệt yêu cầu các đơn vị quản lý đường giám sát chặt các vị trí thi công hoàn trả mặt đường, đảm bảo êm thuận cho các phương tiện tham gia giao thông. Có văn bản chấn chỉnh chủ đầu tư, đơn vị thi công vi phạm nhiều lần

    Trả lờiXóa
  6. Thời gian gần đây, mình đi đường Nguyễn Chí Thanh, quận Đống Đa luôn trong tình trạng đất đá, cát sỏi, bê tông đổ lổn nhổn trên vỉa hè, không còn lối đi cho người đi bộ. Dưới lòng đường, là các "hố sâu" gây mất an toàn giao thông và nguy hiểm cho người đi bộ.

    Trả lờiXóa
  7. Cần tăng cường hướng dẫn, phân luồng giao thông, đảm bảo ATGT tại các tuyến đường có hoạt động thi công đào hè, đào đường; tập trung kiểm tra, xử lý với các cá nhân, tổ chức thi công công trình vi phạm quy định. Đề nghị các đơn vị thi công phải thực hiện nghiêm túc các nội dung trong giấy phép, có biện pháp đảm bảo ATGT; phối hợp với lực lượng chức năng và chính quyền địa phương để phục vụ nhân dân đi lại thuận tiện

    Trả lờiXóa
  8. Ban Duy tu các công trình hạ tầng giao thông, Công ty CP Công trình giao thông Hà Nội thời gian qua có phản ánh về việc thi công đào vỉa hè, hoàn trả mặt đường không bảo đảm yêu cầu kỹ thuật, gây mất an toàn giao thông và mỹ quan đô thị. Đặc biệt, trên địa bàn các quận Ba Đình, Hoàn Kiếm, Long Biên, Đống Đa, Hai Bà Trưng, Thanh Xuân và huyện Gia Lâm.

    Trả lờiXóa
  9. Các nhà thầu, đơn vị thi công bị xử phạt do các vi phạm như không hoàn trả phần đường theo nguyên trạng khi thi công xong, đào đường trái phép, để vật liệu thi công ngoài phạm vi thi công gây cản trở giao thông, tự ý sửa chữa vỉa hè trái phép,...

    Trả lờiXóa
  10. Để bảo đảm trật tự an toàn giao thông và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đô thị, Thanh tra Sở kiến nghị Sở GTVT Hà Nội chỉ đạo Phòng Quản lý kết cấu hạ tầng, Ban Duy tu các công trình hạ tầng giao thông và các đơn vị quản lý đường thường xuyên phối hợp trong công tác giám sát.Tăng cường kiểm tra, xử lý vi phạm và yêu cầu các đơn vị quản lý đường phải giám sát chặt chẽ các vị trí thi công hoàn trả mặt đường, bảo đảm êm thuận cho các phương tiện tham gia giao thông.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Trước tình trạng các công ty, doanh nghiệp sau khi thi công đào hè, đào đường, không hoàn trả lại mặt đường gây ô nhiễm, mất mỹ quan đô thị, ảnh hưởng đến an toàn giao thông, Thanh tra Sở Giao thông Vận tải Hà Nội đã thành lập các Tổ công tác tại các quận, huyện, thị xã tăng cường kiểm tra xử lý nghiêm các đơn vị vi phạm.

      Xóa
  11. Để đảm vấn đề vệ sinh môi trường trên các tuyến phố, các trục đường chính ra vào thành phố, cũng như bảo đảm trật tự an toàn giao thông và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đô thị, Thanh tra Sở Sở Giao thông Vận tải Hà Nội đề nghị các cơ quan chức năng có thẩm quyền tăng cường hơn nữa trong công tác giám sát, kiểm tra, xử lý nghiêm các vi phạm.

    Trả lờiXóa
  12. Đặc biệt, Thanh tra Sở Sở Giao thông Vận tải Hà Nội cũng đề nghị các đơn vị quản lý đường bộ phải giám sát chặt chẽ các vị trí thi công hoàn trả mặt đường, bảo đảm sự thuận tiện cho các phương tiện tham gia giao thông. Ngoài ra, các quan chức năng cần có văn bản chấn chỉnh đối với chủ đầu tư, công ty, đơn vị thi công vi phạm nhiều lần.

    Trả lờiXóa
  13. cải tổ, nâng cấp lại hệ thống giao thông, cầu đường là điều đúng đắn , nhưng cũng phải có tiến độ, không thể để ảnh hưởng tiêu cực đến những lĩnh vực khác của đời sống nhân dân, đi lại khó khăn , môi trường không khí thì ô nhiễm

    Trả lờiXóa
  14. ai cũng biết là sửa sang lại cầu đường đi lại cho người dân là rất cần thiết và tốt đẹp, nhưng quá trình diễn ra thi công thì cũng phải có kế hoạch cụ thể, không thể làm việc một cách thiếu trách nhiệm, chậm chạp như vậy, ảnh hưởng rất nhiều đến sinh hoạt của người dân

    Trả lờiXóa
  15. Đá lát vỉa hè trước giai đoạn này được khai thác bằng phương pháp nổ mìn, cho nên đá bị om. Ngoài ra, đá marble thường có gân đá, không được đồng chất nên khi mưa xuống thì bị giãn nở, tự vỡ, thậm chí không cần tác động vật lý.

    Trả lờiXóa

Tìm kiếm mở rộng

Google TreLang

Tre Làng

Thông kê truy cập

Lưu trữ Blog