Luật sư trong vụ án liên quan đến Tịnh thất Bồng Lai bị tạm đình chỉ tư cách thành viên vì cung cấp dịch vụ pháp lý cho khách hàng có quyền lợi đối lập nhau.
Ngày 7/12, Đoàn Luật sư TP.HCM đã ban hành quyết định tạm đình chỉ tư cách thành viên đối với luật sư Trần Quốc Dũ vì đã có hành vi cung cấp dịch vụ pháp lý cho khách hàng có quyền lợi đối lập trong cùng vụ án hình sự. Thời hạn tạm đình chỉ là 24 tháng.
Cụ thể, trong vụ án “Cố ý gây thương tích” xảy ra tại Tịnh thất Bồng Lai (ấp Lập Thành, xã Hòa Khánh Tây, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An), LS Dũ ký hợp đồng dịch vụ pháp lý đối với ông Lê Thanh Nhị Nguyên, là bị hại trong vụ án. Tuy nhiên, LS này lại tiếp tục ký hợp đồng dịch vụ pháp lý đối với bà Châu Vinh Hóa, là bị cáo trong cùng vụ án trên.
Hành vi của LS Dũ đã vi phạm điểm a, khoản 1, Điều 9 của Luật Luật sư; quy tắc 15.1, quy tắc 15.3.3 của Bộ quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư Việt Nam năm 2019.
Quy tắc 15.1 quy định xung đột về lợi ích là trường hợp do ảnh hưởng từ quyền lợi của LS, nghĩa vụ của luật sư đối với khách hàng hiện tại, khách hàng cũ, bên thứ ba dẫn đến tình huống luật sư bị hạn chế hoặc có khả năng bị hạn chế trong việc thực hiện nghĩa vụ bảo vệ tốt nhất quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng, nghĩa vụ giữ bí mật thông tin của khách hàng.
LS không được nhận hoặc thực hiện vụ việc trong trường hợp có xung đột về lợi ích, trừ trường hợp được phép theo quy định của pháp luật hoặc theo quy tắc này.
Quy tắc 15.3.3 cũng nêu rõ LS phải từ chối tiếp nhận vụ việc hoặc từ chối tiếp tục thực hiện vụ việc khi trong vụ việc đó khách hàng mới có quyền lợi đối lập với khách hàng cũ trong cùng một vụ việc hoặc vụ việc khác có liên quan trực tiếp mà trước đó LS đã thực hiện cho khách hàng cũ.
Trước đó, ngày 9-12-2021, TAND tỉnh Long An xử phúc thẩm vụ án “Cố ý gây thương tích” xảy ra tại Tịnh thất Bồng Lai, HĐXX tuyên phạt bị cáo Châu Vinh Hóa (SN 1975, ngụ Tân Bình, TP.HCM) hai năm tù nhưng cho hưởng án treo. Tòa bác toàn bộ yêu cầu bồi thường số tiền 3,3 tỉ đồng theo kháng cáo của ông Lê Thanh Nhị Nguyên.
những người không làm được việc thì xuống đi, thay cho người nào phù hợp và có trách nhiệm hơn, làm luật sư mà không có đạo đức thì làm ăn cái gì, mang lại công bằng cho xã hội chứ không phải là kiểu dối trá ăn không nói có
Trả lờiXóaÔng này thừa biết việc cùng hợp đồng với hai người có quyền lợi đối nghịch trong một vụ án là trái quy định, thế nhưng vẫn đặt bút ký, chứng tỏ ông coi thường pháp luật, đây là cố ý, cần phải xử lý thật nghiêm.
Xóaluật sư mà còn không làm ăn đàng hoàng thì lấy đâu ra danh tiếng, uy tín để hành nghề, để làm việc cơ chứ, một ngành nghề coi trọng đạo đức như vậy, không có đạo đức thì đừng có làm, ảnh hưởng tới sự công bằng của xã hội
Trả lờiXóaluật sư làm như này mất hết uy tín, khắc phục xong lỗi này thì còn ai dám cho ông này làm nữa, có lần một là sẽ có lần hai, của cải vật chất mất đi thì còn kiếm lại được, chứ sự tin tưởng và đạo đức hành nghề thì khó có thể lấy lại lắm
Trả lờiXóaLuật sư phải từ chối tiếp nhận vụ việc hoặc từ chối tiếp tục thực hiện vụ việc khi trong vụ việc đó khách hàng mới có quyền lợi đối lập với khách hàng cũ trong cùng một vụ việc hoặc vụ việc khác có liên quan trực tiếp mà trước đó Luật sư đã thực hiện cho khách hàng cũ.
Trả lờiXóa