Cuteo@
Với quy trình làm clip Youtube hay TikTok như hiện nay, việc làm ra một bộ phim ngắn hay một đoạn video ngắn là vô cùng dễ dàng. Cũng với quy trình ấy, một vụ việc tích cực được cắt xén, thêm bớt và chỉnh sửa lời thoại hay chú thích để biến đổi thành vụ việc tiêu cực nhằm mục đích câu like, bán hàng, công kích lẫn nhau hay thậm chí là để nhằm mục đích chống chính quyền là vô cùng dễ. Vụ các nhà sư đuổi bắt trộm bị bến thành nhà sư đuổi đánh người đến chùa cầu an là một ví dụ điển hình.
Mới đây, một clip ghi lại cảnh một sư thầy mặc áo vàng cầm chổi đuổi đánh một nam thanh niên đội mũ trắng, cầm mũ bảo hiểm đang chạy trốn đã thu hút sự chú ý của cộng đồng mạng với như bình luận tiêu cực.
Tài khoản TikTok "Kênh tin tức 24 giờ" đăng clip ghi lại hình ảnh một sư thầy mặc áo màu vàng cầm theo chổi, đang đuổi đánh một người đàn ông đội mũ trắng, trên tay cầm chiếc mũ bảo hiểm kèm dòng chú thích "Mùng 6 Tết người dân đi lễ chùa không hiệu có truyện gì sự thầy cầm chổi đuổi người tới cầu tài".
Dù không được kiểm chứng, nhưng clip này vẫn được chia sẻ trên mạng kèm theo những bình luận tiêu cực, khiếm nhã về nhà chùa, về các nhà sư. Phần đông các ý kiến thể hiện sự bức xúc với sư thầy khi thấy cảnh "sư thầy cầm chổi đuổi người tới cầu tài".
Một tài khoản TikTok khác có tên "Lebaongoc475" cũng đăng tải clip này và chua thêm dòng chữ: "Trời ơi ko hiểu sao sáng mùng 7 Tết mọi người đến chùa cầu an xin lộc thì bị sư thầy cầm chổi rượt chạy bán sống bán chết".
Tất nhiên với việc chú thích bằng những dòng chữ như thế, những bình luận thiếu khách quan, quy chụp, kém văn hóa, thậm chí là chửi bới mạ lỵ các nhà sư, nhằm vào nhà chùa, tấn công Phật giáo là vô cùng nhiều. Điều này thể hiện trình độ nhận thức, phông văn hóa và tính bầy đàn của những người lười suy nghĩ, lười kiểm chứng những lại có thừa thãi sự độ bố đời, hung hăng trên mạng xã hội.
Trên thực tế, không có chuyện bỗng dưng nhà sư đuổi đánh nam thanh niên đang chạy kia. Clip mà chúng ta xem trên TikTok chỉ là sản phẩm cắt xén, biến đen thành trắng của những kẻ bất hảo và rất tiếc khi nó lại dắt mũi được khá nhiều người.
Thực ra clip trên chỉ là một đoạn clip được cắt ra từ một video được camera an ninh của chùa Vạn Phước ở xã Châu Pha, thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu ghi lại vào tháng 11/2018. Video này ghi lại cảnh một nhóm người vào chùa trộm tiền công đức nhưng bị sư trong chùa phát hiện và tuổi bắt.
Theo nội dung video, 4 thanh niên, gồm 3 nam và 1 nữ đi vào chùa Vạn Phước, sau đó 3 nam thanh niên đi vào chánh điện chỉnh camera quay sang hướng khác rồi trộm hòm tiền công đức của chùa. Phát hiện ra vụ việc, nhà chùa đã đóng cửa chính rồi tri hô người vây bắt.
Có 2 thanh niên vượt rào ra ngoài được, còn một nam, một nữ bị bắt lại, trong đó có một nam thanh niên bị sư thầy rượt đuổi và quật ngã như trong clip.
Đại đức Thích Chúc Minh, trụ trì chùa Vạn Phước cho biết sự việc đã xảy ra từ nhiều năm trước nay lại bị cắt ghép thành nội dung sai sự thật, ảnh hưởng đến chùa. Đại đức Thích Chúc Minh yêu cầu những người đăng tải clip phải gỡ bỏ, đồng thời đề nghị lực lượng chức năng vào cuộc xử lý vụ việc.
Tôi nghĩ, chủ tài khoản TikTok "Kênh tin tức 24 giờ", "Lebaongoc475" và những ai còn đang đăng tải clip trên chắc chắn sẽ phải chiu trách nhiệm trước pháp luật, nhẹ là xử phạt hành chính, nặng hơn thì có thể bị truy tố trước pháp luật.
Một bộ phận cư dân mạng phản ánh rất tích cực với tin xem được mà không cần nghĩ xem đó là thật hay giả, cho dù sự dàn dựng cũng như cách đưa thông tin lên đại chúng rất đơn giản, người dân dễ tin người vô tình thành công cụ tuyên truyền cho những kẻ ác ý, việc thay đổi nhận thức của người dân là khó, thế nên phải xử phạt thật nặng những kẻ đưa tin sai sự thật
Trả lờiXóamạng xã hội ngày này giống như con dao hai lưỡi, điều tốt nhiều nhưng điều xấu thì cũng không ít, mong rằng mỗi nên tảng mạng xã hội sẽ có những đội ngũ kiểm duyệt nội dung, làm sao đảm bảo được chất lượng nội dung đăng tải trên các trang mạng được an toàn và trong sáng nhất
XóaĐối với các chủ kênh đăng thông tin cắt ghép sai sự thật làm ảnh hưởng đến cá nhân, tổ chức thì phải truy tố để răn đe!.
Trả lờiXóachuyện cắt ghép đăng tin sai sự thật này không có gì là lạ, nhất là trong thời đại mạng xã hội phát triển như hiện nay,, vì vậy ngoài việc xử lý các trường hợp vi phạm, đăng tin giả, tin xấu độc, thì cũng tuyên truyền nâng cao nhận thức hiểu biết để người dân hiểu được, kịp thời phòng tránh
Trả lờiXóaNhững video cắt ghép này là quá bình thường trên MXH nói chung và trên tiktok nói chung, những thành phần chỉ vì kiếm fame mà bất chấp đăng tải thông tin không đúng sự thật, cái quan trọng là người dùng phải tỉnh táo hay không trước những thông tin rao rả trên MXH như vậy
Trả lờiXóaHiện nay chế tài xử lí những hành vi đăng tải thông tin sai sự thật vẫn còn quá nhẹ, hay phải nói là không có, nên mới xuất hiện ngày càng nhiều những thành phần như vậy, làm cho MXH trở nên cực kì loãng, làm cho người dùng không thể phân biệt được thông tin nào là đúng thông tin nào là sai
Xóavới sự phát triển của khoa học kĩ thuật hiện đại, làm rộ lên sự xuất hiện của các phương tiện truyền thông mới mang lại cho người dân cách thức tiếp cận dễ dàng, nhanh chóng với các tin tức nóng hổi trong nước và thế giới. Tuy nhiên cũng không thể tránh được những thông tin, ảnh, video bị cắt xén dẫn dắt người đọc đến một góc nhìn sai sự thật,
Trả lờiXóaSự việc nêu trên hoàn toàn khác xa với mục đích của truyền thông đại chúng lành mạnh. Những trường hợp nêu trên không còn xa lạ với đại bộ phận xã hội nữa, tuy nhiên các cơ quan có thẩm quyền phải phối hợp với người dân để nâng cao nhận thức về vấn đề này
XóaĐúng vậy, việc một số video, clip hay một đoạn tiktok nhỏ đã làm biến đổi và làm mất đi bản chất đi sự thật nội dung của clip và thậm chí là sai lệch. Như vậy nó làm sai nghiêm trọng và thậm chí là lừa dối là khán thính giả xam cái video đó. Do vậy, phải làm rõ và nhận thức rõ và tỉnh táo trước những dạng video, clip "che mắt" như này
Trả lờiXóa