Cuteo@
Anh đại úy công an trong clip đánh người bị khống chế trên mạng đã bị công anh huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre tạm đình chỉ công tác để xác minh làm rõ vụ việc. Chưa biết anh đại úy sẽ bị xử lý ở mức độ thế nào, nhưng trước mắt việc đánh người là sai và việc tạm đình chỉ công tác là đúng quy định. Tuy nhiên, trong vụ này, với tư cách là một độc giả, thôi thấy một số bài báo có cách đặt tiêu đề chưa chính xác, dễ dẫn đến hiểu lầm bản chất vụ việc.
Anh đại úy công an trong clip đánh người bị khống chế trên mạng đã bị công anh huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre tạm đình chỉ công tác để xác minh làm rõ vụ việc. Chưa biết anh đại úy sẽ bị xử lý ở mức độ thế nào, nhưng trước mắt việc đánh người là sai và việc tạm đình chỉ công tác là đúng quy định. Tuy nhiên, trong vụ này, với tư cách là một độc giả, thôi thấy một số bài báo có cách đặt tiêu đề chưa chính xác, dễ dẫn đến hiểu lầm bản chất vụ việc.
- "Đá thanh niên say rượu, đại uý công an bị tạm đình chỉ công tác";
- "Xác minh clip công an đánh người say rượu";
- "Clip 'công an xã đánh dân': Tạm đình chỉ công tác đại úy công an".
Còn rất nhiều bài báo khác cũng đặt tiêu đề như vậy. Cá nhân tôi không tin tác giả các bài viết đó không thể đặt tiêu đề khác đúng bản chất vụ việc hơn. Tôi cũng cho rằng, cách đặt tiêu đề như thế là có ý đồ dẫn dắt bạn đọc hiểu đơn thuần rằng, công an đánh người chỉ vì họ say rượu.
Tôi lấy bài viết trên báo Thanh Niên làm ví dụ. Tiêu đề tờ Thanh Niên đặt là "Clip 'công an xã đánh dân': Tạm đình chỉ công tác đại úy công an". Đây là cách đặt tiêu đề lập lờ, kích động người dân phản ứng với công an, và quan trọng nhất là làm sai bản chất vụ việc, bởi kẻ gây rối trật tự công cộng, dùng dao đả thương người dân và chống người thi hành công vụ thì không thể là "dân" mà có thể coi là tội phạm. Báo này có đoạn dẫn dắt: "Liên quan clip 'công an xã đánh dân' lan truyền trên mạng xã hội, Công an H.Châu Thành (Bến Tre) đã tạm đình chỉ công tác một đại úy công an trong đoạn clip".
Các ví dụ tương tự các anh chị có thể tham khảo trên google.
Trong câu chuyện không mấy hay ho này, công an huyện Châu Thành đã thông tin rằng, người bị đánh đã có hành vi gây rối trật tự công cộng, đã dùng dao tấn công người dân, làm bị thương cơ vợ hờ và quan trọng nhất là khi lực lượng công an đến lập biên bản sự việc thì người bị đánh đã không chấp hành, bất hợp tác, có lời lẽ chửi bới, xúc phạm danh dự, uy tín, nhân phẩm của người thừa hành công vụ và của ngành công an. Chưa hết, khi đang lập biên bản thì người mà báo chí gọi là say rượu đã bỏ chạy, khiến lực lượng công an và dân phòng phải truy đuổi rất lâu mới bắt được.
Một lần nữa, tôi khẳng định đánh người là sai. Anh đại úy sẽ phải đối mặt với một hình thức kỷ luật tương xứng của ngành. Nhưng bản chất của việc anh đại úy đấm đá người đàn ông đó là do những lý do vừa nêu trên.
Thực tế, không hiểu vì vô tình hay hữu ý mà các báo lại lờ đi những lý do căn cốt dẫn đến việc anh đại úy đánh người đàn ông được cho là say rượu đó, mà chỉ viết rằng người đàn ông bị đánh vì say rượu.
Có một câu hỏi rất đáng suy nghẫm để trả lời là: "Nếu các công an, dân phòng không khống chế bằng vũ lực người đàn ông đó, trong khi trong túi quần anh ta vẫn còn con dao găm làm hung khí tấn công người dân thì ai chịu trách nhiệm"?
Báo chí đưa tin vừa không đầy đủ,, vừa thể hiện quan điểm riêng thế này thật quá nguy hiểm. Từ bao giờ mà ta lại quá nhân đạo với tội phạm như vậy. Trong khi thử hỏi mấy tay tội phạm xả súng có nhân đạo với chúng ta hay không ? Quan điểm của tôi là CA sai thì sẽ bị xử lý, tôi không bênh, nhưng tội phạm cũng đâu phải người tốt ?
Trả lờiXóabáo chí cũng chỉ là một phương tiện truyền đạt thông tin, đặc biệt là tình hình hiện đại ngày nay, không nên quá tin tưởng vào mấy bài báo trên mạng, nhiều khi họ viết không có tâm, truyền thông tin thì ít mà giật tít thì nhiều, rồi viết sai sự thật
Xóa