Giám đốc Cục Tình báo Trung ương Mỹ (CIA) William Burn đã có cuộc gặp bí mật với Tổng thống Ukraine Volodymir Zelensky và bộ máy tình báo của nhà lãnh đạo này hồi tuần trước.
Theo hãng tin RT và CNN, bên cạnh việc chia sẻ những phân tích tình báo của Washington, Giám đốc CIA được cho là đã cảnh báo rằng, viện trợ quân sự Mỹ cho Ukraine có thể giảm trong vài tháng tới, do sự phản đối của đảng Cộng hòa sau khi đảng này nắm quyền kiểm soát Hạ viện Mỹ.
Ông Burn tới Kiev vào cuối tuần trước và thảo luận với Tổng thống Ukraine về những dự đoán của Mỹ đối với các kế hoạch quân sự của Nga vào mùa xuân. Trong cuộc gặp, các quan chức Ukraine được cho là đã nêu lên những lo ngại về sự hỗ trợ của Mỹ và hỏi các khoản viện trợ sẽ tiếp tục trong bao lâu. Ông Burn thừa nhận "đến một lúc nào đó, việc viện trợ sẽ khó hơn do đảng Cộng hòa một lần nữa chiếm đa số trong Hạ viện và một số nghị sĩ bảo thủ ngày càng chỉ trích sự hào phóng của Mỹ".
Kể từ khi lên nắm quyền, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã phê duyệt hơn 27 tỷ USD viện trợ quân sự trực tiếp cho Kiev. Mới đây nhất, hôm qua (19/1), người đứng đầu nước Mỹ đã duyệt gói viện trợ mới nhất trị giá 2,5 tỷ USD cho Ukraine.
Cuộc gặp bí mật giữa Giám đốc CIA và Tổng thống Ukraine diễn ra khi giới chức Mỹ đang theo dõi việc Nga có thể tiến hành một cuộc tấn công trong vài tháng tới.
Nga kiểm soát khu định cư gần Bakhmut
Bộ Quốc phòng Nga hôm nay (20/1) cho biết, các lực lượng nước này đã kiểm soát Klishchiivka, một khu định cư ở phía nam Bakhmut, thuộc vùng Donetsk, phía đông Ukraine.
Theo Reuters, tuần trước các lực lượng Nga đã giành được Soledar ở phía đông bắc Bakhmut. Các nhà phân tích quốc phòng cho hay, bước tiến này có thể giúp Nga gây sức ép lớn hơn với các thị trấn.
Bộ Quốc phòng Nga cho biết, với sự hỗ trợ từ trên không, quân đội đã có thể nắm quyền kiểm soát làng Klishchiivka, nơi có khoảng 400 người sinh sống. Ngôi làng này cách phía nam Bakhmut khoảng 8km.
Dù là đảng nào lên nắm quyền thì cuối cùng cũng chỉ phục vụ cho mục đích Mĩ càng ngày càng giàu có thôi, nên cũng chỉ là lấy lí do để cắt giảm viện trợ với Ukr thôi. Có thể Mỹ cảm thấy Ukr khó có thể phản công thành công, hoặc do một vài toan tính khác. Nga vẫn luôn phải cẩn thận với sự nhan hiểm của Mẽo
Trả lờiXóaCho dù UK có phản kháng thành công đi nữa thì Mỹ được lợi gì so với việc vung tay chi một đống tiền và vũ khí cho UK đánh nhau với Nga, nếu Nga có rút quân trong cuộc chiến này thì với địa thế sát vách như thế thì Mỹ giúp UK được bao lâu, được gì từ việc giúp đỡ đó, trong khi kinh tế sau đại dịch cũng chẳng phải khá khẩm, tỉ lệ thất nghiệp thì tăng cao.
XóaMục đích chính của Mỹ hiện tại có lẽ là để bào mòn sức mạnh của Nga, cũng như thăm dò về các loại vũ khí, chiến thuật, của Nga. Dù sao Mỹ cũng đã quen với việc trợ cấp ntn từ 2 cuộc ww trước rồi. Nếu cục diện chiến trường thay đổi thì chắc là khi lính Mỹ đổ bộ lên Ukr
Xóa