Ngoại trưởng Italy cho rằng EU không có một chính sách đối ngoại hoặc quốc phòng thực sự mà "chỉ đi theo Mỹ".
"Có quá nhiều sự ghen tị, có quá nhiều lãnh đạo", Ngoại trưởng Italy Antonio Tajani trả lời phỏng vấn nhật báo La Stampa của nước này ngày 25/1. Ông cho rằng EU "đang phục vụ Mỹ, thay vì lợi ích của chính liên minh".
"Ngay cả Đức, quốc gia có ảnh hưởng nhất EU cũng không thể là chính mình. Khối đang thiếu một lãnh đạo như bà Merkel", ông Tajani bổ sung, nhắc đến cựu thủ tướng Đức Angela Merkel.
Khi được hỏi liệu ông có nghĩ rằng EU "quá yếu", Ngoại trưởng Tajani trả lời "châu Âu không có một chính sách đối ngoại hay quốc phòng thực sự" và họ "luôn theo đuổi Mỹ". Ông thêm rằng tình trạng này xảy ra từ năm 1954, khi Cộng đồng Phòng thủ châu Âu (EDC) sụp đổ.
Về chiến sự Ukraine, ông Tajani nhấn mạnh EU sẽ làm mọi điều trong khả năng để ngăn xung đột leo thang. Ông khẳng định viện trợ khí tài cho Ukraine là quan trọng, nhưng điều cấp thiết là phải tìm một giải pháp hòa bình, hoặc ít nhất là thỏa thuận ngừng bắn.
Quan hệ EU- Mỹ trở nên căng thẳng từ cuối năm ngoái vì Đạo luật Giảm lạm phát của Washington, trong đó cắt giảm thuế và trợ cấp năng lượng cho các công ty đầu tư trên đất Mỹ. Đạo luật còn khuyến khích người tiêu dùng "mua hàng Mỹ" khi chọn xe điện, động thái có thể ảnh hưởng các nước như Pháp, Đức.
EU và Mỹ cũng bất đồng về vấn đề giá năng lượng từ Washington, trong bối cảnh châu Âu thiếu nguồn cung sau khi cắt giảm năng lượng Nga. Bộ trưởng Kinh tế Đức Robert Habeck từng chỉ trích Mỹ cùng nhiều nước cung cấp khí đốt với giá "trên trời", cho thấy họ đang hưởng lợi từ xung đột Ukraine.
Giới chức Mỹ còn cho rằng EU chần chừ hỗ trợ tài chính cho Ukraine. Mỹ và Ukraine đều cẩn trọng để không gây xích mích với các đồng minh châu Âu bằng những lời chỉ trích gay gắt, nhưng vẫn muốn truyền đạt thái độ không hài lòng đối với EU.
Đức Trung (Theo RT, Washington Post)
EU chịu sự chi phối quá nhiều từ Mỹ, biểu hiện rõ nhất là đường lối ngoại giao với Nga, không hiểu anh Mẽo bỏ ra bao nhiêu công sức để lãnh đạo của các quốc gia lớn ở EU luôn lên tiếng đồng thuận với quan điểm của Mỹ thậm chí ra sức thực hiện cho ý chí của Mỹ mặc cho khối phải chịu nhiều thiệt hại.
Trả lờiXóaNếu không vì phục vụ ý chí của Mỹ thì EU chả có lý do gì ném đống tiền qua cửa sổ bằng cách tài trợ vũ khí cho UK rồi thì ban hành hàng nghìn lệnh cấm vận đối với Nga để rồi giá dàu tăng vụt, nguồn cung thiếu trầm trọng,... làm cho tình hình kinh tế xã hội ở EU điêu đứng.
Trả lờiXóa