BPO - Theo Cục Cảnh sát giao thông (CSGT) Bộ Công an, năm 2022, cả nước đã xử lý trên 300 ngàn trường hợp vi phạm nồng độ cồn, chiếm khoảng 11% trên tổng số các trường hợp vi phạm bị phát hiện và xử lý. Tại Bình Phước, mặc dù lực lượng CSGT đã kiểm tra, xử lý nồng độ cồn đối với người điều khiển phương tiện giao thông theo phương châm không có vùng cấm, không có ngoại lệ, nhưng vẫn còn 6.211 trường hợp vi phạm bị xử phạt hành chính, tạm giữ phương tiện và tước giấy phép lái xe.
Thực tế, uống rượu, bia như trở thành thói quen đối với nhiều người. Nhất là vào thời điểm trước, trong và sau tết Nguyên đán do tiệc hội nghị tổng kết, liên hoan, tất niên, họp mặt đầu năm... diễn ra phổ biến, dẫn đến nhiều lái xe vi phạm nồng độ cồn. Vì vậy, sau mỗi kỳ nghỉ lễ, tết, chúng ta lại giật mình khi nghe, đọc những con số thống kê về số người chết và bị thương do rượu, bia tăng cao.
Dù biết sau khi “chén chú, chén anh” là chặng đường về còn xa xôi, nhiều phương tiện giao thông, nhưng các “đệ tử lưu linh” lại mặc sức ép nhau uống để thể hiện bản thân. Trong khi uống rượu, bia tác động tới hệ thần kinh trung ương, kích thích tâm lý và gây cảm giác buồn ngủ, mệt mỏi, làm cho thời gian phản ứng của lái xe chậm lại. Dẫn đến quá trình suy nghĩ của họ thiếu sáng suốt, giảm khả năng tập trung khi lái xe và gây tác dụng phụ, như mờ mắt, nặng tai... làm gia tăng nguy cơ mất an toàn giao thông. Người đã uống rượu, bia cũng sẽ liều lĩnh hơn, dẫn đến những hành vi nguy hiểm, như phóng nhanh, vượt ẩu, lạng lách… Thậm chí, say rượu, bia nhưng vừa điều khiển phương tiện vừa nghe điện thoại, nhắn tin, dẫn đến mất tập trung, không phản ứng kịp thời hay giật mình khi có tình huống bất ngờ nên tai nạn là điều khó tránh khỏi.
Theo quy định của pháp luật, lái xe gây tai nạn khi đã uống rượu, bia, tùy mức độ có thể bị phạt tù đến 15 năm, phạt hành chính ở mức cao và bị tước giấy phép lái xe. Việc sử dụng rượu, bia khi tham gia giao thông còn là tình tiết tăng nặng đối với lái xe gây tai nạn, thế nhưng dường như chế tài này chưa đủ sức răn đe và nhiều người vẫn “phớt lờ” các quy định, vẫn lái xe khi đã sử dụng rượu, bia. Dẫn đến mỗi năm có hàng trăm phiên tòa xét xử lái xe đâm chết người khi nồng độ cồn trong máu ở mức cao và không ít lái xe đã phải nhận những bản án rất nghiêm khắc.
Hạn chế tai nạn giao thông do uống rượu, bia đã và đang là vấn đề nóng của toàn xã hội, trong khi tết Nguyên đán Quý Mão 2023 đã cận kề. Vì vậy, giải pháp ưu tiên trước mắt là ngành chức năng đẩy mạnh công tác tuần tra, kiểm soát; cương quyết xử lý nghiêm những hành vi vi phạm an toàn giao thông để bảo đảm tính răn đe… Nhất là phải nói không với tình trạng "xin xỏ" trong quá trình xử lý vi phạm giao thông. Qua đó nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của người dân cũng như giúp người dân nhận thức rõ về sự nghiêm minh của pháp luật.
Bên cạnh đẩy mạnh những giải pháp ngăn chặn, phòng ngừa các nguy cơ về tai nạn giao thông thì ngành chức năng cũng phải đặc biệt chú trọng công tác tuyên truyền, giáo dục để từng bước thay đổi nhận thức của người dân về sử dụng rượu, bia. Về lâu dài, cần tổ chức tuyên truyền sâu rộng với hình thức đa dạng, hấp dẫn, phong phú, giúp người dân, nhất là giới trẻ hiểu rõ tác hại của rượu, bia khi điều khiển phương tiện giao thông; hiểu được sự nguy hiểm của việc điều khiển phương tiện giao thông khi nồng độ cồn trong máu vượt quá mức cho phép… nhất là các chế tài xử lý nghiêm khắc đối với hành vi này để nâng cao ý thức chấp hành pháp luật trong cộng đồng.
Lâm Phương
Với việc tăng cường kiểm tra nồng độ cồn của người điều khiển phương tiện trong năm 2022 đã góp phần tích cực vào việc hạn chế sử dụng rượu bia khi tham gia giao thông cũng như tình trạng say xỉn ở các quán nhậu, nhiều người bắt đầu hình thành ý thức bắt taxi đi, bắt taxi về mỗi khi tham gia cuộc nhậu chứ không tùy tiện điều khiển phương tiện như trước nữa
Trả lờiXóarượu bia trong những ngày tết như này lại càng không thể tránh khỏi, những cuộc vui đến tết mới là lúc để tụ họp, sum vầy, mỗi người cần có ý thức hơn trong việc uống rượu bia, để khi tham gia giao thông được an toàn, đảm bảo cho việc lưu thông trên các tuyến đường ngày tết
XóaUống rượu từ lâu đã trở thành thói quen sinh hoạt của người dân. Song việc lạm dụng chúng trong bữa ăn hàng ngày hay liên hoan, tiệc gây tác hại rất lớn cho sức khỏe con người. Đây cũng là một trong những trở ngại đối với công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông.
Trả lờiXóaNói không phải sính ngoại nhưng ở nước ngoại người ta thưởng thức rượu, chứ một số nơi ở mình uống là kiểu so tài, ép uống, đưa cả uy tín bản thân ra để ép uống, kiểu "chú không nể anh à" trào lưu này cứ lây lan ra cộng đồng trở thành một trào lưu xấu.
Xóacứ phải như này thì mới nâng cao được ý thức của người dân mỗi lần tham gia giao thông, không thể để cho tình trạng lái xe khi không tỉnh táo tiếp tục tái diễn trên mọi chặng đường, cứ cho mấy chục triệu "đi bay" là biết ngay không phải nói nhiều, lần sau khác phải sợ
XóaThời gian gần đây, những vi phạm về luật giao thông có biểu hiện diễn biến phức tạp, trong đó nguyên nhân liên quan rượu, bia được các chuyên gia đánh giá khá nghiêm trọng. Đặc điểm của người điều khiển phương tiện sau khi uống rượu, bia thường là chạy tốc độ cao, lạng lách, không làm chủ được tay lái, phán đoán và xử lý tình huống kém. Do đó, say rượu bia thường có liên quan mật thiết với việc vi phạm tốc độ, tránh, vượt sai quy định, đi sai phần đường...
Trả lờiXóaThực tế, số người không tự kiểm soát được hành động của mình sau khi uống bia rất lớn. Theo nhiều chuyên gia y tế, với nồng độ cồn ở mức 0,05mg/1l khí thở, người uống đã bị giảm sút suy nghĩ và bị kích động nhẹ, nói nhiều; 0,1mg/1l khí thở, gặp khó khăn trong việc cầm nắm, đi lại vụng về; 0,2mg/1l khí thở, dễ bị ức chế, dễ giận dữ, đi lại loạng choạng
Trả lờiXóaNếu cao hơn nữa, tùy mức độ, người uống có thể bị lú lẫn, không nhận thức được mọi việc diễn ra xung quanh… Số người bị tai nạn, thậm chí bị chấn thương sọ não do điều khiển phương tiện sau khi sử dụng rượu, bia luôn ở mức đáng báo động.
XóaLuật giao thông đường bộ quy định: cấm hoàn toàn việc sử dụng rượu bia đối với lái xe ôtô khi tham gia giao thông và hạn chế đến mức rất thấp nồng độ cồn trong máu đối với người đi xe gắn máy. Đồng thời, nghị định 34 cũng quy định rõ mức xử phạt tăng nặng đối với hành vi điều khiển phương tiện tham gia giao thông có nồng độ cồn
Trả lờiXóaĐể ngăn chặn, hạn chế tình trạng này, trước hết các ngành chức năng phải tổ chức tuyên truyền sâu rộng để người dân hiểu được tác hại, ảnh hưởng của rượu, bia khi điều khiển phương tiện giao thông; tiến hành dần từng bước việc phổ biến quy định của pháp luật về nồng độ cồn. Đồng thời, cơ quan chức năng cũng nên tuyên truyền mức xử phạt đối với những vi phạm nhằm tạo ra sự chuyển biến về nhận thức trong cộng đồng.
Trả lờiXóaTổ chức Y tế thế giới (WHO) khẳng định sử dụng rượu, bia là một yếu tố gây trở ngại sự phát triển bền vững ở ba khía cạnh sức khỏe, kinh tế và xã hội.Theo bảng thống kê quốc tế về bệnh tật và các vấn đề sức khỏe có liên quan, rượu, bia là nguyên nhân gây ra hơn 230 bệnh tật và tình trạng thương tích; được xếp vào hàng thứ ba trong số các nguyên nhân dẫn đến tử vong sớm và tàn tật trên thế giới.
Trả lờiXóaMặc dù ai cũng hiểu được những những đặc tính của rượu bia, tuy nhiên thực tế theo số liệu thống kê hiện nay cho thấy, tình trạng người điều khiển phương tiện tham gia giao thông sau khi uống rượu, bia vẫn luôn là vấn nạn gây ra hiểm họa khôn lường cho toàn xã hội.
XóaCác chuyên gia y tế cũng cảnh báo việc uống rượu, bia có liên quan tới nguy cơ gây ra những vấn đề sức khỏe như rối loạn thần kinh, hành vi, bao gồm rối loạn sử dụng rượu bia, các bệnh không lây nhiễm chính, thương tích do bạo lực và tai nạn giao thông.
Trả lờiXóasử dụng rượu, bia còn tác động nghiêm trọng đến lĩnh vực kinh tế - xã hội như bạo lực gia đình, mất trật tự an toàn xã hội, tội phạm, đói nghèo và gánh nặng về kinh tế đối với cá nhân, gia đình và toàn xã hội do liên quan đến các phí tổn về chăm sóc sức khỏe, giảm hoặc mất năng suất lao động và giải quyết các hậu quả xã hội khác.
Trả lờiXóaSử dụng rượu bia khi tham gia giao thông là hành vi bị pháp luật nghiêm cấm. Nếu vi phạm thì tùy theo mức độ, người vi phạm sẽ bị xử lý theo các chế tài khác nhau từ xử phạt vi phạm hành chính đến xử lý hình sự
XóaDo say xỉn không làm chủ được tay lái, khó xử lý tình huống, nhiều người đã vô tình gieo “án tử” không hẹn trước cho những người cùng tham gia giao thông hoặc có khi, họ tự gieo “án tử” cho cả chính mình.
Trả lờiXóanguyên nhân tai nạn giao thông do vi phạm nồng độ cồn hiện nay chiếm tỷ lệ rất cao, điều đó xuất phát từ chính thói quen sinh hoạt, tập quán văn hóa chúc tụng nhau uống rượu bia, nhất là vào mỗi dịp lễ, Tết của người dân Việt Nam.
Trả lờiXóahạn chế tai nạn giao thông do sử dụng rượu, bia là vấn đề chung, đã đến lúc toàn xã hội cần rung lên hồi chuông cảnh tỉnh. Hơn lúc nào hết, ý thức người tham gia giao thông là yếu tố quan trọng hàng đầu, góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông, trút bớt gánh nặng cho xã hội và nỗi đau cho những người ở lại.
Trả lờiXóađể tạo được sự chuyển biến mạnh mẽ, hiệu quả thì rất cần sự vào cuộc quyết liệt, mạnh mẽ hơn nữa của ngành chức năng cũng như toàn xã hội. Các ban, ngành, đoàn thể, địa phương cần tăng cường thực hiện có hiệu quả tháng tuyên truyền “Nói không với uống rượu, bia khi điều khiển phương tiện tham gia giao thông”.
Trả lờiXóatết nhất ra đường thật sự rất sợ. Không phải sợ mình bị csgt bắt, phạt vì mình có vi phạm cái gì đâu, mình sợ là sợ những người say rượu rồi lượn lách tăng ga này, quệt chúng một cái thì mệt đầu, tiền nong thì không thành vấn đề những cơ thể bị sao thì ảnh hưởng cả tương lai!
Trả lờiXóa