Theo tuyên bố của Bộ Ngoại giao Ba Lan, Chính phủ Đức cho rằng vấn đề bồi thường thiệt hại thời chiến đã khép lại và Đức không có ý định đàm phán về vấn đề này.
Bộ Ngoại giao Ba Lan ngày 3/1 cho biết phía Đức đã chính thức bác bỏ yêu cầu của Ba Lan về việc bồi thường thiệt hại trong Chiến tranh Thế giới thứ hai, ước tính lên tới 1.300 tỷ euro (1.400 tỷ USD).
Theo tuyên bố của Bộ Ngoại giao Ba Lan, Chính phủ Đức cho rằng vấn đề bồi thường thiệt hại thời chiến đã khép lại và Đức không có ý định đàm phán về vấn đề này.
Bộ Ngoại giao Ba Lan khẳng định sẽ tiếp tục yêu cầu Đức bồi thường về "việc xâm lược và chiếm đóng" trong giai đoạn 1939-1945.
Cũng trong ngày 3/1, Ba Lan đã kêu gọi Liên hợp quốc ủng hộ nỗ lực của nước này trong việc đòi bồi thường thiệt hại trong chiến tranh.
Kể từ khi lên nắm quyền lãnh đạo đất nước năm 2015, đảng Luật pháp và Công lý cầm quyền ở Ba Lan (PiS) đã đấu tranh cho vấn đề này, cho rằng Đức có "nghĩa vụ đạo đức" phải bồi thường cho Ba Lan.
Tháng 9/2022, Ba Lan ước tính thiệt hại tài chính do Chiến tranh Thế giới thứ hai gây ra đối với nước này là 1.300 tỷ euro và đã gửi công hàm chính thức tới Berlin yêu cầu bồi thường.
Tuy nhiên, Chính phủ Đức đã nhiều lần bác bỏ đề nghị này, cho rằng Ba Lan đã chính thức từ bỏ các yêu cầu như vậy trong một hiệp định ký năm 1953.
Trong một cuộc họp báo chung với Ngoại trưởng Ba Lan Zbigniew Rau hồi tháng 10/2022, Ngoại trưởng Đức Annalena Baerbock thừa nhận những nỗi đau dai dẳng mà nước này đã gây ra tại Ba Lan trong Chiến tranh Thế giới thứ hai, song khẳng định vấn đề bồi thường đã khép lại.
Số liệu thống kê cho thấy khoảng 6 triệu người Ba Lan, trong đó có 3 triệu người gốc Do Thái, đã bị sát hại trong Chiến tranh Thế giới thứ hai và thủ đô Warsaw của nước này đã bị san phẳng vào năm 1944, khiến khoảng 200.000 dân thường thiệt mạng.
Văn Khoa (TTXVN/Vietnam+)
Sau khi chiến tranh kết thúc, chính quyền Tây Đức và Liên Xô tự thỏa thuận khoản bồi thường cho các quốc gia Đông Âu vào năm 1953. Tuy nhiên, Ba Lan bị loại khỏi danh sách nhận bồi thường, thậm chí phải nộp thêm, theo BBC.“Chính phủ Ba Lan khi đó bắt buộc phải rút các yêu sách đáng lẽ họ có thể nêu ra tại Hội nghị Potsdam”, Magdalena Bainczyk, giáo sư sử học Ba Lan, nói vào năm 2019.
Trả lờiXóaNgày 1/9, Phó thủ tướng Jaroslaw Kaczynski ước tính thiệt hại tài chính của Ba Lan trong Thế chiến II là 1.300 tỷ USD và chuẩn bị yêu cầu Đức bồi thường. Ông khẳng định số tiền được tính toán bằng phương pháp thận trọng nhất và có thể cao hơn nữa.
Trả lờiXóaCác tài liệu sử học ghi nhận gần 6 triệu người Ba Lan thiệt mạng trong Thế chiến II, bao gồm 3 triệu người Do Thái. Trước cuộc chiến, Ba Lan là quốc gia đông người Do Thái nhất châu Âu, theo TVP World.Warsaw bị Đức quốc xã san phẳng sau khi một cuộc khởi nghĩa bị đàn áp năm 1944 với gần 200.000 thường dân thiệt mạng. Khi quân Đức quốc xã rút lui vào đầu năm 1945, thủ đô Ba Lan chỉ có khoảng 1.000 cư dân, một con số quá khiêm tốn so với 1,3 triệu dân vào năm 1939
Xóa“Chúng tôi sẽ yêu cầu Đức mở các cuộc đàm phán về việc bồi thường”, ông Kaczynski nói.Ông phát biểu thêm rằng việc yêu cầu bồi thường là “con đường dài và rất khó khăn” nhưng “một ngày nào đó sẽ thành công”. Động thái này sẽ phục vụ cho “sự hòa giải thực sự giữa Ba Lan và Đức”.
Trả lờiXóaĐây không phải lần đầu tiên các chính khách Ba Lan yêu cầu Đức bồi thường vì tội ác của quân đội phát xít.Năm 1953, chính quyền Ba Lan khi đó đã đồng ý không đưa ra bất kỳ yêu sách nào nữa đối với Đức. Tuy nhiên, các nhà lãnh đạo sau này kiên quyết rằng cái gật đầu đó là do chịu áp lực.
Trả lờiXóaCác cơ quan chính phủ của Đức luôn tránh vấn đề bồi thường cho Ba Lan. Berlin khẳng định vấn đề bồi thường quân sự đối với những thiệt hại gây ra cho Ba Lan đã khép lại từ lâu. Đức khẳng định tiền bồi thường đã được trả cho các quốc gia khối Đông Âu trong những năm sau chiến tranh. Các vùng lãnh thổ Ba Lan mất ở phía Đông được bồi thường bằng một số vùng đất của Đức. Vì vậy, chính quyền Berlin cho rằng vấn đề này đã khép lại.
Trả lờiXóaMột cuộc khảo sát gần đây chỉ ra rằng khoảng một nửa dư luận Ba Lan ủng hộ vấn đề bồi thường. Nhiều gia đình vẫn lưu giữ ký ức sống động về những người đã mất trong chiến tranh. Vấn đề bồi thường được coi là một trong những con bài của đảng PiS nhằm thu hút cử tri. Yêu cầu này có tác động tiêu cực đến quan hệ giữa Ba Lan và Đức.
Trả lờiXóaGrzegorz Schetyna, một nhà lập pháp đối lập, cho rằng báo cáo chỉ là “một trò chơi trong chính trị nội bộ”, khẳng định Ba Lan cần xây dựng mối quan hệ nồng ấm với Berlin.Bên cạnh Ba Lan, Hy Lạp cũng từng đặt ra vấn đề đòi khoản bồi thường hàng trăm tỷ euro từ Đức. Năm 2016, Quốc hội Hy Lạp đã bỏ phiếu thông qua nghị quyết yêu cầu Đức bồi thường 300 tỷ euro.
Trả lờiXóaTháng 10/2018, tổng thống Đức chính thức xin lỗi Hy Lạp vì những thiệt hại quân đội Đức quốc xã gây ra. Vài tháng sau, thủ tướng Đức khi đó là bà Angela Merkel cũng thể hiện sự thông cảm đối với nỗi đau của người Hy Lạp, BBC cho biết.Tuy nhiên, cả hai nhà lãnh đạo nước Đức đều không đề cập đến yêu cầu bồi thường hàng trăm tỷ euro của Athens.
Trả lờiXóaĐấy là từ tận những năm 1939-1945 rồi thì không bồi thường cũng là bình thường. Nhìn đâu xa ngay nước ta những năm 1968-1973 Mỹ trút biết bao nhiêu bom đạn trên đất nước ta, phá hủy biết bao nhiêu công trình, gây thiệt hại khủng khiếp cho đất nước và nhân dân ta, vậy mà cũng đâu có bồi thường?
Trả lờiXóaĐến cả cái chính quyền con đẻ mà Mỹ tốn bao nhiêu "tư bản" để dựng lên, cho đến khi sụp đổ cũng chỉ biết dắt díu nhau đu càng về nước, bao nhiêu khoản nợ của VNCH từ khi thành lập đến giờ đều do nước ta trả, mà phải đến năm 2020 nước ta mới trả hết, thế còn không phải Nhà nước ta là quá nhân từ rồi sao?
XóaBộ Ngoại giao Ba Lan ngày 3/1 cho biết phía Đức đã chính thức bác bỏ yêu cầu của Ba Lan về việc bồi thường thiệt hại trong Chiến tranh Thế giới thứ hai, ước tính lên tới 1.300 tỷ euro (1.400 tỷ USD). Theo tuyên bố của Bộ Ngoại giao Ba Lan, Chính phủ Đức cho rằng vấn đề bồi thường thiệt hại thời chiến đã khép lại và Đức không có ý định đàm phán về vấn đề này.
Trả lờiXóa