Những năm qua, Đảng, Nhà nước và nhân dân VN luôn nỗ lực để nhân quyền được bảo đảm, ngày càng phát triển. Những thành tựu trong công cuộc bảo vệ và phát triển quyền con người mà VN đã đạt được là hết sức rõ ràng, được thế giới đánh giá cao. Kết quả ấy là sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa bản chất ưu việt, tiến bộ của chế độ xã hội chủ nghĩa với truyền thống nhân đạo, nhân văn của dân tộc VN, giữa chính sách nhất quán của Nhà nước VN luôn đặt con người là trọng tâm trong sự phát triển đất nước, với việc thực hiện nghiêm túc các chuẩn mực và nghĩa vụ được quy định trong các Công ước quốc tế cơ bản về quyền con người mà VN đã tham gia.
Đảng, Nhà nước và nhân dân VN có quyền tự hào về những kết quả đã đạt được trong việc thúc đẩy và bảo vệ quyền con người ở VN, xứng đáng với sự đánh giá cao của đông đảo dư luận quốc tế. Thế nhưng, với những mục tiêu và ý đồ chính trị riêng một số thế lực thù địch đã và đang tìm mọi cách xuyên tạc và vu cáo VN về các vấn đề nhân quyền, dân chủ, tôn giáo, dân tộc. Họ thường vu cáo VN vi phạm các quyền dân sự, chính trị và các quyền tự do cá nhân, trong đó có việc hạn chế và đàn áp quyền tự do ngôn luận, tự do chính kiến; chỉ trích VN bắt giam và xét xử không theo chuẩn mực quốc tế những người mà họ gọi là “nhà đấu tranh cho dân chủ và nhân quyền”; xuyên tạc chính sách đoàn kết và bình đẳng giữa các tôn giáo, dân tộc của Nhà nước VN; ra sức chỉ trích vai trò lãnh đạo của ĐCSVN, đòi xoá bỏ Điều 4 của Hiến pháp năm 2013 quy định về vị trí và vai trò của ĐCSVN trong hệ thống chính trị của đất nước.
Cùng với đó là các tổ chức cực đoan, hoạt động khủng bố như “Việt Tân”; “Quỹ Người Thượng”; “Tin lành Đề ga”… được che chở, hà hơi, tiếp sức của một số tổ chức phi chính phủ ra sức hoạt động ly khai. Vì mục đích đó chúng thường xuyên rêu rao vu cáo VN “đàn áp, bắt giam và cưỡng bức người dân tộc ít người bỏ đạo Tin lành ở Tây Nguyên”, tìm mọi cách gây chia rẽ, phá hoại đoàn kết dân tộc, kích động bạo loạn... mà các vụ biểu tình, bạo loạn tại Tây Nguyên năm 2001 và 2004, sự kiện Mường Nhé (Điện Biên) năm 2011 là những biểu hiện cụ thể.
Cay cú trước thất bại của Mỹ - ngụy tại miền Nam Việt Nam năm 1975, một số phần tử phản động chạy ra nước ngoài đứng ra tập hợp, thành lập các tổ chức ra sức chống phá, bôi nhọ hình ảnh của chính nước mình. Núp dưới chiêu bài “dân chủ, nhân quyền” một số lực lượng nước ngoài đã ủng hộ các tổ chức trên nhằm gia tăng các hoạt động chống phá. Họ tìm mọi cách che chở cho một nhúm người đội lốt “đấu tranh cho tự do, nhân quyền” để phục vụ cho tham vọng cá nhân và lợi ích của nước ngoài. Trong nhiều trường hợp họ đánh lộn sòng biến những kẻ vi phạm pháp luật, thành các “chiến sĩ bảo vệ tự do, dân chủ, nhân quyền”. Những luận điệu, mô hình của những kẻ mệnh danh là “chiến sĩ đấu tranh cho tự do, dân chủ, nhân quyền” muốn áp đặt ở VN chẳng qua cũng chỉ là những bản sao tồi mô hình xa lạ của những nước có hoàn cảnh lịch sử, văn hóa, kinh tế hoàn toàn khác.
Nếu thực sự “yêu nước” thì họ đã chẳng núp bóng ngoại bang để gây khó dễ cho đất nước. Tương tự, việc chăm lo tới quyền “tự do tôn giáo” của những kẻ đội lốt tôn giáo đi làm chính trị thực chất là phục vụ cho bên ngoài chứ đâu có chăm lo tới đời sống của giáo dân và các tín đồ.
Sự thật bảo vệ và phát triển quyền con người ở VN là hết sức rõ ràng. Tất cả những gì mà Đảng, Nhà nước và nhân dân VN đạt được đã bác bỏ hoàn toàn các luận điểm sai trái, xuyên tạc của các thế lực thù địch, phản động. Tình hình hiện nay đã khác trước. Nước VN đã trở thành một quốc gia thống nhất, có chủ quyền, một chủ thể bình đẳng trong cộng đồng quốc tế, muốn là bạn và đối tác tin cậy của tất cả các nước. Cơ sở cho mối quan hệ ổn định giữa các quốc gia chỉ có thể là nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền của nhau, không can thiệp công việc nội bộ của nhau, hợp tác bình đẳng cùng có lợi, thông qua đối thoại để giải quyết mọi bất đồng, khác biệt. Mọi hoạt động lợi dụng dân chủ, nhân quyền để can thiệp vào công việc nội bộ của nước khác đều là trái với nguyên tắc quốc tế.
Theo tinh thần đó, VN hoan nghênh cam kết của các nước tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của VN thể hiện tại các văn kiện ký kết giữa VN với các nước và Tuyên bố chung giữa CHXHCN Việt Nam và Hợp chủng quốc Hoa Kỳ, trong đó nêu rõ nguyên tắc quan hệ đối tác là “bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau và hai bên cùng có lợi”. Chính phủ Hoa Kỳ ủng hộ “đối với an ninh và toàn vẹn lãnh thổ của VN ”, “tiếp tục đối thoại thẳng thắn và cởi mở về những vấn đề cùng quan tâm, kể cả việc thực hiện các quyền con người, điều kiện cho các tín đồ và dân tộc thiểu số”. Việc thực hiện nghiêm chỉnh những cam kết trên đây sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc thu hẹp bất đồng, thúc đẩy việc hợp tác cùng có lợi, đặc biệt là bảo vệ và thúc đẩy quyền con người./.
QUỐC AN
Hành động trịch thượng, tự tung tự tác xía vào chuyện nội bộ Việt Nam, đối với người dân thường Việt Nam cũng không thể chấp nhận được, chứ đừng nói đến chính quyền Việt Nam.
Trả lờiXóaMấy người ngoại quốc không biết ngượng, tự cho mình là văn minh tiến bộ, cứ trơ trẽn xen vào chuyện nội bộ của Việt Nam, trong khi mình không có bất cứ một thẩm quyền nào hay có tư cách nào để có những hành động vô lối, coi thường chủ quyền quốc gia của Việt Nam. Việt Nam nên coi những lời đó chỉ là rác rưởi, không đáng quan tâm
Trả lờiXóamỗi quốc gia đều cõ những đặc quyền cũng như nghĩa vụ dành cho mỗi công dân sinh sống trong đất nước của họ, họ có quyền sử dụng những quyền lợi mà họ xứng đáng được hưởng, không ai có thể chà đạp, lợi dụng hay bóp méo những nhân quyền đó
XóaNhân quyền là giá trị thiêng liêng mà toàn thế giới hướng tới. Thế nhưng đây cũng là chủ đề nhạy cảm mà các thế lực thù địch và một số tổ chức phi chính phủ được sự bợ đỡ của phương Tây luôn tìm cách lợi dụng nhằm thực hiện những động cơ đen tối
Trả lờiXóaMục tiêu cao nhất của quá trình phát triển ở Việt Nam không ngoài ý nghĩa vì con người, cho con người. Sự phát triển, nhất là về kinh tế những năm qua là tiền đề, là nhân tố trước hết để Việt Nam bảo đảm quyền con người. Trên thực tiễn Việt Nam liên tục đạt được những tiến bộ vượt bậc trong việc tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm quyền con người.
XóaĐối với Việt Nam, trong nhiều văn bản pháp luật Nhà nước Việt Nam cũng quy định rõ các cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự nước ngoài, cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế tại Việt Nam và thành viên của những cơ quan đó phải: Tôn trọng pháp luật và phong tục, tập quán của Việt Nam; không can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam;...
Trả lờiXóapháp luật Việt Nam là hệ quy chiếu, là công cụ để con người, người dân cũng như công dân Việt Nam có thể dựa vào đó để tìm ra một cách xử sự hợp lí nhất, và điều chỉnh những hành vì đi lệch hướng của pháp luật, quyền con người cũng vậy, sinh ra để người dân được hưởng chứ không phải để bị lợi dụng
XóaNhững chiêu trò dù có tinh vi, xảo quyệt tới đâu đi chăng nữa cũng không thể đánh lừa được dư luận và càng không thể phủ nhận hoặc làm lu mờ những thành tựu nhân quyền của Việt Nam đã được cộng đồng quốc tế ghi nhận.
Trả lờiXóaNước Mỹ thường xuyên xảy ra xả súng, đấy chắc là nhân quyền ấy nhỉ. Không chỉ có sú.ng đạ.n, tại Mỹ còn nhiều tệ nạn khủ.ng bố, biểu tình, bãi công, phân biệt giàu nghèo, phân biệt chủng tộc... vẫn đang là nỗi ám ảnh không nhỏ đến cuộc sống của người dân.
Trả lờiXóaHết lần này đến lần khác, năm này đến năm khác, Mỹ vẫn thường xuyên đưa ra các báo cáo, thông cáo về vấn đề dân chủ, nhân quyền để can thiệp vào công việc nội bộ của các nước khác, trong đó có Việt Nam. Phải chăng Mỹ đang muốn quảng bá đến giá trị "nhân quyền" kiểu Mỹ đến các nước, trong đó có Việt Nam?
Trả lờiXóaKhông can thiệp vào công việc nội bộ của nước khác” vốn là nguyên tắc trong quan hệ quốc tế, được Liên Hợp Quốc đưa vào Hiến chương Liên Hợp Quốc và bắt buộc các nước thành viên phải tuân theo. Tuy nhiên, Mỹ, mặc dù là Ủy viên thường trực Hội đồng bảo an lại luôn coi nhân quyền cao hơn chủ quyền, sử dụng chiêu bài nhân quyền để can thiệp vào công việc nội bộ của nhiều nước, bản thân tối thấy điều này rất buồn cười cho cái gọi là nhân quyền kiểu mỹ
Trả lờiXóađúng thế, đó là nguyên tắc của Liên Hợp Quốc mà quốc gia nào cũng cần phải tôn trọng những nguyên tắc đó, đặc biệt là vấn đề nội bộ của mỗi quốc gia, không thể lôi pháp luật rồi nhân quyền ra để làm công cụ, phương tiện thực hiện những mưu đồ mang tính tiêu cực cho bất cứ quốc gia hay vùng lãnh thổ nào
XóaMỹ luôn tự cho mình có cái quyền đi xem xét, đánh giá về tình hình dân chủ, nhân quyền của các nước khác trong khi ngay trên đất Mĩ còn không có sự công bằng, bình đẳng giữa người da trắng và người da màu, mà cứ đòi đi dạy người khác về nhân quyền.
Trả lờiXóaChính quyền Mỹ luôn sử dụng chiêu bài dân chủ nhân quyền, tự do Internet để tìm cách can thiệp công việc nội bộ của Việt Nam. Trong khi thực tế nhân quyền lại luôn là vấn đề nhức nhối ở chính nước Mỹ. Mà Bác Triết nguyên chủ tịch nước tựng nói, nói đến dân chủ nhận quyền thì Mỹ không có cửa nói chuyện với Việt Nam đâu
Trả lờiXóaBài viết của tác giả rất hay. Nước Mỹ thường dùng sức mạnh và tiêu chí của Mỹ để bắt những nước nhỏ yếu hơn phải phục tùng ý muốn của họ. Vì vậy những tuyên bố chung giữa Việt Nam và Hoa Kỳ cũng là để cho hai nước hiểu nhau hơn, cùng hướng đến tương lai
Trả lờiXóaChính quyền Mỹ luôn sử dụng chiêu bài dân chủ nhân quyền, tự do Internet để tìm cách can thiệp công việc nội bộ của Việt Nam. Trong khi thực tế nhân quyền lại luôn là vấn đề nhức nhối ở chính nước Mỹ. Còn việc lợi dụng nhân quyền để can thiệp rà trái với nguyên tắc quốc tế
Trả lờiXóaTrước nay bọn phản động vẫn luôn lợi dụng các trang mạng, trang thông tin để lừa mị, tuyên truyền, kích động người dân để nói xấu, vẽ chuyện, bơm kích và tạo đường cho các thế lực thù địch chống phá nước ta. Vạch trần tội ác, vạch trần âm mưu thủ đoạn của chúng là việc ra phải làm
Trả lờiXóaMột số phần tử phản động chạy ra nước ngoài đứng ra tập hợp, thành lập các tổ chức ra sức chống phá, bôi nhọ hình ảnh của chính nước mình. Núp dưới chiêu bài “dân chủ, nhân quyền” một số lực lượng nước ngoài đã ủng hộ các tổ chức trên nhằm gia tăng các hoạt động chống phá.
Trả lờiXóa