Cựu trung tướng, cựu tư lệnh Cảnh sát biển Nguyễn Văn Sơn bị cáo buộc cùng với 4 cấp tướng khác dưới quyền tham ô 50 tỉ đồng từ ngân sách mua thiết bị rồi chia nhau.
Viện Kiểm sát Quân sự Trung ương vừa hoàn tất cáo trạng truy tố cựu trung tướng, cựu tư lệnh Cảnh sát biển Nguyễn Văn Sơn về tội tham ô tài sản.
6 người bị truy tố cùng tội danh gồm: Hoàng Văn Đồng (63 tuổi), cựu trung tướng, cựu chính ủy; Doãn Bảo Quyết (61 tuổi), cựu thiếu tướng, cựu phó chính ủy; Phạm Kim Hậu (59 tuổi), cựu thiếu tướng, cựu phó tư lệnh, cựu tham mưu trưởng; Bùi Trung Dũng (63 tuổi), cựu thiếu tướng, cựu phó tư lệnh; Nguyễn Văn Hưng (57 tuổi), cựu đại tá, cựu cục trưởng Kỹ thuật và Bùi Văn Hòe (54 tuổi), cựu thượng tá, cựu phó phòng Tài chính.
Cáo trạng xác định, vụ án bắt đầu từ tháng 2-2019, khi Bộ Quốc phòng giao cho Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển dự toán ngân sách nhà nước chi quản lý hành chính năm 2019, tổng 450 tỉ đồng.
Trong số tiền này, Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển phân bổ 150 tỉ đồng cho Cục Kỹ thuật để mua sắm vật tư, thiết bị. Ông Sơn, khi đó là tư lệnh Cảnh sát biển, đã gặp ông Hưng - cục trưởng Kỹ thuật, đưa ra yêu cầu "khi mua sắm vật tư, thiết bị, phải rút ra 50 tỉ đồng để chuyển lại cho Bộ Tư lệnh sử dụng".
Ông Hưng cho hay, Cục Kỹ thuật chưa bao giờ thực hiện việc này, rút ra 50 tỉ đồng là rất lớn, khó thực hiện, việc này phải thống nhất trong Thủ trưởng Bộ Tư lệnh thì cục mới thực hiện.
Cơ quan điều tra cho rằng, nhằm tạo điều kiện cho ông Hưng dễ thực hiện rút ruột 50 tỉ đồng, ông Sơn chỉ đạo phó phòng Tài chính Hòe cắt toàn bộ nguồn kinh phí bảo quản, sửa chữa trang bị của 4 Vùng Cảnh sát biển để phân bổ thêm 29 tỉ đồng cho Cục Kỹ thuật. Do đó, nguồn ngân sách cho Cục Kỹ thuật được tăng lên 179 tỉ đồng.
Đầu tháng 4-2019, tại phòng ăn của Thủ trưởng Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển, ông Sơn trao đổi với 4 cấp dưới: Trung tướng Đồng cùng 3 thiếu tướng Quyết, Hậu, Dũng về kế hoạch "rút ruột" 50 tỉ đồng, tức 28% ngân sách phân bổ cho Cục Kỹ thuật, để ăn chia. Tất cả đồng ý và không có ý kiến gì khác, cáo trạng nêu.
Ngày 4-5-2019, sau khi ký quyết định giao dự toán ngân sách cho Cục Kỹ thuật 179 tỉ đồng, ông Sơn tiếp tục yêu cầu ông Hưng rút lại 50 tỉ đồng để chuyển về Bộ Tư lệnh.
Chấp hành chỉ đạo, ông Hưng trao đổi và yêu cầu 6 trưởng phòng nghiệp vụ thuộc Cục Kỹ thuật, khi thực hiện chi tiêu nguồn ngân sách, phải rút lại tổng số tiền 50 tỉ đồng để Hưng chuyển lại cho Thủ trưởng Bộ Tư lệnh sử dụng vào việc chung.
Các trưởng phòng đều báo cáo với ông Hưng là khó thực hiện. Ông Hưng tiếp tục yêu cầu 6 trưởng phòng này "phải xác định việc rút lại 50 tỉ đồng là nhiệm vụ Thủ trưởng giao và phải hoàn thành".
Ông Hưng sau giao "định mức" cụ thể cho 6 người. Theo đó, mỗi trưởng phòng phải rút ruột từ 50 triệu đồng đến 25 tỉ đồng để đủ mức 50 tỉ đồng ông Sơn yêu cầu.
Thực hiện kế hoạch của ông Hưng, 6 trưởng phòng phân chia nguồn ngân sách được giao thành 29 gói thầu, trong đó có 9 gói giá trị dưới 10 tỉ đồng để Tư lệnh Cảnh sát biển phê duyệt, không phải báo cáo Bộ Quốc phòng.
Họ cũng chủ động đặt vấn đề với các nhà thầu để nâng giá nhằm hỗ trợ đơn vị có nguồn quỹ vốn sử dụng vào mục đích phúc lợi. Để được tham gia dự thầu và trúng thầu, các doanh nghiệp đồng ý nâng giá vật tư, thiết bị hoặc trích lại lợi nhuận.
Sau đó, ông Hưng, Hòe tham mưu, đề xuất Tư lệnh Sơn ký hợp đồng với các doanh nghiệp, trong đó 24 hợp đồng do 16 doanh nghiệp thực hiện có liên quan việc rút lại 50 tỉ đồng.
Các doanh nghiệp cùng Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển nghiệm thu và bàn giao vật tư, thiết bị về Kho tổng hợp của Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển và chuyển tiền thanh toán dứt điểm cho các nhà thầu.
Từ đầu tháng 12-2019 đến đầu tháng 1-2020, theo đúng thỏa thuận, các nhà thầu đã chuyển lại trực tiếp bằng tiền mặt cho 6 trưởng phòng của Cục Kỹ thuật. 6 người này sau đó nộp lại toàn bộ tiền cho ông Hưng để chuyển cho tướng Sơn.
Việc giao nhận tiền đều được thực hiện tại phòng làm việc của ông Hưng và ông Sơn. Sau khi nhận 50 tỉ đồng, tướng Sơn chia cho mình và 4 ông Đồng, Hậu, Quyết và Dũng.
Đến ngày 19-6-2020, ông Hậu làm đơn gửi cơ quan chức năng, kèm theo 2 file ghi âm phản ánh về tiêu cực, tham nhũng của bản thân và các đồng phạm.
Sự việc sau đó được Đoàn kiểm tra của Bộ Quốc phòng, Ủy ban Kiểm tra Quân ủy Trung ương và Đoàn kiểm tra của Ủy ban Kiểm tra Trung ương kiểm tra.
Tháng 9-2021, 5 người hưởng lợi tự nguyện nộp lại mỗi người 10 tỉ đồng để khắc phục toàn bộ hậu quả vụ án.
Trong vụ án, ông Sơn bị xác định có vai trò "chủ mưu, khởi xướng", do đó phải chịu trách nhiệm chính.
Với 6 trưởng phòng thuộc Cục Kỹ thuật, nhà chức trách nhận định, hành vi của họ có dấu hiệu đồng phạm tội "Tham ô tài sản". Song các cán bộ này "có mối quan hệ lệ thuộc", thực hiện mệnh lệnh cấp trên, không có động cơ vụ lợi và không biết số tiền 50 tỉ đồng sau đó bị chia cá nhân. Viện Kiểm sát Quân sự Trung ương do đó không xem xét xử lý hình sự với 6 người này.
Vụ án sẽ được xét xử ở Tòa án Quân sự Thủ đô Hà Nội.
Nguồn: Hoàng Việt?Báo Pháp Luật
lực lượng vũ trang, thậm chí là quân đội cũng không thể tránh khỏi những "con sâu" đang làm hỏng, làm xấu đi hình ảnh của những người chiến sĩ lực lượng vũ trang trong mắt của người dân, ngồi đó rồi ăn chặn tiền của nhà nước, xử lí nghiêm minh thậm chí là nặng hơn với những đối tượng này
Trả lờiXóatoàn tướng với tá thế này mà vẫn dính vào vòng xoáy của tiền bạc sao ? mỗi đồng chí cứ ăn chặn mấy tỉ thôi thì còn gì là ngân sách của bộ quốc phòng nữa, tiền để đi xây dựng và bảo vệ đất nước thì mấy ông ôm rồi cho hết vào mồm, như này tù mọt gông thôi
Trả lờiXóađừng nghĩ về hưu rồi là an toàn, là thoát nhé, có tội thì phải chịu, chìu mép làm sao mà sạch hết được, toàn lãnh đạo cấp cao của bộ quốc phòng mà làm ăn như này thì cấp dưới lấy đâu ra gương mà noi theo, rồi là hỏng cả một thế hệ
XóaNgày xưa ông Trần Dụ Châu tham ô tài sản bị Bác Hồ xử bắn, vậy mà hiện nay tướng tá tham nhũng tràn lan như vậy chúng ta cũng có những hình thức xử lý nghiêm, thích đáng và có những biện pháp mạnh tay hơn nữa. Những kẻ như vậy phải xử lý nghiêm theo đúng pháp luật
Trả lờiXóaĐúng vậy, vụ án Trần Dụ Châu là bài học sâu sắt nhất cho mỗi người cán bộ, công chức. Cán bộ được trao quyền lực cũng chính là do nhân dân tin tưởng mà có, ấy vậy mà lại có tư tưởng vụ lợi như thế là đi ngược với ý chí và nguyện vọng của nhân dân
XóaDo thời gian trôi qua, không có các đối tượng bị xử lý bởi hành vi tham nhũng làm cho các vị tưởng chừng cấu kết với nhau là ổn nên mới tạo ra 5 cựu tướng bất chấp pháp luật mà ăn chia tiền ngân sách đó bạn, giờ thanh kiểm tra lại thì tức khắc mọi thứ sẽ về lại như bình thường, đấy là điều mà trung ương mong muốn.
XóaĐấu tranh phòng chống tham ô, tham nhũng là một nhiệm vụ quan trọng, to lớn và cấp bách hiện nay, bởi đây là nguy cơ, ảnh hưởng trực tiếp tới sự lãnh đạo của Đảng và sự ổn định, phát triển của đất nước.
Trả lờiXóaSinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn quan tâm tới nhiệm vụ này. Người cho đây là “kẻ thù nguy hiểm”, “là bạn đồng minh của thực dân và phong kiến”, nó làm hỏng tinh thần và phá hoại đạo đức cách mạng của người cán bộ, đảng viên.
XóaLực lượng vũ trang quan trọng nhất là sự kỷ luật thép, tướng lo tham ô tham nhũng thế thì lấy đâu ra thời gian, trí lực để lãnh đạo, chỉ huy, quản lý quân đội nữa. có câu quân lệnh như sơn, tôi đề nghị xử lý thật nghiêm, tạo sự răn đe trước hết là trong quân đội, sau là răn đe cho các cơ quan khác
Trả lờiXóaBạn hiểu sai rồi, tham ô tham nhũng là lợi dụng chức vụ quyền hạn để chiếm đoạt tài sản của nhà nước, hay nói các khác là các tài sản công, không phải cứ tham ô tham nhũng là bỏ bê công việc, không phải
XóaTôi đặc biệt chú ý đến chi tiết ông Hậu làm đơn gửi lên cơ quan chức năng về việc làm của mình, điều này vừa thể hiện lương tâm, lòng tự trọng của ông, vừa thể hiện bản lĩnh của người quân nhân quân đội, kính mong hội đồng xét xử có chính sách khoan hồng đối với cá nhân đồng chí này, còn ông Sơn chủ mưu thì đề nghị xử thật nghiêm
Trả lờiXóaThế lục đục nội bộ thì sao bạn, đã xác định ăn chia tiền ngân sách rót về thì cũng không phải dạng tử tế gì, ông Hậu chấp nhận chịu xử lý để đưa những người kia đỉ theo thì hẳn phải có thêm khuất tất trong cuộc sống, công việc các kiểu thì mới thế
Xóa