Việc công cụ trò chuyện chatbot Brad của Google - đối thủ của ChatGPT - đưa ra một câu trả lời sai đã khiến tập đoàn này phải nhận cái giá đắt đỏ.
Cổ phiếu của công ty mẹ Alphabet đã "bốc hơi" mạnh sau khi chatbot Bard mắc lỗi sai. Ảnh: Shutterstock
Công cụ chatbot sử dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) vừa được quảng bá rầm rộ của Google đã hứng chịu làn sóng chỉ trích sau khi đưa ra một phản hồi không chính xác.
Trong bản demo chưa được phát hành chính thức đến công chúng, một người trải nghiệm đã hỏi Bard: “Tôi có thể kể cho đứa con 9 tuổi của mình nghe về những khám phá mới nào của Kính viễn vọng Không gian James Webb?”. Bard trả lời bằng một loạt gạch đầu dòng, trong đó có một nội dung: “Kính viễn vọng Không gian James Webb đã chụp những bức ảnh đầu tiên về một hành tinh bên ngoài hệ mặt trời của chúng ta”.
Tuy nhiên, theo Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA), hình ảnh đầu tiên về một hành tinh ngoại vi - hoặc bất kỳ hành tinh nào ngoài hệ mặt trời – thực chất được chụp bởi kính viễn vọng lớn của Đài thiên văn Nam châu Âu gần hai thập kỷ trước, vào năm 2004.
Lỗi sai sót thông tin của Bard đã làm nổi bật thách thức mà Google phải đối mặt khi họ đang chạy đua để tích hợp chatbot này vào công cụ tìm kiếm cốt lõi của mình, nhằm cạnh tranh với nền tảng ChatGPT được Microsoft hậu thuẫn. Để cố gắng bắt kịp với xu đưa công nghệ trò chuyện AI vào thao tác tìm kiếm trực tuyến, Google hiện có nguy cơ đánh mất danh tiếng của công cụ tìm kiếm này trong việc hiển thị những thông tin đáng tin cậy.
Giống như ChatGPT, Bard được xây dựng trên một mô hình ngôn ngữ lớn, được đào tạo trên kho dữ liệu trực tuyến khổng lồ để tạo ra các phản hồi hấp dẫn cho người dùng. Các chuyên gia từ lâu đã cảnh báo rằng những công cụ này có khả năng lan truyền thông tin không chính xác.
Trong tuần qua, Google đã mở bản thử nghiệm công cụ Bard cho một số người thử nghiệm đáng tin cậy, và đã lên kế hoạch cung cấp dịch vụ này cho công chúng trong những tuần tới.
Ngày 8/2, người phát ngôn của Google nói với hãng tin CNN về sự cố sai thông tin trên: “Điều này nhấn mạnh tầm quan trọng của quy trình kiểm tra nghiêm ngặt mà chúng tôi đang triển khai với nhóm người thử nghiệm của mình”.
Theo ông, Google sẽ kết hợp phản hồi bên ngoài với kết quả thử nghiệm nội bộ để đảm bảo các câu trả lời Bard đưa ra sẽ đáp ứng tiêu chuẩn cao về chất lượng, độ an toàn và tính chính xác của thông tin trong thế giới thực.
Việc đưa ra phản hồi sai sự thật đã khiến cộng đồng mạng đặt nghi vấn về tính chuẩn xác của Brad. Ảnh: Getty Image
Thật không may, lần ra mắt chatbot do AI hỗ trợ này của Google đã có một khởi đầu gập ghềnh và làm lung lay niềm tin của các nhà đầu tư. Bảng chữ cái đã đăng một đoạn video ngắn quảng cáo về hoạt động của Bard thông qua Twitter, hứa hẹn rằng nó sẽ giúp đơn giản hóa các chủ đề phức tạp, nhưng thay vào đó, nó lại đưa ra một câu trả lời không chính xác.
Ngay sau khi hãng Reuters đưa tin về câu trả lời sai của Bard, tập đoàn Alphabet – công ty mẹ của Google – đã hứng chịu một cú đánh trời giáng trong phiên giao dịch trưa 8/2. Giá trị thị trường của Alphabet đã “bốc hơi” 100 tỷ USD, trong khi cổ phiếu bị giảm đến 9%. Diễn biến trên đã làm dấy lên lo ngại rằng Google đang mất dần vị thế trước đối thủ cạnh tranh Microsoft.
Tối 6/2, Google đã giới thiệu bản thử nghiệm của chatbot Bard trong nỗ lực cạnh tranh với sức thành công lan rộng của ChatGPT. Ứng dụng của OpenAI đã được sử dụng để viết bài tiểu luận, viết lời bài hát cũng như đưa ra giải đáp cho các câu hỏi mà trước đây người ta thường tìm kiếm trên Google.
Theo báo cáo, mức độ phổ biến đáng kinh ngạc của ChatGPT đã khiến ban quản lý của Google tuyên bố tình trạng “mã đỏ” báo động.”Gã khổng lồ” tìm kiếm của Mỹ đã lên kế hoạch chi tiết để công nghệ AI có thể thay đổi hoàn toàn cách mọi người tìm kiếm thông tin trực tuyến. Sự kiện của Google diễn ra một ngày sau khi đối thủ Microsoft công bố phiên bản cải tiến của Bing được hỗ trợ bởi phiên bản AI tiên tiến hơn mà ChatGPT đang sử dụng. Microsoft đang đầu tư hàng tỷ USD vào OpenAI, “cha đẻ” của ChatGPT.
Ủy viên phụ trách lĩnh vực công nghiệp của Liên minh châu Âu (EU), ông Thierry Breton cho biết EU sẽ áp đặt các quy định mới liên quan đến AI nhằm giải quyết những lo ngại về rủi ro của công cụ chatbot và đảm bảo người dùng ở châu Âu có thể tin tưởng công nghệ AI. Đây là bình luận đầu tiên của một quan chức cấp cao EU đưa ra trong bối cảnh lo ngại về công cụ chatbot ChatGPT do OpenAI phát triển.
Ngoài ra, sự phát triển nhanh chóng của chatbot ChatGPT cũng khiến các chuyên gia phải lên tiếng cảnh báo về nguy cơ tiềm tàng đối với người lao động trong nhiều ngành nghề khi máy móc đang phát triển thông minh hơn từng ngày.
Hoàng Trang/Báo Tin tức (Theo CNN/Guardian)
bây giờ thời đại trí tuệ nhân tạo rồi, đã hết thời kì 4.0. Giờ là lúc trí tuệ nhân tạo lên ngôi , nói về tiện ích thì trí tuệ nhân tạo không chỉ là công cụ tìm kiếm thông tin mà còn rất nhiều ứng dụng khác như: paraphrase, viết một đoạn văn, sắp xếp lịch trình,....Và chính những tiện ích đó khiến cho "ông lớn" Google lo sợ sẽ đánh mất vị thế của mình là công cụ tìm kiếm hàng đầu của thế giới nên mới sinh ra cái chương trình Brad kia, mặc dù Google rất nỗ lực tuy nhiên cũng không khỏi tránh những lỗi và thách thức gặp phải.
Trả lờiXóaĐúng vậy, với xu thế của thế giới công nghệ hiện tại, động thái trên của Googke khi cho ra mắt chương trình Brad là để cạnh tranh với chatGPT, do lo sợ sẽ mất vị thế là công cụ tìm kiếm phổ biến nhất của thế giới bằng cách bổ sung thêm tính năng mới như "Brad". Tuy nhiên, để mà so được với ChatGPT (một sản phẩm của công ty chuyên về AI - OpenAI và đã có quá trình xây dựng từ 11/2022) thì Google cần phải tốn nhiều thời gian và học hỏi rất nhiều !
Xóa
Trả lờiXóaTrog mấy năm qua dù GG dẫn đầu về mảng AI, nhưng dường như họ không mặn mà với nó lắm, và đã lỡ ngủ quên trên chiến thắng. Đến khi Microsoft tung ra chat GPT, và đạt kết quả cao đã đánh một đòn mạnh vào GG, khiến họ sợ hãi trc việc bị mất vì thế của mình, vậy nên mới vội vàng tung ra Bard, tuy nhiên cổ nhân có câu "dục tốc bất đạt", chính vì sự vội vàng đó mà GG đã phải trả giá nghiêm trọng
Ta có thể thấy là các "ông lớn" trong ngành công nghệ đều đang có động thái chạy đua để đầu tư cho một công cụ hỗ trợ, một trợ lí ảo "đa zi năng" có thể phục vụ, đáp ứng nhu cầu cho người tiêu dùng một cách nhanh chóng, chính xác. AI - trí tuệ nhân tạo là một công cụ rất có tiềm năng, nhưng không phải vì thế mà chúng không có những rủi ro liên quan đến con người, đặc biệt là những người lao động vì khi đó, quá trình tự động hóa sẽ phát triển và nguồn nhân công sẽ bị cắt giảm một cách đáng kể.
Trả lờiXóa